Sử dụng chỉ số hàm lƣợng asen trong tóc để đánh giá mức độ thâm nhiễm lâu dài asen từ nƣớc giếng khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các chỉ thị hóa sinh để đánh giá mức độ ô nhiễm Asen trong nước khoan và mối tương quan với thâm nhiễm Asen trên người (Trang 33 - 34)

nhiễm lâu dài asen từ nƣớc giếng khoan

Với đặc điểm dễ phân tích và khá đặc trưng cho thâm nhiễm asen, chỉ thị tóc luôn được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá mức độ thâm nhiễm asen do dùng nước giếng khoan trong những năm vừa qua, nhất là tại Ấn Độ, Bănglađet và Trung Quốc. Theo báo cáo của Chowdhury và các cộng sự năm 2000, 59% trong số 11 nghìn giếng tại Bănglađet và 34% trong số 58 nghìn giếng tại Ấn Độ khi kiểm tra có hàm lượng asen cao hơn 50 g/L. Trong hàng nghìn mẫu tóc thu thập từ dân cư sống trong vùng ô nhiễm đó, tính trung bình tại Bănglađet có 93% và Ấn Độ có 77% số mẫu chứa hàm lượng asen trên mức nhiễm độc là 1mg asen/kg tóc (mức bình thường là khoảng 0,2 mg asen/kg tóc). Khi kiểm tra ngẫu nhiên tại các vùng có ô nhiễm asen về tỉ lệ mắc các bệnh liên quan tới da cho thấy 15,2% trong số 29 nghìn người tại Tây Bengan, 24,5% trong số 11 nghìn người tại Bănglađet có những biểu hiện tổn thương da liên quan tới nhiễm độc asen [22]. Gần đây tác giả Rahman và cộng sự khi nghiên cứu chi tiết tại cụm dân cư Jalangi, Tây Bengan, Ấn Độ đã thấy 1488 người trong số 7221 người khám bệnh bị mắc các bệnh trên da liên quan tới asen. Kết quả phân tích 1600 mẫu sinh học cho thấy 88% số mẫu tóc có hàm lượng asen cao hơn mức nhiễm độc (1 mg/kg). Giá trị trung bình của asen trong tóc là 2,3 mg/kg, trong nước tiểu là 155 µg/l, trong móng tay là 5,2 mg/kg [66].

Vùng Changquing Guizhou (Trung Quốc) là nơi có ô nhiễm asen trong không khí rất trầm trọng do đốt than đá để nấu thức ăn, sấy nông sản và sưởi ấm mùa đông. Ở đây, các bác sĩ đã chẩn đoán được hàng nghìn bệnh nhân asenicosis trong số 200.000 người. Hàm lượng asen trung bình trong tóc là 7,99 mg/kg, trong nước tiểu là 71,4 µg/g creatinine [75]. Một nghiên cứu khác tại Croatia cũng cho thấy có sự tăng rõ rệt của hàm lượng asen trung bình trong tóc từ 0,26 mg/kg lên 4,31mg/kg tại các khu vực có asen trong nước là 38 µg/l và 612µg/l [17].

Như vậy tóc là một biomarker đã được dùng khá phổ biến trong đánh giá thâm nhiễm asen lâu dài. Tuy nhiên quy trình phân tích asen trong tóc vẫn đang được cải tiến thêm để đạt mục tiêu phân tích chính xác và hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật xử lý mẫu kín bằng lò vi sóng hiện đang được áp dụng để thay thế kỹ thuật xử lý mẫu hở bằng bình Kjeldahl [29, 34, 63].

Vấn đề ô nhiễm asen tại một số khu vực tại Việt Nam đã được công bố với mức độ khá cao, hàm lượng asen trung bình trong nước giếng tại một số nơi lên tới hơn 100 µg/l, cao gấp 2 lần tiêu chuẩn nước ngầm và 10 lần tiêu chuẩn nước uống [4, 6, 13]. Người dân nông thôn Việt Nam lại thường dùng nước giếng khoan làm nước ăn, tắm giặt và đôi khi cả tưới cây. Như vậy sự thâm nhiễm chắc chắn là có nhưng mức độ như thế nào lại chưa được nghiên cứu và công bố nhiều. Trong luận án này chúng tôi ứng dụng một quy trình phân tích tóc có cải tiến để đánh giá mức độ thâm nhiễm lâu dài asen trong nước giếng khoan tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các chỉ thị hóa sinh để đánh giá mức độ ô nhiễm Asen trong nước khoan và mối tương quan với thâm nhiễm Asen trên người (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)