) Tri Tô n đối chứng Tân Hồng ô nhiễm
3.2.2. Mối tƣơng quan giữa ô nhiễm asen trong nƣớc giếng khoan, nƣớc đã lọc với hàm lƣợng asen trong tóc
với hàm lƣợng asen trong tóc
Kết quả ở trên cho thấy nước giếng khoan ở một số vùng tại Việt Nam có mức ô nhiễm asen rất cao, thể hiện ở cả mẫu tóc và mẫu nước giếng khoan nhưng lại chưa phát hiện được bệnh nhân asenicosis điển hình như các nước khác.
Xem xét lại các kết quả ở bảng 3.3 ta thấy có một số điểm có vẻ bất hợp lý. o Tại sao nước giếng khoan tại Thanh Trì, Lý Nhân có mức asen rất
khác nhau (165 và 422 µg/l) nhưng giá trị về sự tích luỹ asen trong tóc lại gần như nhau (0,79 và 0,77 mg/kg)?
o Tại sao ở Hoài Đức hàm lượng asen trong nước giếng khoan thấp hơn ở Lý Nhân (227 và 422 µg/l) nhưng asen trong tóc lại cao hơn tới hơn hai lần (1,71 và 0,77 mg/kg)?
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xác định rõ nguồn phơi nhiễm asen thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nước giếng khoan tại Từ Liêm, Tri Tôn và Tân Hồng khá trong nên người dân không dùng bể lọc mà dùng trực tiếp. Trong khi đó nước giếng
0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hàm lượng asenic trong tóc (mg/kg)
% s ố m ẫu Nam Nữ Trẻ em Mức nhiễm độc
khoan tại Lý Nhân, Thanh Trì, Hoài Đức có nhiều sắt nên thường được lọc trước khi dùng. Như vậy nguồn nước thực được dùng cho sinh hoạt tại mỗi vùng có khác nhau. Phân tích hàm lượng asen trong các mẫu nước đã lọc qua bể cát chúng tôi đã giải thích được lý do tại sao sự tích luỹ asen trong tóc lại không tỉ lệ với hàm lượng asen trong nước giếng mà tỉ lệ với hàm lượng asen trong nước giếng đã lọc (hình 3.19). Sau khi lọc, hàm lượng asen trong nước giếng khoan tại Thanh Trì và Lý Nhân chỉ còn khoảng trên dưới 30 µg/l, nhưng tại Hoài Đức lại vẫn cao hơn 100 µg/l. Chính vì vậy, sự tích luỹ asen trong tóc trung bình tại Thanh trì và Lý Nhân là tương đương (0,79 và 0,77 mg/kg), còn ở Hoài Đức là cao nhất (1,71 mg/kg). Mối tương quan giữa hàm lượng asen trong mẫu nước sinh hoạt và trong tóc thể hiện rất chặt chẽ qua hệ số r bằng 0,967. Trong khi đó, giá trị r của mối tương quan hàm lượng asen trong nước giếng khoan với tóc chỉ bằng 0,338.
Kết quả thu được cho thấy tóc là một loại biomarker tin cậy dùng để nghiên cứu nguy cơ nhiễm độc asen ở người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm asen. Khi dùng nước giếng khoan (đã lọc cho mục tiêu ăn uống) có hàm lượng asen càng cao thì mức độ thâm nhiễm vào cơ thể cũng như nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới asen càng cao. Như vậy, một trong những lý do giải thích tại sao ở Việt Nam chưa phát hiện được bệnh nhân asenicosis như ở các nước có mức ô nhiễm tương tự chính là ở việc sử dụng nước lọc thay cho dùng trực tiếp nước giếng khoan. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như việc sử dụng nước mưa trong mùa hè, thời gian dùng chưa đủ để phát bệnh, khả năng mẫn cảm khác nhau với tác động của asen của các quần thể, chế độ dinh dưỡng, lối sống của từng cá thể, v.v…[91]
Nhưng tại sao hàm lượng asen trong nước giếng và nước đã lọc lại không tỉ lệ thuận với nhau tại các điểm nghiên cứu, ví dụ tại Lý Nhân và Hoài Đức. Kết quả điều tra của chúng tôi trong một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng sắt trung bình trong nước ngầm tại Hoài Đức là khoảng 6,6 mg/l, còn tại Lý Nhân là 15,0 mg/l. Một số thành phần hoá học của nước ngầm, đặc biệt là sắt, photphat, silic đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ tới khả năng loại asen của bể lọc cát [55]. Nước ngầm có hàm lượng sắt càng lớn thì hiệu quả loại asen của bể lọc cát càng cao. Hàm lượng sắt trong nước ngầm ở Hoài Đức thấp nên hiệu quả của bể lọc cũng
chưa cao (60%), trong khi đó hàm lượng sắt trong nước ngầm ở Lý Nhân lại cao nên đủ để loại tới 92% lượng asen có trong nước giếng. Kết quả là lượng asen còn lại trong nước lọc tại Hoài Đức lớn hơn tại Lý Nhân.
Như vậy việc sử dụng bể lọc cát đã phần nào giảm nhẹ được mức độ nhiễm độc asen tại các điểm nghiên cứu. Vấn đề giảm thiểu asen bằng các giải pháp lọc nước là hướng nghiên cứu cần được tiếp tục triển khai nhằm cung cấp nguồn nước an toàn về asen cho người dân.
Hình 3.19 Tương quan giữa hàm lượng asen trung bình trong tóc và trong nước (nước giếng – hình tròn trắng, nước sinh hoạt – hình thoi đen)
Tương quan giữa As trong nước và trong tóc
R2 = 0.935 R2 = 0.114 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 0 100 200 300 400 500
As trong nước ngầm và nước sinh hoạt, µg/L
A s t ro n g t ó c , m g
/g As trong nước sinh
hoạt" As trong nước ngầm
Linear (As trong nước sinh hoạt") Linear (As trong nước ngầm) r = 0,967