Bên cạnh mức độ phổ biến của cuộc vận động trong thanh niên, một vấn đề nữa rất đáng quan tâm là thái độ tiếp nhận cuộc vận động của thanh niên nhƣ thế nào. Vì vậy, trong phần này chúng ta sẽ thảo luận sâu về thái độ tiếp cận cuộc vận động của thanh niên. Kết quả khảo sát cho thấy một bộ phận không nhỏ thanh niên có thái độ thụ động khi tiếp nhận thông tin về cuộc vận động. Cụ thể là, 161 thanh niên (chiếm 50,3%) nói rằng họ làm theo yêu cầu chung của tập thể. Chỉ có 71 thanh niên (chiếm 22,2%) có tinh thần
chủ động học hỏi và nghiên cứu sâu về cuộc vận động. Thực trạng này cũng đƣợc làm rõ thêm qua ý kiến đánh giá dƣới đây của một thanh niên.
Ít thanh niên chịu chủ động học tập theo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nói riêng và các nội dung chính chí trị khác nói chung. Đa số chỉ có những thanh niên là Đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ và một số đoàn viên tích cực là có tinh thần chủ động nghiên cứu thôi. Những thanh niên này họ có lập trường tư tưởng vững vàng, họ có ý thức tích cực khi tham gia mọi hoạt động chức không riêng gì cuộc vận động. Đối với các thanh niên không tham gia tổ chức nào thì rất khó để họ có tinh thần chủ động, không có tổ chức nào định hướng, hướng dẫn họ học tập.”
(Công chức, nam, 29 tuổi)
Biểu đồ 2.2. Thái độ của thanh niên tiếp nhận thông tin về cuộc vận động (tỷ lệ %) 22.2 62 2.1 10.1 0 10 20 30 40 50 60 70 1
Chủ động học hỏi/ nghiên cứu Làm theo yêu cầu chung của tập thể
Khác Missing
Nhƣ vậy, có thể nói rằng trong khi phần lớn thanh niên tiếp cận thông tin về cuộc vận động và vận dụng những điều đã tiếp thu vào cuộc sống nhƣ đã phân tích ở phần trên, thì một bộ phận không nhỏ thanh niên chƣa có thái
độ chủ động, tích cực trong việc tiếp cận cuộc vận động. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này. Chúng ta hãy nghe ý kiến đánh giá của một thanh niên là công nhân.
Người tổ chức chưa đưa ra được nội dung và hình thức phong phú để thu hút thanh niên, nếu thanh niên thấy cái gì có ích cho họ thì không mời, không vận động họ cũng tham gia. Ai cũng vậy thôi. Mà tại cứ làm đại khái, hình thức, chung chung quá làm mọi người cũng khó hình dung được.
(Công nhân, nam, 23 tuổi)
Qua ý kiến này có thể thấy rằng, để thanh niên tiếp cận cuộc vận động một cách chủ động còn phụ thuộc vào việc triển khai cuộc vận động trong từng bối cảnh cụ thể. Nhƣ nam thanh niên công nhân cung cấp thông tin nhận xét, nếu mà làm đại khái, hình thức, chung chung thì sẽ không tạo cho thanh niên thái độ tham gia cuộc vận động một cách tích cực, chủ động. Hơn nữa, nội dung và hình thức của cuộc vận động phải phong phú cũng là một yếu tố tạo nên tính tích cực, chủ động của thanh niên. Có lẽ đây là hai điều cần lƣu ý đối với những ngƣời tổ chức cuộc vận động ở trong từng bối cảnh cụ thể, nhất là ở cấp địa phƣơng.
Cùng với những thông tin định lƣợng, để đi sâu tìm hiểm thái độ của thanh niên đối với cuộc vận động, tác giả nghiên cứu bốn trƣờng hợp có bối cảnh sống, nghề nghiệp khác nhau để có thể hiểu thêm nhiều khía cạnh liên quan đến tính tích cực của thanh niên đối với cuộc vận động. Trƣờng hợp đầu tiên là một nhà báo 34 tuổi – một thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác đƣợc ban chấp hành tỉnh đoàn Quảng Ninh tuyên dƣơng trong 5 năm thực hiện cuộc vận động. Trƣờng hợp thứ hai là một thuyền trƣởng 27 tuổi – Bộ đội biên phòng Tỉnh – một tài năng trẻ của tỉnh Quảng Ninh năm 2011. Trƣờng hợp thứ ba, một thanh niên làm công nhân ở chi nhánh điện lực thành phố Hạ
Long. Trƣờng hợp cuối cùng của một nữ thanh niên bán thuê cho một cửa hàng quần áo thời trang nam. Câu chuyện của bốn trƣờng hợp này cho chúng ta biết thêm nhiều điều trong thái độ tiếp cận cuộc vận động của thanh niên Quảng Ninh.
Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của nhà báo Hà:
Cha tôi là một sĩ quan quân đội nghỉ hưu, ông thường dạy chúng tôi rằng: học và làm theo gương Bác trước hết là “ấm vào thân” chính các con, sau đó mới là góp phần cho xã hội tốt hơn. Trong thực tế cuộc sống, tôi đã gặp nhiều người có những cách học và làm theo lời Bác rất cụ thể, giản dị nhưng hiệu quả lại rất lớn. Câu nói của cha và những tấm gương trong thực tế cuộc sống đã giúp tôi ngộ ra nhiều điều. Tôi nhớ cha tôi nói với anh em tôi câu nói này hồi mới bắt đầu bước vào thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thú thực, lúc đầu tôi cũng chưa thấm và ngộ ra lắm ý nghĩa của câu nói đó. Bởi khi ấy cũng như một số bạn trẻ khác, tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người rất vĩ đại, khó mà học theo được. Với lại, học và làm theo gương Bác mục tiêu chính là vì dân, vì nước thì khổ và vất vả cho bản thân, như thế sao lại nói là “ấm vào thân” mình được?. Nhưng rồi trong quá trình thực hiện cuộc vận động, tôi đã tìm đọc được nhiều câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, được tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp cách mạng của Người, tôi dần hiểu ra và tự rèn luyện mình để bản thân thực hiện được những việc có ích. Là phóng viên nên tôi có điều kiện được gặp nhiều người, trong đó có những điển hình của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Tôi rất ấn tượng với hai người. Người thứ nhất là ông Triệu Tài Cao, một người Dao ở thôn Bàng Anh, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ. Hồi nhỏ, do gia đình là cơ sở cách mạng nên ông thường xung phong đứng gác cho các chiến sĩ cách mạng họp bí mật trong nhà. Lớn thêm một chút, ông làm liên lạc dẫn bộ đội qua các cánh rừng đến căn cứ. Hòa bình trở lại, ông được bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã lâm nghiệp của xã nhiều năm. Nay tuy ngoài bảy mươi tuổi nhưng ông Cao vẫn tích cực trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Ông cũng rất tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình khác về giống, vốn, kiến thức để phát triển kinh tế rừng.
Người thứ hai mà tôi muốn kể là anh Quang ở tổ 33, khu 3, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long. Anh bị tai nạn đường sắt năm 1995 nên bị cụt đôi chân khi anh mới hai mươi tuổi. Cách đây hơn một năm, trước khi đến gặp, qua điện thoại tôi bảo muốn viết bài để những người cùng hoàn cảnh với anh được biết, được an ủi và động viên, để họ có thêm nghị lực trong cuộc sống. Nhưng thú thực, chính tôi là người được hưởng những điều ấy đầu tiên, bởi hằng ngày nhiều việc tôi chưa làm được như anh – một người khuyết tật. Tuy tàn tật đi lại rất khó khăn, anh phải dùng hai bàn tay để lết cả thân mình nhưng sáng nào anh cũng dậy sớm để giúp vợ chăm con rồi mới đi làm. Anh chẳng quản ngại việc gì, miễn là công việc đó có thu nhập và lương thiện theo lời Bác Hồ dạy “tàn mà không phế”. Đó chính là hai tấm gương điểm hình trong việc học và làm theo lời Bác dạy mà tôi cảm thấy nể phục nhất. Từ những câu chuyện đời này, tạo thêm động lực cho tôi chủ động, tìm hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp mộc mạc, chân thành, giản dị của Bác để tôi có thể học tập và noi theo.
Câu chuyện của nhà báo trên đây nói lên nhiều điều liên quan đến thái độ của thanh niên đối với cuộc vận động. Trước hết, chúng ta thấy hoàn cảnh gia đình, những điển hình, những nhân vật trong đời sống thực có tác động nhất định đến tính tích cực của thanh niên trong việc tham gia vào cuộc vận động. Cụ thể ở đây, tính tích cực tham gia cuộc vận động của nhà báo Hà một phần đến từ tác động của ngƣời cha, một phần từ những đối tƣợng tác nghiệp. Chính tác động ban đầu của ngƣời cha mà nhà báo này đã từng bƣớc hiểu sâu hơn về cuộc vận động và có thái độ rất tích cực đối với cuộc vận động. Và cũng chính từ hai đối tƣợng tác nghiệp đã tạo thêm động lực cho anh chủ động tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Bác để học tập và noi theo. Thứ hai, nhận thức về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là một quá trình. Câu chuyện của nhà báo Hà cho thấy rằng, hiểu và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cần có thời gian. Khi cha nhà báo Hà nói về ý nghĩa thiết thực của việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh thì anh chƣa nắm bắt ngay đƣợc. Tuy nhiên, quá trình tự tiềm hiểu đã giúp anh hiểu sâu sắc hơn những điều cha anh nói về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Thứ ba, học và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mỗi cá nhân. Điều này đƣợc nhà báo Hà trải nghiệm. Quá trình học và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh mang lại những ý nghĩa cụ thể đối với từng cá nhân một, chứ không chỉ là chuyện trừu tƣợng, xa vời.
Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của một sĩ quan quân đội
Anh Giáp sinh năm 1985 ở xã Giao An, huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông anh đã thi vào trường học viện Hải quân theo nghề của bố. Tốt nghiệp Học viện Hải quân cuối
năm 2008, đầu năm 2009 anh được chuyển về đơn vị Hải đội 2 – Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh. Từ khi còn học phổ thông, anh rất yêu môn lịch sử, vì vậy trong suốt thời gian học đại học, anh luôn tìm tòi những tư liệu về lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử Hải quân Việt Nam. Anh rất khâm phục các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và đặc biệt là hình ảnh của Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu của Pháp, hình ảnh những người lính trên đoàn tàu không số với những chuyến đi bí mật, không cờ hoa, không người tiễn chân, mỗi chuyến đi là một cuộc chia ly, một lần truy điệu sống. Vì những con người vĩ đại ấy, vì lịch sử hào hùng ấy mà anh luôn có ý thức chủ động học tập là làm theo tấm gương của Bác, theo tấm gương huyền thoại năm xưa để phục vụ cho nhân dân và cho đất nước ngày nay.
(Sĩ quan quân đội, nam, 27 tuổi)
Câu chuyện của anh Giáp một lẫn nữa lại cho chúng ta thấy gia đình là môi trƣờng xã hội hóa chính trị quan trọng đối với mỗi cá nhân. Gần giống với hoàn cảnh gia đình của anh Hà, bố anh Giáp cũng từng là sĩ quan quân đội. Theo truyền thống gia đình, anh đã trở thành sĩ quan. Những ảnh hƣởng từ ngƣời cha đã hình thành nên phẩn chất chính trị quan trọng của anh Giáp: yêu thích tìm hiểu lịch sử cách mạng, khâm phục thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc và hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Từ nhận thức đó, anh đã chủ động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Trƣờng hợp của anh Giáp cũng cho thấy thêm một điều, không chỉ gia đình mà nhà trƣờng, nơi làm việc cũng là một môi trƣờng xã hội hóa quan trọng. Chính trong môi trƣờng quân đội đã giúp anh Giáp chủ động trong quá trình
xã hội hóa chính trị. Cụ thể ở đây là việc anh chủ động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của một nam công nhân điện lực
Lê Anh Tuấn sinh năm 1989 tại phường Bạch Đằng, hiện đang là
công nhân công tác tại tổ quản lý điện phường Bạch Đằng, chi nhánh điện thành phố Hạ Long. Tuấn sinh gia trong một gia đình bố là công nhân điện lực, mẹ buôn bán kính và đồng hồ. Bố Tuấn đã mất vì bênh ung thư phổi từ năm 2008 và cũng kể từ đó mẹ Tuấn không bán hàng nữa vì sức khỏe yếu. Học xong THPT, Tuấn theo nghề của bố nên nộp hồ sơ xét tuyển vào học trường Cao đẳng nghề Điện lực Sóc Sơn. Khi được hỏi về cuộc vận động, Tuấn trả lời “Nghe rồi, nhưng cũng loáng thoáng thôi”. Anh rất ít khi tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên từ khi còn đi học và bây giờ đi làm cũng vậy. Tuấn không thấy tổ chức này tuyên truyền về cuộc vận động. Chính vì vậy nên Tuấn cũng không biết chính xác cuộc vận động tuyên truyền về những nội dung gì, chỉ suy đoán một cách đại khái, chung chung như “vận động mọi người đóng góp sức lực xây dựng đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa...đại khái là như thế”. Nhưng nói đến Bác Hồ, anh cũng biết “tấm gương của Bác rất sát thực cuộc sống, hầu như là tất cả lĩnh vực như kiểu là lao động sáng tạo, tích cực trong công việc, cố gắng hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt công việc”. Anh cho rằng cuộc vận động cũng không ảnh hưởng gì đến mình và không biết đến cuộc vận động thì mình cũng chẳng sao, vẫn sống bình thường.
Câu chuyện của anh Tuấn cho chúng ta thông tin thêm về quá trình xã hội hóa chính trị của thanh niên. Khác với trƣờng hợp của anh Hà và anh Giáp ở trên – những ngƣời đã tích cực, chủ động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, anh Tuấn chỉ mới biết sơ qua về cuộc vận động này. Thêm nữa, anh cũng chƣa nhận thức sâu sắc ý nghĩa của cuộc vận động đối với thanh niên nói chung và bản thân cá nhân nói riêng. Vì vậy, thái độ của anh đối với cuộc vận động còn rất bị động. Mặc dù anh cũng biết “tấm gương của Bác rất sát thực cuộc sống, hầu như là tất cả lĩnh vực như kiểu là lao động sáng tạo, tích cực trong công việc, cố gắng hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt công việc”, nhƣng anh lại nghĩ cuộc vận động không ảnh hƣởng đến mình. Nhƣ vậy, chúng ta lại thấy môi trƣờng xã hội hóa ảnh hƣớng lớn quá trình xã hội hóa chính trị. Nếu nhƣ hai trƣờng hợp ở trên cho chúng ta thấy môi trƣờng xã hội hóa có vai trò lớn đối với quá trình xã hội hóa thì trƣờng hợp của anh Tuấn cho chúng ta nhận định thêm rằng: xã hội hóa là một quá trình học hỏi và là quá trình diễn ra lâu dài. Nhìn vào lịch sử bản thân của anh Tuấn chúng ta thấy rõ điều này. Cụ thể là từ trƣớc đến nay anh ít tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên – một môi trƣờng xã hội hóa quan trọng. Vì vậy, quá trình xã hội hóa chính trị của anh có những hạn chế nhất định.
Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của một nữ thanh niên làm nghề dịch vụ
Chị Nhàn 19 tuổi, học xong THPT chị theo học tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh chuyên ngành kế toán năm thứ nhất. Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở thị trấn Quảng Yên, hiện nay chị đang thuê nhà tại phường Bạch Đằng và ở cùng bạn trai. Bố mẹ chị ở quê đều làm nông nghiệp như nuôi cá, cấy rau để bán nuôi bốn miệng ăn. Chính vì vậy kinh tế