Mức độ phổ biến của cuộc vận động trong thanh niên

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 41)

Trong phần này chúng ta sẽ bàn về mức độ phổ biến của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” trong thanh niên ở hai địa bàn nghiên cứu. Những khía cạnh chúng ta chú ý đến ở đây là tỷ lệ thanh niên đã từng nghe thông tin về cuộc vận động, tỷ lệ thanh niên nghe thông tin về cuộc vận động và vận dụng những điều mình tiếp thu đƣợc vào thực tế cuộc sống, tỷ lệ thanh niên nghe về cuộc vận động nhƣng không vận dụng những điều mình đã tiếp thu vào cuộc sống, và tỷ lệ thanh niên chƣa nghe thông tin về cuộc vận động. Kết quả khảo sát tại hai địa bàn nghiên cứu cho thấy chỉ có 15 thanh niên (4,7%) trả lời chƣa từng nghe thông tin về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; 24 thanh niên (7,5%) trả lời đã từng nghe về cuộc vận động nhƣng không áp dụng những nội dung đã đƣợc tiếp thu vào thực tế, còn lại 281 thanh niên (87,8%) đã từng nghe thông tin về cuộc vận động và có vận dụng những điều mình đã tiếp thu đƣợc vào thực tế. Chúng ta có thể thấy rõ hơn các các số liệu này qua biểu đồ dƣới đây.

Biểu đồ 2.1: Thanh niên nghe, áp dụng nội dung cuộc vận động vào thực tế

Với kết quả điều tra này, chúng ta có thể kết luận rằng thông tin về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đã đƣợc phổ biến đến hầu hết thanh niên ở hai địa bàn nghiên cứu. Thêm nữa, tỷ lệ thanh niên đã từng tiếp cận thông tin về cuộc vận động và vận dụng những điều mình tiếp thu đƣợc vào thực tế cuộc sống cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Dƣới một góc nhìn nhất định, có thể nói rằng thanh niên hiện nay đang dành sự quan tâm rất lớn đối với những sự kiện chính trị quan trọng của đất nƣớc, cụ thể ở đây là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”.

Số liệu từ khảo sát tại hai địa bàn nghiên cứu cũng cho thấy, số thanh niên chƣa từng nghe về cuộc vận động và đã từng nghe về cuộc vận động nhƣng không áp dụng vào thực tiễn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (4,7% và 7,5%). Tuy nhiên, đây lại là con số rất đáng để chúng ta phải lƣu ý. Câu hỏi đặt ta là vì sao trong 5 năm Đảng, nhà nƣớc và các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền rất mạnh mẽ, sâu rộng cuộc vận động tới toàn thể nhân dân mà vẫn còn

những thanh niên chƣa biết đến hay biết mà không tham gia cuộc vận động? Để phần nào trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu ý kiến của một lãnh đạo Đoàn thanh niên.

Những thanh niên chưa từng nghe về cuộc vận động thường là những thanh niên không tham gia vào tổ chức đoàn thể nào, làm các nghề lao động tự do, không bao giờ xem thời sự, không quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước cũng như tỉnh nhà, hoặc cũng có thể ở quá xa vùng trung tâm.

(Công chức, nam, 29 tuổi)

Nhƣ vậy, lý do tại sao một bộ phận thanh niên chƣa đƣợc tiếp cận với cuộc vận động đã đƣợc lý giải bởi một cán bộ lãnh đạo Đoàn. Có thể nói rằng ý kiến này khá hợp lý. Bởi vì, thực tế là nếu thanh niên thuộc tổ chức đoàn thể nào đó thì họ thƣờng có nhiều cơ hội tiếp cận với cuộc vận động thông qua các sinh hoạt của tổ chức ấy. Ý kiến này cũng cho thấy rằng, việc một bộ phận không tiếp cận đƣợc với cuộc vận động là do nguyên nhân chủ quan từ thanh niên. Điều mà vị cán bộ đoàn nêu lên là địa bàn cƣ trú xa trung tâm có thể là nguyên nhân dân dẫn đến việc một số thanh niên không có cơ hội tiếp cận với cuộc vận động. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này chúng ta hãy xem xét mối liên hệ giữa địa bàn cƣ trú và việc nghe hay chƣa nghe, áp dụng hay chƣa áp dụng nội dung cuộc vận động vào thực tiễn cuộc sống qua bảng số liệu sau đây.

Kiểm định Chi-square chỉ ra rằng yếu tố địa bàn cƣ trú có liên hệ với việc nghe hay chƣa nghe, nghe nhƣng chƣa áp dụng, đã nghe và áp dụng nội dung của cuộc vận động vào thực tiễn, χ²(2, n = 317) = 11,247, p = 0,004, Cramer’s V = 0,188.5

Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

5

P là mức ý nghĩa thống kê. Cramer’s V đo sự phụ thuộc giữa hai biến. Giá trị Cramer’s V dao động từ 0 đến 1, càng gần 1 thì hai biến càng phụ thuộc nhau. Ở đây, (với bậc tự do = 2) Cramer’s V = 0,07 thì mức phụ thuộc giữa hai biến nhỏ; Cramer’s V = 0,21 thì mức phụ thuộc giữa hai biến trung bình; 0,35 thì mức phụ thuộc giữa hai biến lớn [33, pg. 217]

Bảng 2.1. Liên hệ giữa địa bàn cƣ trú và việc nghe, áp dụng dụng nội dung của cuộc vận động vào thực tiễn (tỷ lệ:%)

Địa bàn cƣ trú/Mức độ tiếp cận cuộc vận động Chƣa từng nghe Đã từng nghe nhƣng chƣa áp dụng Đã từng nghe và áp dụng Tổng

Nông thôn, miền núi 12,0 7,4 80,6 100,0

Thành thị, đồng bằng 2,9 5,7 91,4 100,0

Bảng số liệu trên ta thấy thanh niên sống ở thành thị - đồng bằng có tỷ lệ đã từng nghe và áp dụng những nội dung cuộc vận động nhiều hơn thanh niên sống ở nông thôn-miền núi. Cụ thể là, 91,4 % thanh niên thành thị - đồng bằng đã nghe và áp dụng nội dung cuộc vận động vào thực tế, tỷ lệ này ở nhóm thanh niên nông thôn- miền núi thấp hơn ( 80,6%). Số thanh niên chƣa từng nghe về cuộc vận động ở nông thôn - miền núi là 12%, gấp gần bốn lần so với số thanh niên ở thành thị - đồng bằng. Con số này chứng tỏ rằng việc phổ biến và tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” ở thành thị - đồng bằng có hiệu quả rõ rệt hơn nhiều so với nông thôn – miền núi. Nguyên nhân tại sao, chúng ta sẽ bàn sâu ở những phần sau.

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 41)