ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ CHI PHÍ THỨC CỦA LỢN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 46)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ CHI PHÍ THỨC CỦA LỢN

ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ CHI PHÍ THỨC CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔI

Trong chăn nuôi lợn thịt, người ta thường căn cứ vào chỉ tiêu hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) để đánh giá chất lượng của thức ăn.

Hiệu quả sử dụng thức ăn chính là mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm, trong thí nghiệm này hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.

Nhiều tác giả cho biết ở lợn có mối tương quan chặt chẽ giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng khối lượng với lượng thu nhận thức ăn hàng ngày, hệ số tương quan có giá trị dương. Khả năng tăng khối lượng càng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.

Sử dụng khẩu phần cân bằng các chất dinh dưỡng thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cũng thấp hơn. Trong thí nghiệm chúng tôi muốn xác định ảnh hưởng của 3 mức Propep (0%; 2% và 4%) tương ứng cho 3 lô thí nghiệm trong thức ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con từ 21 – 56 ngày tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4

Kết quả bảng 4.4 cho thấy giá trị FCR của các lô đều tăng dần từ thấp tới cao qua các tuần tuổi nuôi. Điều này cho thấy kết quả phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của lợn con sau cai sữa, đó là lợn con sau cai sữa có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất cao, do đó để tăng 1 kg khối lượng cơ thể thì tiêu tốn thức ăn ít hơn.

Cụ thể như ở lô ĐC tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể ở 21 – 28 ngày tuổi là 1,15g đã tăng lên 1,3kg ở 35 – 42 ngày tuổi và 1,57kg ở 49 – 56 ngày tuổi. Các lô TN1 và TN2 tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể cũng có xu hướng tăng lên như ở lô ĐC nhưng mức độ tăng lên giữa các lô là khác nhau.

Giai đoạn sau 1 tuần nuôi thí nghiệm (21 – 28 ngày tuổi) tiêu tốn thức ăn ở các lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là 1,15; 1,16 và 1,15 kg thức ăn/kg tăng trọng. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các lô nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vậy ở giai đoạn đầu khi bổ sung Propep chưa có ảnh hưởng nhiều tới tiêu tốn thức ăn của lợn con ở các lô thí nghiệm.

Chuyển sang các giai đoạn từ 28 – 35 cho đến 49 – 56 ngày tuổi, nhìn vào bảng chúng ta có thể thấy được tiêu tốn thức ăn ở các lô đã có sự khác biệt rõ rệt, tiêu tốn thức ăn ở lô TN2 là thấp nhất, còn ở lô ĐC có tiêu tốn thức ăn là cao nhất, tuy nhiên sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Xét chung cho toàn bộ thời gian thí nghiệm (21 – 56 ngày tuổi) ở lô ĐC để có thể tăng được 1kg khối lượng cơ thể, lợn con phải cần 1,39kg thức ăn, trong khi đó lô TN1 cần 1,37kg và lô TN2 chỉ cần 1,35kg. Như vậy tiêu tốn thức ăn của lô TN1 thấp hơn lô ĐC 0,02 tương ứng với 1,46%; lô TN2 thấp hơn 0,04 tương ứng với 2,96%, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Từ kết quả trên chúng ta có thể khẳng định: Việc bổ sung Propep trong thức ăn đã có tác dụng tốt đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con trong giai đoạn từ 21 – 56 ngày tuổi nhưng không rõ rệt.

Theo Vũ Duy Giảng (2004) khi thí nghiệm sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty DABACO – Bắc Ninh cho lợn con cai sữa từ 21 – 56 ngày tuổi tại xí nghiệp giống gia súc gia cầm Thuận Thành thì chỉ số tiêu tốn thức ăn là 1,72kg thức ăn/kg tăng trọng. So với kết quả này thì tiêu tốn thức ăn trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn.

Để minh họa rõ hơn khả năng thu nhận thức ăn của 3 lô lợn thí nghiệm chúng tôi biểu diễn qua biểu đồ 4.4

Chi phí thức ăn là phần chi phí lớn nhất trong chăn nuôi, nó thường chiếm 70 – 75% tổng chi phí trong quá trình chăn nuôi, do đó chi phí thức ăn/kg tăng trọng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng.

Mục đích cuối trong chăn nuôi là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, vì thế bổ sung Propep phải đảm bảo được việc giảm giá thành thức ăn, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi

Chi phí thức ăn (CPTĂ) được tính theo công thức:

CPTĂ = Giá thức ăn x Hiệu quả sử dụng thức ăn

Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành với 3 công thức thức ăn tương ứng với 3 lô thí nghiệm, giá thành của 3 công thức thức ăn là khác nhau và được tính tại thời điểm tiến hành thí nghiệm. Cụ thể như sau:

- Propep do công ty International Nutrition sản xuất có giá: 19.000 đồng/kg - Thức ăn của lô ĐC (0% Propep) có giá: 12.867 đồng/kg

- Thức ăn của lô TN1 (2% Propep) có giá: 12.217 đồng/kg - Thức ăn của lô TN2 (4% Propep) có giá: 11.549 đồng/kg - Bột huyết tương (Plasma) có giá: 70.000 đồng/kg

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cũng tăng dần qua các tuần tuổi. Ví dụ ở lô ĐC không bổ sung Propep, chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là 14797 đồng ở 21 – 28 ngày tuổi đã tăng lên 17885 đồng ở 49 – 56 ngày tuổi. Hai lô TN1 và TN2, chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cũng tăng lên như lô ĐC nhưng mức độ tăng lên giữa các lô có khác nhau

So với lô ĐC, ở hầu hết các thời điểm khảo sát lô TN2 sử dụng 4% Propep luôn có chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là thấp nhất. Ở giai đoạn 21 – 28 ngày tuổi cho đến 49 – 56 ngày tuổi chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao nhất ở lô ĐC (14797 – 20201 đồng), tiếp đến lô TN1 (14171 – 18936 đồng), sau đó là lô TN2 (13281 – 17785 đồng).

Khi kết thúc thí nghiệm, trung bình chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao nhất vẫn là lô ĐC không bổ sung Propep (17885 đồng), tiếp theo là lô TN1 bổ sung 2% Propep (16737 đồng) và thấp nhất vẫn ở lô TN2 bổ sung 4% Propep (15591 đồng)

Như vậy việc sử dụng Propep với các tỷ lệ 2% và 4% trong khẩu phần của lợn con sau cai sữa 21 – 56 ngày tuổi đã giảm được chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể từ 1148 – 2294 đồng, tương ứng với việc giảm chi phí thức ăn từ 6,42 – 12,86% so với lô ĐC.

Bảng 4.4 : Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn

Giai đoạn Hiệu quả sử dụng thức ăn Chi phí thức ăn

(kg thức ăn/kg tăng khối lượng) (Đồng/kg tăng khối lượng)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

(0% Propep) (2% Propep) (4% Propep) (0% Propep) (2% Propep) (4% Propep)

21 – 28 1,15a ± 0,009 1,16a ± 0,012 1,15a ± 0,01 14797 14171 13281 28 – 35 1,22a ± 0,011 1,2a ± 0,009 1,19a ± 0,012 15697 14660 13743 35 – 42 1,3a ± 0,012 1,25a ± 0,015 1,23a ± 0,012 16727 15271 14205 42 – 49 1,42 a ± 0,016 1,4a ± 0,018 1,39a ± 0,02 18271 17103 16053 49 – 56 1,57a ± 0,02 1,55a ± 0,018 1,54a ± 0,02 20201 18936 17785 21 – 56 1,39 a± 0,009 1,37a ±0,005 1,35a ± 0,008 17885 16737 15591

Biểu đồ 4.4: Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm (kg/kg)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w