Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 34)

2.2.1. Tỉnh Quảng Ninh

Đi ̣a bàn nghiên cƣ́u đề tài là phƣờng Ba ̣ch Đằng thành phố Ha ̣ Long và xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh . Quảng Ninh có vị trí địa lý , điều kiê ̣n tƣ̣ nhiên phƣ́c ta ̣p và phong phú . Là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có diện tích là 8.239,243 km². Chiều ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Chiều dọc từ Bắc xuống Nam dài khoảng 102 km [17]. Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng (tỉnh Quảng Tây Trung Quốc) cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tƣờng. Đƣờng biên giới của Quảng Ninh với Trung Quốc dài 132,8 km [17]. Quảng Ninh là cửa ngõ thông ra biển của vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý này cho phép Quảng Ninh mở rộng giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với mọi miền trong cả nƣớc và quốc tế, thông qua đƣờng biển trở thành đầu mối giao lƣu buôn bán xuất nhập khẩu và mở rộng kinh tế đối ngoại.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Năm 2012, vịnh Hạ Long đƣợc công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới . Quảng Ninh đƣợc xác định là mô ̣t điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ , là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu của Quảng Ninh có khả năng cho tàu hàng vạn tấn ra vào bốc dỡ hàng, tạo nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ

giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Quảng Ninh là tỉnh nằm trọn vẹn trong chƣơng trình "hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tỉnh có nhiều tuyến đƣờng cao tốc trọng điểm, Cầu Bãi Cháy đã đƣợc xây dựng bên cạnh những cảng biển lớn. Chính vị trí giao thoa thuận lợi này đã giúp Quảng Ninh có sự tăng trƣởng nhanh trong những năm vừa qua. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác Than [17].

Về kinh tế, Quảng Ninh xếp thứ 5 trong cả nƣớc về thu ngân sách nhà nƣớc (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011, GDP đầu ngƣời đạt 2264 USD/năm. (Hạ Long 3063 USD/năm, Móng Cái 2984 USD/năm, Cẩm Phả 2644 USD/năm, Uông Bí 2460 USD/năm). Lƣơng bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực nhƣ than, điện và du lịch đều ở mức cao (2011 Điện 8,6 triệu đồng, Than 7.7 triệu đồng, Du Lịch - Dịch vụ 9.2 triệu đồng) [17].

Về văn hoá, Quảng Ninh là tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống. Bên cạnh những di sản văn hoá mang nét truyền thống, Quảng Ninh còn có một nền “văn hoá công nhân mỏ” mang đặc trƣng của cuộc sống công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho kho di sản văn hoá của Quảng Ninh ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Các lễ hội truyền thống ở đây mang đặc trƣng của ba vùng: Vùng núi - dân tộc thiểu số, vùng biển và vùng đồng bằng. Ngoài Vịnh Hạ Long đã trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, Quảng Ninh có 4 di tích đƣợc coi là trọng điểm của quốc gia, đó là khu đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở An Sinh (Đông Triều), cụm di tích chiến thắng

Bạch Đằng (Yên Hƣng), di tích Thƣơng cảng (Vân Đồn) và khu di tích Yên Tử (Uông Bí).

Do vị trí giao thoa cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế nên Quảng Ninh cũng là tỉnh nhận nhiều lao động di cƣ từ các địa phƣơng trong nƣớc và một số tỉnh của Trung Quốc . Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng tồn tại một số khó khăn đó là một bộ phận nhỏ các đối tƣợng tội phạm từ các tỉnh lân câ ̣n xâm nhập vào gây mất trật tự an ninh . Phần lớn các đối tƣợng này nằm trong độ tuổi thanh niên [17].

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là tỉnh khai thác than lớn nhất cả nƣớc. Ngoài các Công ty kinh doanh than của tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, các Doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc cấp giấy phép, còn có rất nhiều các công ty tƣ nhân, hộ tƣ nhân khai thác than trái phép. Giữa các tổ chức này thƣờng xuyên xảy ra tình trạng tranh giành khu vực khai thác than gây mất an nình trật tự. Những năm gần đây, tình hình khai thác, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh luôn là vấn đề bức xúc đƣợc dƣ luận quan tâm. Tuy nhiên, từ năm 2011 đƣợc sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, sự chủ động vào cuộc của các đơn vị lực lƣợng vũ trang và các ban ngành chức năng, tình hình an ninh quốc phòng tại Quảng Ninh cơ bản đƣợc giữ vững [17].

Chính vì những đặc điểm nhƣ đã đề cập đến ở trên , đề tài xã hội hóa chính trị của thanh niên thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đa ̣o đƣ́c Hồ Chí Minh” ở Quảng Ninh là một nghiên cứu hữu ích . Bởi vì, nghiên cứu này sẽ cho thấy nhiều chiều cạnh khác nhau của cuộc vận động ở một địa phƣơng có những điều kiện kinh tế , xã hội, văn hóa, tự nhiên phong phú và đa dạng.

2.2.2. Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Phƣờng Bạch Đằng ra đời khá muộn ở thành Phố Hạ Long, phƣờng đƣợc thành lập từ năm 1991, có diện tích là 1,25 km². Đây là mô ̣t trong nhƣ̃ng phƣờng có mâ ̣t đô ̣ dân cƣ đông nhất thành phố Ha ̣ Long . Theo báo cáo năm 2011, phƣờng Bạch Đằng có 2.956 hộ với gần 12.477 nhân khẩu [22]. Bạch Đằng nằm ở vị trí trung tâm văn hóa – chính trị - xã hội của thành phố , giáp 4 phƣờng: Yết Kiêu, Trần Hƣng Đạo, Hòn Gai, Hồng Hải. Trên đi ̣a bàn phƣờng có nhiều di tích lich sử , có thể kể đến một số địa danh nổi tiếng nhƣ n úi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn ...Không những vậy , nơi đây còn tâ ̣p trung nhiều trung tâm thƣơng mại I - II, chợ Hạ Long I , các trung tâm buôn bán , mua sắm và giải trí lớn của thành phố . Trên địa bàn phƣờng có 1 trƣờng tiểu học và 1 trƣờng trung học cơ sở. Chất lƣơ ̣ng đời sống của ngƣời dân nơi đây khá cao , đa phần ho ̣ đều biết p hát huy những điều kiện thuận lợi của địa phƣơng để phát triển các loại hình dịch vụ nhƣ kinh doanh buôn bán , nhà nghỉ , khách sạn, nhà hàng ă n uống, karaoke, sàn nhảy, rạp chiếu phim… Nhờ các điều kiện thuận lợi này mà thanh niên phƣờng Ba ̣ch Đằng có lối sống rất hiê ̣n đa ̣i , cởi mở, nhạy bén, linh hoa ̣t với sƣ̣ thay đổi không ngƣ̀ng của bối cảnh kinh tế , xã hội địa phƣơng . Đa phần ho ̣ có đầy đủ các điều kiê ̣n thiết yếu để tiếp cận cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua các phƣơng tiê ̣n truyền thông đa ̣i chúng , khu dân cƣ , nhà trƣờng, gia đình, bạn bè…

Đoàn thanh niên phƣờng Bạch Đằng là một trong những đơn vị đứng đầu trong các cụm thi đua của thành Đoàn Hạ Long. Tại đây, các chƣơng trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đều đƣợc triển khai rất tốt nhƣ: công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống; phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế, 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp; công tác xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng; công tác

chăm sóc và giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng. Đặc biệt, Ban chấp hành Đoàn phƣờng triển khai tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đến đông đảo thanh niên trên địa bàn. Trong 5 năm triển khai cuộc vận động, Đoàn phƣờng Bạch Đằng đã triển khai rất nhiều nội dung trong cuộc vận động dƣới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Tại phòng làm việc, Ban chấp hành Đoàn phƣờng đã xây dựng một “Tủ sách Bác Hồ” để phục vụ cho công tác tuyên truyền cho cuộc vận động; tổ chức cuộc thi “Kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; học tập các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; học tập các chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" (năm 2007), chuyên đề "Tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, “ Sửa đổi lối làm việc”(năm 2008), chuyên đề "Tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ", 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2009), chuyên đề "Tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh" (năm 2010), chuyên đề "Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, làm ngƣời công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tƣ trong sáng, cuộc sống riêng giản dị" (năm 2011-2012). Trong cuộc tổng kết 5 năm cuộc vận động do thành Đoàn Hạ Long tổ chức, Đoàn phƣờng Bạch Đằng nhận đƣợc giấy khen đã có thành tích trong việc triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động cho đoàn viên thanh niên [12].

2.2.3. Xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Năm 1983, xã Đồng Sơn đƣợc tách từ xã Đồng Quặng huyện Hoành Bồ. Đồng Sơn là xã nghèo vùng sâu, vùng xa của huyện, thuộc diện đặc biệt khó khăn trong chƣơng trình 135 của Chính phủ. Xã Đồng Sơn có diện tích 127,25 km² [13], là địa bàn có địa hình đồi núi tƣơng đối hiểm trở, đƣờng xá đi lại khó khăn, sông suối chằng chịt. Đồng Sơn giáp với xã Lƣơng Mông huyện Ba Chẽ và huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

Theo báo cáo tổng hợp của xã, tính đến hết tháng 12 năm 2010 dân số của xã Đồng Sơn là 2.334 ngƣời, trong đó dân số trong độ tuổi thanh niên là 512. 100% hộ gia đình trong xã là đồng bào dân tộc Dao. Cơ sở hạ tầng của xã từng bƣớc đƣợc phát triển. Năm 2006 chợ trung tâm xã đƣợc xây đến năm 2010 đƣợc đƣa vào sử dụng. Năm 2007 trạm y tế xã, năm 2010 trƣờng THCS xã đã đạt chuẩn quốc gia. Hai trạm điện đƣợc đƣa vào sử dụng [23].

Ở Đồng Sơn, ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và trồng rừng, cả xã chỉ có 04 hộ trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 2008 xã hình thành khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng. Tuy nhiên đƣờng xá đi lại rất khó khăn nên khu du lịch này ít có khách đến thăm quan. Là xã giáp với tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ, song việc thông thƣơng giữa Đồng Sơn với các vùng lân cận bị hạn chế . Do địa hình đi lại hết sức khó khăn, kinh tế xã kém phát triển cho nên hầu hết các hộ gia đình trong xã đều thuộc diện nghèo và cận nghèo , dân trí nơi đây còn thấp.

Không giống nhƣ phƣờng Bạch Đằng, Đoàn thanh niên xã Đồng Sơn hoạt động tƣơng đối khó khăn. Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, đời sống của ngƣời dân nơi đây còn rất vất vả, nghèo khó. Thanh niên hầu hết đều là những lao động chính trong gia đình, họ phải lo cuộc sống mƣu sinh, vì vậy việc huy động và tập hợp thanh niên nơi đây tham gia vào tổ chức Đoàn không phải là việc đơn giản nhƣ các địa phƣơng ở vùng đồng bằng. Trong xã,

ở một số thôn còn tồn tại hình thức “chi đoàn trắng” tức là chi đoàn không có đoàn viên, không sinh hoạt. Điều này cũng ảnh hƣởng rất lớn công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn. Mặc dù vậy, Ban chấp hành đoàn xã cũng đã nỗ lực triển khai, tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đến một bộ phận đoàn viên thanh niên trong xã dƣới hình thức cuộc thi kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức chiếu phim về Bác Hồ, bầu chọn thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Đồng chí nguyên là bí thƣ Đoàn xã vinh dự đƣợc Trung ƣơng Đoàn tuyên dƣơng gƣơng thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.

Bằng việc điểm qua những nét chính của phƣờng Bạch Đằng và xã Đồng Sơn, câu hỏi đặt ra: tại sao đề tài lại chọn hai địa phƣơng này làm địa bàn nghiên cứu. Có thể nói rằng, việc tiến hành nghiên cứu ở hai địa bàn này là nhằm mục đích so sánh để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau liên quan đến xã hội hóa chính trị của thanh niên ở hai địa phƣơng. Phƣờng Bạch Đằng là vùng đồng bằng, trình độ dân trí, học vấn và chất lƣợng cuộc sống của thanh niên cao, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố Hạ Long. Đây là nơi có điều kiện tốt cả về vật chất lẫn tinh thần để thanh niên đƣợc học tập cuộc vận động. Hầu nhƣ mỗi hộ gia đình có ngƣời trong độ tuổi thanh niên đều đƣợc trang bị một máy vi tính nối mạng. Các hiệu sách báo, tạp chí, rạp chiếu phim có thể bắt gặp dễ dàng ở phƣờng Bạch Đằng, đây cũng là điều kiện lý tƣởng để thanh niên có thể dễ dàng tìm kiếm tƣ liệu về cuộc vận động. Thêm nữa, Ủy ban nhân dân phƣờng hàng năm đã quan tâm và dành một khoản kinh phí để tổ chức những buổi tọa đàm, tuyên truyền các nội dung liên quan đến cuộc vận động. Ngƣợc lại, xã Đồng Sơn của huyện Hoành Bồ là một xã dân tộc miền núi khó khăn về mọi mặt. Trình độ dân trí và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân rất thấp, các điều kiện để thanh niên có thể tiếp cận với cuộc vận đồng còn rất hạn chế. Chẳng hạn, các máy tính nối

mạng, một trong những phƣơng tiện để tiếp cận với cuộc vận động, hầu nhƣ không phổ biến địa phƣơng. Hiện tại, cả xã có đƣợc khoảng 20 máy vi tính. Số lƣợng mày này chủ yếu đƣợc sử dụng ở Ủy ban nhân dân xã, ở nhà dân hầu nhƣ không có phƣơng tiện này.

Có thể nói rằng, những phát hiện của cuộc nghiên cứu ở phƣờng Bạch Đằng và xã Đồng Sơn sẽ cho thấy những điểm giống nhau và khác nhau của quá trình xã hội hóa thanh niên trong khuôn khổ “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” ở hai địa phƣơng có nhiều điểm không tƣơng đồng này.

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 34)