ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 50)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY

ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔI

Lợn sau cai sữa rất hay mắc hội chứng ỉa chảy. Có thể nói hội chứng ỉa chảy sau cai sữa là một bệnh còn khá phổ biến trong các trại chăn nuôi lợn nái và ở các hộ chăn nuôi nhỏ, gây thiệt hại nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả. Theo kết quả điều tra trên 6394 lợn con cai sữa 28 – 35 ngày tuổi từ 640 ổ lợn đẻ ở Trung Quốc của Quan – BingZhao và cộng tác viên (1996), tỷ lệ lợn con bị stress kết hợp với bệnh dao động từ 54,25 – 79,5%, tỷ lệ chết của lợn con giai đoạn 0 – 60 ngày tuổi từ 10 – 15%, trong đó chết sau cai sữa chủ yếu là do tiêu chảy và “phù nề” (Oedema). Tuy chưa có những kết quả nghiên cứu và điều tra tương tự, nhưng một điều chắc chắn rằng: tiêu chảy sau cai sữa cũng là một thực tiễn nan giải và đầy thách thức đối với người chăn nuôi lợn nái ở nước ta.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy vô cùng phong phú và đa dạng: do thay đổi thức ăn đột ngột, do virus, vi khuẩn, cầu trùng, độc tố nấm mốc, thời tiết, khí hậu, stress… nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì vai trò nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chủ yếu, trong đó vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Salmonella chiếm vai trò quan trọng. Lợn con khi bị tiêu chảy khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng rất kém, gầy sút nhanh do mất nhiều nước và rất dễ bị tử vong nếu không có phác đồ điều trị thích hợp. Mặt khác, sau khi điều trị khỏi, tốc độ sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy do chức năng sinh lý của niêm mạc ruột non bị tổn thương, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng ít nhiều cũng bị hạn chế. Tất cả những điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi do phải tăng chi phí cho thức ăn và chi phí thú y.

Qua 2 đợt thí nghiệm lặp lại cho các lô ở cùng một thời điểm, số lợn con mắc tiêu chảy được thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Số lượng lợn con mắc tiêu chảy ở các lô trong 2 lần thí nghiệm

Lần thí

nghiệm Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 4 5 3

2 4 3 3

Tổng 8 8 6

Từ kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: qua 2 lần lặp ở lô ĐC có số lợn con mắc tiêu chảy là 8 con, trong đó mỗi lần lặp đều có 4 con tiêu chảy; lô TN1 cũng có 8 con mắc bệnh tiêu chảy, lần 1 có 5 con và lần 2 có 3 con; lô TN2 có số lợn con mắc tiêu chảy ít nhất với 6 con, mỗi lần có 3 con mắc bệnh. Mặc dù có sự khác nhau về số lợn con mắc bệnh tiêu chảy ở các lô trong từng lần lặp lại nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên chúng ta không thể căn cứ vào số lượng lợn con mắc bệnh mà đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Propep đến bệnh tiêu chảy của lợn.

Để đánh giá một cách khách quan ảnh hưởng của việc bổ sung Propep đến bệnh tiêu chảy của lợn con cai sữa chúng tôi đã tiến hành xác định một số chỉ tiêu khác. Kết quả được tổng kết ở bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi ở các lô đều đạt 100%. Kết quả này cho thấy sức đề kháng của lợn con ở các lô tươn đối đồng đều nhau, đánh giá được công tác chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh tiêu chảy đã đạt kết quả tốt. Mặc dù có sự khác nhau về tỷ lệ tiêu chảy giữa các lô, ở lô ĐC và lô TN1 có tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy là 20%, lô TN2 có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn là 15%, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Thời gian bắt đầu xuất hiện tiêu chảy ở các lô ĐC, TN1 và TN2 là 2 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm, bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa phát triển hoàn thiện nên không thích nghi kịp với sự thay đổi này, hậu quả là lợn con bị rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy.

Để điều trị tiêu chảy chúng tôi sử dụng thuốc Enrovet 5%. Khi dùng Enrovet 5% để điều trị thì thời gian điều trị trung bình/con ở các lô không có sự sai khác: ở lô ĐC và lô TN2 cùng có thời gian điều trị khỏi trung bình là 2,5 ngày/con; lô TN1 là 2,3 ngày/con.

Từ các kết quả trên chúng ta thấy việc bổ sung Propep trong thức ăn không thấy rõ sự khác nhau trong việc mắc bệnh tiêu chảy giữa các lô. Tuy nhiên về tỷ lệ mắc bệnh, số thuốc (ml) dùng để điều trị của lô TN so với ĐC là thấp hơn.

Bảng 4.6: Theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong thời gian thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

Tổng số lợn thí nghiệm (con) 40 40 40

Tỷ lệ sống đến 56 ngày (%) 100 100 100

Số con bị tiêu chảy (con) 8 8 6

Tỷ lệ tiêu chảy(%) 20 20 15

Ngày bắt đầu mắc tiêu chảy 2 2 2

Thời gian điều trị trung bình

(ngày/con) 2,5 2,3 2,5

Số thuốc Enrovet 5% điều trị (ml) 40 38 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 50)