Xã hội hóa chính trị của thanh niên từ góc nhìn Xã hội hóa cá nhân

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 26)

Theo Andrew Heywood, hiện nay trên thế giới, có 4 cách hiểu khác nhau về chính trị: Thứ nhất là nghệ thuật của phép cai trị; thứ hai là những công việc của chung; thứ ba là sự thỏa hiệp và đồng thuận; thứ tƣ là quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích [30].

Khi bàn đến chính trị, một khía cạnh quan trọng đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm là xã hội hóa chính trị (political socialization). Theo trang web CliffsNotes.com thì xã hội hóa chính trị là quá trình kéo dài suốt đời, qua đó các cá nhân hình thành các quan niệm về chính trị và tiếp nhận những giá trị chính trị [34]. Sapiro cho rằng xã hội hóa chính trị cá nhân là quá trình mà các cá nhân tham gia vào học tập, tiếp thu kiến thức về hệ thống chính trị, hệ tƣ tƣởng phát triển chính trị trong bối cảnh chính trị mà họ đang sống và có thể tham gia vào đời sống chính trị và dân sự [36, pg.3].

Một số tác giả khác, chẳng hạn Almond và Verba, Gimpel và các cộng sự lại quan niệm xã hội hóa chính trị là việc truyền tải văn hóa chính trị cho các thế hệ công dân mới trong một xã hội. Tức là làm thế nào để chính thể của chính trị có thể truyền tải các giá trị, thái độ, niềm tin, ý kiến và hành vi cho công chúng [36].

Bàn sâu về khái niệm xã hội hóa chính trị, Từ điển Xã hội học xuất bản bởi Nhà xuất bản Oxford do John Scott và Gordon Marshall chủ biên cho rằng: “Xã hội hóa chính trị là quá trình hòa nhập vào một hệ thống chính trị bằng cách tiếp nhận những thông tin về các quy trình, thiết chế và biểu tượng chính trị; học hỏi vai trò của những thành viên chủ động hoặc không chủ

động của chính thể và tiếp thu hệ thống giá trị, hệ tư tưởng ủng hộ sự nghiệp chính trị đó” [39, pg. 501].

Chính thể chuyển tải, tuyên truyền các tƣ tƣởng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật có lợi cho mình thông qua các tổ chức chẳng hạn nhƣ: gia đình, hệ thống giáo dục, nhóm đồng đẳng, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị, tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo và quân đội. Các loại câu hỏi quan trọng đƣợc đặt ra là: “Ở đâu và làm thế nào ngƣời dân phát triển các loại định hƣớng chính trị và thực hành nó vào thực tế?" [36].

Phân tích về quá trình xã hội hóa chính trị, Scott và Marshall nhấn mạnh rằng: các quốc gia duy trì truyền thống chính trị của họ bằng cách tạo dựng những khuôn mẫu suy nghĩ và hành động cho thế nên thế hệ trẻ. Việc tạo dựng khuôn mẫu suy nghĩ và hành động này thƣờng đƣợc thực hiện thông qua hệ thống giáo dục, nơi làm việc, hàng xóm láng giềng, cũng nhƣ bản thân các thiết chế chính trị. Ở nhiều nƣớc, hệ thống giáo dục, truyền thông đại chúng và các cấu trúc cộng đồng đƣợc vận dụng một cách tích cực nhƣ những phƣơng tiện để giáo dục chính trị. Theo Scott và Marshall thì nghiên cứu xã hội hóa chính trị còn phải chú ý đến mối quan hệ giữa thái độ chính trị và hành động thực tế, đặc điểm cá nhân và định hƣớng chính trị, sự ảnh hƣởng của gia đình, nhà trƣờng, nơi làm việc lên quan niệm chính trị của cá nhân [39, pg. 501].

Bằng cách xem lại một loạt các công trình nghiên cứu về xã hội hóa, mà xã hội hóa chính trị là một lĩnh vực và đƣợc coi là xã hội hóa thứ cấp (political socialization often referred to as secondary socialization), Mark Rapley và Susan Hansen nhận xét rằng xã hội hóa đƣợc hiểu theo hai cách. Cách phổ biến thứ nhất hƣớng đến trả lời câu hỏi làm thế nào để các cá nhân có thể học hỏi, nội tâm hóa (internalize) thái độ, giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa, hay xã hội, hoặc là một bối cảnh cụ thể (chẳng hạn nơi làm việc).

Hƣớng nghiên cứu này cùng với việc quan tâm đến quá trình học hỏi thì cũng nhấn mạnh đến việc làm thế nào để các cá nhân thực hiện tốt các vai trò xã hội của mình trong thực tế. Hƣớng nghiên cứu dƣờng nhƣ quan niệm xã hội hóa là điều gì đó xảy ra đối với cá nhân, hơn là cách hiểu cá nhân tích cực tham gia quá trình xã hội hóa. Cách tiếp cận thứ hai về xã hội hóa, thƣờng gắn liền với nghiên cứu của George Herbert Mead “Mind, Self, and Society” và truyền thống tƣơng tác biểu trƣng, coi xã hội hóa là vấn đề phát triển cái tôi của cá nhân [37, pg. 591-592].

Kế thừa những quan điểm của các các nhà nghiên cứu đi trƣớc, nghiên cứu này quan niệm Xã hội hóa chính trị cá nhân là quá trình cá nhân học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, chuẩn mực, giá trị, niềm tin, biểu tượng, hệ tư tưởng chính trị, trong bối cảnh chính trị mà họ đang sống , từ đó cá nhân vận dụng những điều mình đã học hỏi , lĩnh hội được vào thực tế của đời sống . Môi trường xã hội hóa chính trị của cá nhân ở đây bao gồm gia đình , nhà trường, nhóm bạn bè, truyền thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn quá trình xã hội hóa chính trị của cá nhân trong phạm vi đối tƣợng thanh niên. Quá trình xã hội hóa chính trị của thanh niên cũng đƣợc giới hạn trong phạm vi cuộc vận động “Học tâp và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Quá trình xã hội hóa cá nhân ở đây đƣợc xem xét không chỉ là quá trình cuộc vận động mang đến cho cá nhân những kiến thức, kinh nghiệm, chuẩn mực, giá trị, niềm tin, biểu tƣợng, hệ tƣ tƣởng chính trị, mà còn là quá trình cá nhân chủ động tiếp thu và vận dụng vào thực tế những điều mình đã học hỏi đƣợc. Nói một cách ngắn gọn, ở đây từ góc độ xã hội hóa cá nhân, chúng tôi tìm hiểu thông qua cuộc vận động này, thanh niên học học hỏi tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh nhƣ thế nào và vận dụng những điều họ học hỏi đƣợc trong cuộc sống ra sao. Hai quá trình này đƣợc xem xét trong các môi trƣờng xã hội cụ thể khác nhau nhƣ trƣờng

học, gia đình, nhóm bạn bè, truyền thông đại chúng, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan, công ty, công trƣờng, nhà máy…

Một phần của tài liệu chính trị của thanh niên (nghiên cứu trường hợp cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long và xã Đ (Trang 26)