dung cuộc vận động vào thực tiễn
Sau năm năm triển khai, cuộc vận động chuyển hƣớng mạnh mẽ từ việc học tập sang việc làm theo lời Bác với những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu những lĩnh vực mà thanh niên đã vận dụng những nội dung đã học đƣợc từ cuộc vận động vào thực tiễn một cách hiệu quả. Kết quả của cuộc khảo sát cho chúng ta thông tin về những lĩnh vực cụ thể mà thanh niên đánh giá là họ đã vận dụng những nội dung của cuộc vận động một cách hiệu quả, nhƣ sau:
Bảng 3.2. Những lĩnh vực thanh niên thực hiện hiệu quả khi vận dụng nội dung tiếp thu đƣợc từ cuộc vận động vào thực tiễn
Những lĩnh vực cụ thể mà thanh niên vận dụng hiệu quả những điều học đƣợc từ cuộc vận động
Số
ngƣời Tỷ lệ %
Thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nƣớc 203 63,4
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về suy
nghĩ và hành vi của mình 146 45,6
Quyết tâm vƣợt qua khó khăn, thử thách để thực
hiện mục tiêu của mình đã đặt ra 114 35,6
Nhân ái, vị tha, khoan dung, yêu thƣơng con ngƣời. 65 20,3 Cần cù chăm chỉ trong học tập, lao động 71 22,2 Tiết kiệm, giản dị, khiêm tốn, chính trực, thật thà 82 25,6 Năng động, sáng tạo, khả năng thích nghi cao 52 16,3
Không bảo thủ, hẹp hòi 19 5,9
Tham gia tích cực vào các phong trào tình nguyện vì cộng đồng xã hội (hiến máu nhân đạo, xây nhà tình nghĩa, lao động công ích, khám chữa bệnh nhân đạo...)
61 19,1
Ý kiến khác 0 0
Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở bảng trên cho thấy 203 ngƣời trong mẫu khảo sát (chiếm 63,4%) cho rằng mình áp dụng những nội dung của cuộc vận động tốt nhất thông qua việc “Thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc”. Có lẽ đây là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
Hành động “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình” cũng đƣợc đông đảo các bạn thanh niên áp dụng tốt (146 ngƣời, chiếm 45,6%). Đây là một trong những ƣu điểm nổi bật của thanh niên đặc biệt trong thời hội nhập quốc tế ngày nay. Nói thì dễ nhƣng để thực hiện hiệu quả thì không phải ai cũng làm đƣợc. 45,6% số thanh niên đƣợc hỏi đã chọn phƣơng án này chứng tỏ thanh niên hiện nay luôn biết phát huy thế mạnh của mình: trí tuệ, tâm huyết, có tƣ duy đột phá và dám đảm nhận những công việc khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những suy nghĩ và hành động của mình.
“Quyết tâm vƣợt qua khó khăn, thử thách để thực hiện mục tiêu của mình đã đặt ra” cũng là một trong những việc đƣợc nhiều thanh niên làm tốt, có 114 ngƣời chiếm 35,6% chọn phƣơng án này. Liên quan đến nội dung này, một sinh viên chia sẻ:
Trong cuộc sống, muốn thành công từ việc lớn hay nhỏ đều phải có sự quyết tâm vượt khó và tinh thần mạo hiểm. Ý chí quyết tâm, tinh thần quyết tâm vượt khó đúng là một bí quyết giúp chúng ta thành công trong cuộc đời. Trên đường ta đi đâu chỉ có hoa thơm mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn đạt được mục đích của cuộc đời thì chúng ta không thể lùi bước mà phải đương đầu với những việc khó khăn mà tưởng chừng sức chúng ta không làm được. Đứng trước những tình huống khó khăn phức tạp ấy, chúng ta phải có lòng tự tin, có ý chí quyết tâm thì mới có thể thành công. Và để vượt được lên trên mọi chướng ngại, điều trước tiên ta phải chiến thắng bản thân mình. Ta phải tự rèn luyện cho mình ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm cao.
Biểu đồ 3.1: Những lĩnh vực mà thanh niên vận dụng hiệu quả vào thực tiễn
0 10 20 30 40 50 60 70
Thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách
để thực hiện mục tiêu của mình đã đặt Cần cù chăm chỉ trong học tập, lao động
Năng động, sáng tạo, khả năng thích nghi cao
Tham gia tích cực vào các phong trào tình nguyện vì cộng đồng xã hội (hiến
Để có thể hiểu sâu hơn về những lĩnh vực mà thanh niên vận dụng các nội dung học đƣợc từ cuộc vận động một cách hiệu quả, chúng ta hãy tìm hiểu qua suy nghĩ cụ thể của một số thanh niên sau đây.
Tôi đã học ở Bác rất nhiều điều trước hết có ích cho bản thân tôi và sau là tốt cho xã hội. Chẳng hạn như trong việc học Bác ở đức tính tiết kiệm. Lúc đầu, quả thực để rèn được việc ra ngoài tắt điện là khó nhưng dần dần rồi thì cũng thực hiện được. Cha tôi truyền cho anh em tôi kinh nghiệm mình muốn làm gì thì tốt nhất là nên vận động những người xung quanh cùng thực hiện với mình. Làm như vậy có tác dụng là nhiều người làm thì hiệu quả sẽ cao hơn, ngoài ra mình vận động người ta làm thì trước tiên mình phải gương mẫu thực hiện để người
khác noi theo. Đem kinh nghiệm này áp dụng vào thực tế, tôi thấy hiệu quả tốt thật. Và quả thực, tôi cũng tiết kiệm được nhiều thứ từ thời gian đến nhiên liệu, điện nước, tiền bạc…Học Bác ở việc nâng cao ý thức trách nhiệm trước công việc, trước tập thể cũng vậy. Theo sự phân công lao động xã hội, ai thì cũng phải làm việc. Thế tại sao mình không làm tốt để được mọi người ghi nhận. Trách nhiệm với việc mình làm sẽ tránh được những sai sót không đáng có và những phiền toái với bản thân sau này. Như vậy trước hết là tốt cho mình, sau là tốt cho tập thể của mình, tội gì mà không làm tốt, không trách nhiệm.
(Nhà báo, nam, 34 tuổi)
Những chia sẻ của anh Hà ở trên cho thấy rằng việc làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trong cuộc sống hàng ngày đƣợc thể hiện qua những việc làm, những hành động rất gần gũi, cụ thể, thực tế nhƣ: tiết kiệm (thời gian, nhiên liệu, điện nƣớc, tiền bạc..), nâng cao ý thức trách nhiệm trƣớc công việc, trƣớc tập thể. Thêm nữa, quá trình làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là một quá trình đƣợc anh Hà thực hiện với tinh thần tự nguyện, chủ động, hào hứng. Không những vậy, anh còn vận động những ngƣời xung quanh tham gia làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trên thực tế. Và rõ ràng là, việc thực hiện cuộc vận động, tức là làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân anh Hà mà còn mang lại lợi ích cho tập thể nơi anh Hà sống và làm việc. Để hiểu rõ hơn về quá trình làm theo tấm gƣơng đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống của thanh niên chúng ta đề cập đến một số trƣờng hợp cụ thể dƣới đây.
Hình 3.1. Thanh niên tình nguyện với phong trào làm sạch bãi biển
Làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của một thanh niên đã rời quân ngũ
Nguyễn Quang Huân cư trú tại khu 2A phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long đã từng có thời gian hai năm rèn luyện trong quân ngũ. Ra quân năm 2003, anh trở về tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Huân tham gia rất nhiều câu lạc bộ như: Đội thanh niên tình nguyện “Bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long”, Đội thanh niên tình nguyện “Vì biển xanh quê hương”, câu lạc bộ “Hiến máu tình nguyện thành phố Hạ Long”… Từ năm 2004 đến nay, ngoài các hoạt động Đoàn, hoạt động tình nguyện, Huân còn nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo theo hình thức phát động và hiến trực tiếp cho người bệnh. Cụ thể, từ năm 2004 đến tháng 4 năm 2012, anh đã có 22 lần hiến máu nhân đạo, trong đó 18 lần do thành đoàn, tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ của thành phố và tỉnh phát động, 4 lần còn lại là hiến máu trực tiếp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho người bệnh đang cần máu. Huân tâm sự: “Lần đầu, do
hưởng ứng phát động của thành đoàn nên tôi tham gia. Càng những lần sau hiến máu, tôi càng hiểu ý nghĩa của những giọt máu của mình cho đi. Bởi tôi hiểu rằng, khi người bệnh đang ở trong cơn nguy kịch, một phần máu của những người khỏe mạnh như mình có thể cứu được tính mạng của một con người. Và khi một người được cứu sống thì không chỉ mình vui mà niềm vui ấy sẽ đến với cả gia đình, bạn bè và những người xung quanh người bệnh ấy”. Một lần khiến anh nhớ nhất là cuối năm 2011 có tai nạn xe công – ten – nơ đâm vào xe khách khiến 11 người bị thương, phải cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh. Khi đó thành đoàn Hạ Long đã huy động trực tiếp lượng máu từ các thành viên trong ngân hàng máu sống của câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện. Anh đã đến ngay bệnh viện cho máu. Đây cũng là lần thứ tư Huân hiến máu trực tiếp cứu người bệnh trong cơn nguy kịch.
(Cán bộ Đoàn, nam, 33 tuổi)
Hình 3.2. Thanh niên với phong trào hiến máu nhân đạo
Câu chuyện của anh Huân ở trên cho chúng ta thấy thực tiễn làm theo tấp gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện bằng nhiều việc làm có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Anh Huân qua việc tham gia các hoạt động của Đội thanh niên tình nguyện “Bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long”, Đội thanh niên tình nguyện “Vì biển xanh quê hƣơng” và đặc biệt là tham gia câu lạc bộ “Hiến máu tình nguyện thành phố Hạ Long” anh đã làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả. Những việc làm của anh Huân mang lại lợi ích cho môi trƣờng thành phố, lợi ích cho những ngƣời bệnh. Đồng thời anh tìm thấy niềm vui cho chính bản thân mình và cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của một thanh niên dân tộc thiểu số
Nguyễn Văn Linh sinh năm 1980, là thanh niên dân tộc Dao, hiện đang sinh sống tại xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Anh được mọi người biết đến với chiến công làm đường và được phong là “Chiến sĩ cầu đường”. Anh đã nhiều lần huy động thanh niên tham gia sửa chữa và làm mới cầu, đường cho bà con nhân dân. Anh kể, trước đây, từ Cầm Kẻn vào Khe Táo không có đường đi, người dân thường phải lội suối, băng đèo hàng mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi. Anh nhận thấy nỗi vất vả, khó khăn của người dân, tháng 2/2007, anh đã tham mưu với Ủy ban nhân dân (UBND) xã tổ chức mở con đường dân sinh từ Cầm Kẻn đi Khe Táo (thời gian này anh đang làm Bí thư Đoàn xã Đồng Sơn). Tháng 6/2008, anh dẫn 120 đoàn viên thanh niên đi mở đường. Sau một tuần thì con đường xuyên rừng gần 4km đã hoàn thành. Anh tiếp tục huy động thanh niên trong xã tham gia sửa chữa con đường từ Tân Ốc I đi Phủ Liễn hết “ổ gà, ổ vịt”.
Để có được những con đường trên, anh tâm sự “Trong công tác
Đoàn không được nóng vội, mình phải tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo bà con, nhất là đối tượng thanh niên, phải xã hội hóa hoạt động của
Đoàn”. Trong quá trình vận động làm đường, nhiều người tỏ ra băn khoăn hoài nghi. Anh đã tích cực vận động nhân dân. Riêng con đường từ Cầm Kẻn đi Khe Táo, anh đã quyên góp được 27 triệu đồng.
Thôn Tân Ốc II có 178 hộ dân đang sinh sống. Hiện nay đã có đường bê tông chạy qua thôn nhưng có tới hơn 90 hộ dân đang sinh sống ở bên kia sống. Mỗi khi có lũ, các hộ dân nơi đây lại bị cô lập hoàn toàn, học sinh phải nghỉ học, việc chuyển lương thực thực phẩm vào cho nhân dân sinh hoạt rất khó khăn. Trước tình hình đó, anh xin với lãnh đạo địa phương cho phép Đoàn thanh niên xã đứng ra làm cầu treo cho nhân dân. Tổng số tiền đầu tư để làm cầu lên đến gần 100 triệu đồng và cần phải huy động khoảng 500 công lao động. Anh đã đi đến nhà từng hộ gia đình vận động góp ít nhất 30.000 đồng, vận động tài trợ của nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tổng số tiền huy động xây dựng cầu ước chừng khoảng 250 triệu đồng. Còn đối với số công lao động, anh đã huy động lực lượng đoàn viên thanh niên trong xã tham gia.
Theo anh, học tập gương Bác không chỉ đi vận động quần chúng làm đường, làm cầu mà bản thân mình phải biết làm kinh tế. Năm 2002, anh bắt đầu nuôi nhím. Từ một đôi nhím ban đầu, hiện gia đình anh có hơn 50 đôi. Anh còn nuôi lợn và trồng trên 6ha keo, quế. Mỗi năm kinh tế trang trại cho gia đình anh thu nhập trên 70 triệu đồng.
Anh luôn tự nhủ “mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng tin yêu của bà con dân bản, làm thế nào để đóng góp cho quê hương mình càng nhiều càng tốt”. Anh chia sẻ: “Với tôi, làm theo lời Bác là không ngừng học hỏi, phấn đấu hết sức mình cho công việc dù bằng những việc nhỏ nhất, cùng với anh em đoàn viên thanh niên tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng tại địa phương, góp phần làm cho bà con dân bản có cuộc sống ấm no hơn”.
Hình 3.3. Thanh niên tình nguyện sửa và làm mới đƣờng làng, ngõ, xóm
Câu chuyện của anh Linh cho chúng ta thấy rằng làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh không có sự phân biệt giữa ngƣời dân tộc thiểu số hay ngƣời Kinh, không có sự phân biệt giữa thanh niên sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa hay thanh niên sống ở đô thị, đồng bằng. Tùy vào điều kiện sống, môi trƣờng lao động làm việc của mình mà mỗi ngƣời có cách làm theo tấm gƣơng đạo đức của Hồ Chí Minh phù hợp với mình. Nhƣ trƣờng hợp của anh Linh, ở địa phƣơng anh vấn đề đƣờng giao thông là một trong những mối quan tâm lớn nhất của bà con nơi đây. Vậy thì, mang đến lợi ích cho mọi ngƣời qua việc vận động thanh niên đi sửa chữa, làm mới cầu đƣờng ở địa phƣơng là một trong những biểu hiện cụ thể của việc làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Ngoài ra, anh Linh còn làm kinh tế giỏi, tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng tại địa phƣơng. Đó cũng là những minh chứng cụ thể của quá trình làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của ngƣời thanh niên dân tộc Dao này.
Anh Linhkhông phải là điển hình duy nhất của thanh niên dân tộc thiểu số trong phong trào làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên thực tế,
nhiều thanh nhiên, không kể địa bàn cƣ trú, thành phần dân tộc cũng đã “làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
Chị Sằn Cắm Kứu cán bộ phụ trách dân số
Lớn lên trong một gia đình có đến 12 anh chị em, ngoài 2 anh chị mất từ nhỏ, các anh chị còn lại của Kứu đa số tảo hôn. 15 - 16 tuổi họ đã có vợ có chồng và sinh con. Chứng kiến cảnh người dân trong xã chịu cảnh đói nghèo vì đông con, người mẹ, người chị ruột của mình bị chồng hắt hủi, hành hạ vì đẻ nhiều con gái, bản thân mình năm 11 tuổi suýt nữa cũng bị gả chồng, vì vậy, chị quyết tâm đi học mặc dù bị bố cấm và đánh rất nhiều. Năm 21 tuổi học xong lớp 9, Kứu được nhận vào làm tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Sơn, phụ trách công tác dân số, gia đình và trẻ em. Công việc hằng ngày của chị là đi tới từng nhà vận động mọi người nghe, hiểu và làm theo những chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phát bao cao su, phát thuốc tránh thai, vận động các bà mẹ đưa trẻ đi tiêm. Để làm