ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP ĐẾN ĐỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 40)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPEP ĐẾN ĐỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔ

TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔI

Cai sữa là một stress lớn nhất đối với lợn con trong những ngày đầu tiên sau cai sữa, những stress này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng về sinh lý, đặc biệt là những thay đổi sâu sắc về hình thái và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hoá. Điều này được thể hiện bằng sự giảm khả năng thu nhận thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà hậu quả cuối cùng là làm giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn đầu sau cai sữa. Việc bổ sung Propep trong thức ăn với hy vọng cải thiện được khả năng tăng trọng, giúp cho lợn con tránh được sự hao hụt về thể trọng trong những ngày đầu tiên sau cai sữa.

Để đánh giá tốc độ tăng trọng của lợn, một trong những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng là chỉ số ADG (g/con/ngày). Chỉ số này càng cao thì tốc độ tăng khối lượng của lợn càng lớn và ngược lại.

Trên cơ sở xác định khối lượng cơ thể của lợn con qua các giai đoạn nuôi chúng tôi đã tính được tốc sinh trưởng tuyệt đối của lợn con khi sử dụng thức ăn có Propep ở các mức khác nhau trong giai đoạn từ 21 - 56 ngày tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày)

Ngày tuổi lợn

Lô thí nghiệm (n = 40)

ĐC (0 % Propep) TN 1 (2% Propep) TN 2 (4% Propep)

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) 21 – 28 170a ± 4 14,88 171,32a ± 5,43 20,04 174,12a ± 3,65 13,25 28 – 35 242,15a± 7,84 20,47 251,02a ± 8 20,15 250a ± 9,2 23,27 35 – 42 325,71a ± 10,2 19,80 344,12a ± 12,03 22,10 348,05a ± 11,5 20,89 42 – 49 517,14a ± 6,76 8,26 530a ± 7,12 8,49 538,52a ± 8 9,39 49 – 56 558,56a ± 12,03 13,62 561,19a ± 10,25 11,55 567a ± 9,18 10,23 21 – 56 362,85a ± 11,64 20,28 371,42a ± 9,41 16,02 375,71a ± 8,37 14,08

* Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một hàng ngang khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05)

Kết quả bảng 4.2 cho thấy tốc độ tăng trọng ( ADG) của lợn con ở các lô thí nghiệm đều tăng dần qua các giai đoạn.

Giai đoạn từ 21 – 28 ngày tuổi, ADG của lô ĐC, TN1 và TN2 lần lượt là 170; 171,32 và 174,12g/con/ngày.Tốc độ tăng trọng giữa các lô ở giai đoạn này đã có sự khác nhau, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm

Nhìn vào kết quả trong bảng, có thể thấy ở các giai đoạn nuôi 28 – 35; 35 – 42; 42 – 49 và 49 – 56 ngày tuổi tốc độ tăng trọng của lô thí nghiệm và lô ĐC có sự khác nhau rõ rệt nhưng không rõ rệt, tăng trọng của lô TN1 và TN2 đều cao hơn lô ĐC, tuy nhiên sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tăng trọng của lô TN2 cao hơn lô TN1, sự sai khác giữa lô TN2 và lô TN1 không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Xét chung cho toàn bộ thời gian thí nghiệm (21 – 56 ngày tuổi), lợn con ở lô TN2 có tốc độ tăng trọng cao nhất, chỉ số ADG đạt 375,71g/con/ngày, tiếp đến là lô TN1 có chỉ số ADG đạt 371,42g/con/ngày, lô ĐC có tốc độ tăng trọng thấp nhất, chỉ số ADG đạt 362,85g/con/ngày. Như vậy so với lô ĐC (không bổ sung Propep), những lợn con ở lô TN1 có chỉ số ADG cao hơn 4,29g, tương ứng với 2,36%; lô TN2 cao hơn 12,86g, tương ứng với 3,54% và tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

Kết quả trên cho thấy khi bổ sung propep vào thức ăn để thay thế một phần bột plasma trong thức ăn lợn con đã không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trọng của lợn con các lô thí nghiệm.

Kết quả tốc độ tăng trọng lợn con thí nghiệm được minh họa rõ hơn qua biểu đồ 4.2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh (Trang 40)