ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN CỦA LỢN CON 21 – 56 NGÀY TUỔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 43)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP TRONG THỨC ĂN ĐẾN LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN CỦA LỢN CON 21 – 56 NGÀY TUỔ

LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN CỦA LỢN CON 21 – 56 NGÀY TUỔI

Lượng thức ăn thu nhận cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn con. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn có ảnh hưởng quyết định rất lớn đến khả năng tăng trọng, tính đồng đều cũng như khả năng kháng bệnh của lợn con, khẩu phần có khả năng thu nhận cao đồng nghĩa với có khă năng tiêu hoá cao

Đặc biệt đối với lợn con sau khi cai sữa nguồn dinh dưỡng hoàn toàn lấy từ thức ăn thì việc xác định được khẩu phần có lượng thức ăn thu nhận cao và hiệu quả chuyển hoá thức ăn cao, tăng khả năng kháng bệnh là vô cùng có ý nghĩa. Ở lợn con giai đoạn sau cai sữa, do sự thay đổi về thức ăn, môi trường sống và đặc biệt hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của lợn con trong thời gian khoảng một tuần lễ đầu sau cai sữa vì vậy thức ăn ở giai đoạn này không những phải có mùi, vị thơm ngon mà còn phải đảm bảo dễ tiêu hoá, dễ hấp thu. Mục đích của nghiên cứu này là bằng việc bổ sung Propep cơ trong thức ăn có thể cải thiện lượng thức ăn thu nhận của lợn con sau cai sữa, từ đó giúp cho lợn con tránh được sự hao hụt về khối lượng trong thời gian đầu sau cai sữa, giảm chi phí thức ăn và giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Lượng thức ăn thu nhận của lợn con thí nghiệm (kg/con/ngày)

Ngày tuổi lợn

Lô thí nghiệm (n = 40)

ĐC (0 % Propep) TN 1 (2% Propep) TN 2 (4% Propep)

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) 21 – 28 0,196a± 0,001 0,72 0,2a± 0,003 2,12 0,202a± 0,002 1,4 28 – 35 0,298a± 0,003 1,42 0,303a± 0,002 0,93 0,299a± 0,006 2,83 35 – 42 0,425a± 0,002 0,66 0,432a± 0,006 1,96 0,429a± 0,002 0,65 42 – 49 0,736a± 0,006 1,15 0,742a± 0,008 1,52 0,749a± 0,008 1,51 49 – 56 0,878a± 0,005 0,8 0,870a± 0,012 1,95 0,875a± 0,011 1,77 21 – 56 0,506a ± 0,004 1,11 0,509a ± 0,002 0,55 0,510a ± 0,003 0,83

* Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một hàng ngang khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05)

Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm

Theo Ioannis Mavromichalis và Dr. Mike Varley (2002), trong tuần đầu tiên sau cai sữa, nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày của lợn con khoảng 300g/con/ngày. Nhưng trên thực tế, lượng thức ăn lúc này thấp hơn, từ khoảng

64,2 – 102g/con/ngày theo A. Owusu Asiedu và cộng sự (2002). Nguyên nhân do lợn chưa quen với thức ăn khô dạng viên, lợn chịu ảnh hưởng của stress cai sữa...Ở các tuần sau đó, lượng thức ăn thu nhận tăng dần lên.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy lượng thức ăn thu nhận thức ăn của 3 lô lợn thí nghiệm là tương đương nhau và tăng dần theo giai đoạn tuổi, chúng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Như vậy khi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và khối lượng lợn hàng tuần tăng lên thì lượng thức ăn thu nhận của lợn con ở các lô cũng tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên vì khối lượng cơ thể càng tăng lên thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng hàng ngày cũng tăng lên, do đó lợn con sẽ thu nhận thức ăn với một lượng nhiều hơn. Cụ thể: ở giai đoạn 21 – 28 ngày tuổi lượng thu nhận thức ăn ở các lô ĐC, TN1 và TN2 lần lượt là 0,196; 0,2 và 0,202kg/con/ngày. Có sự chênh lệch giữa các lô, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở giai đoạn nuôi tiếp theo 28 – 35; 35 – 42; 42 – 49 và 49 – 56 ngày tuổi, từ kết quả trong bảng chúng ta cũng nhận ra rằng lượng thu nhận giữa các lô cũng có sự chênh lệch, lượng thu nhận thức ăn của lô TN2 cao hơn lô TN1, lượng thức ăn thu nhận của lô TN1 cao hơn lô ĐC, nhưng sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Xét cả giai đoạn nuôi (21 – 56 ngày tuổi), nhìn vào bảng cho thấy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày không có sự khác nhau rõ rệt giữa các lô. Thu nhận thức ăn trung bình ở lô TN2 là 0,510/con/ngày cao hơn lô TN1 0,001kg/con/ngày, tương ứng với 0,19%; cao hơn lô ĐC 0,004kg/con/ngày, tương ứng với 0,79%; lô TN1 cao hơn lô ĐC 0,003kg/con/ngày, tương ứng với 0,59%. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Từ kết quả trên chứng tỏ việc bổ sung Propep trong thức ăn đã không có sự khác biệt về khả năng thu nhận thức nhận thức ăn của lợn con trong giai đoạn từ 21 – 56 ngày tuổi so với thức ăn không bổ sung Propep. Như vậy bổ sung propep đã không làm thay đổi tính thèm ăn của lợn.

Để thể hiện rõ hơn khả năng thu nhận thức ăn của 3 đàn lợn thí nghiệm chúng tôi biểu diễn qua biểu đồ 4.3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w