Lý thuyết học hỏi xã hội (social learning theory) ban đầu đƣợc đề xuất bởi Robert Sears và cộng sự để giải thích hành vi của con ngƣời từ tiếp cận tâm lý học. Khi đề cập đến lý thuyết học hỏi xã hội, nhiều tác giả nhấn mạnh đến đóng góp của Albert Abandura qua quyển sách nổi tiếng đƣợc ấn hành năm 1997 với tên gọi: Lý thuyết học hỏi xã hội (Social Learning Theory). Lý thuyết học hỏi xã hội của Albert Abandura nhấn mạnh đến năng lực nhận thức và năng lực xử lý thông tin trong việc hình thành hành vi con ngƣời. Cả hai tác giả đều đã dự định thiết lập cơ sở cho việc giải thích hành vi con ngƣời [29, pg. 776]. Albert Bandura cho rằng: “Phần lớn hành vi của con người là do quan sát người khác mà thành. Từ việc quan sát này, con người có ý tưởng về việc các hành vi mới được thực hiện như thế nào và trong trường hợp tương tự sau đó, việc quan sát này đóng vai trò hướng dẫn con người thực hiện tương tự như hành vi đã quan sát”.
Điều đó có nghĩa là, con ngƣời học hỏi từ việc quan sát thái độ, hành vi và kết quả mang lại của những ngƣời khác. Thuyết học hỏi xã hội giải thích hành vi của con ngƣời theo thuật ngữ sự tƣơng hỗ liên tục giữa nhận thức, hành vi và sự ảnh hƣởng của xã hội. Sự chú ý, sự duy trì, sự lặp lại và sự thúc đẩy đƣợc xem nhƣ là bốn điều kiện cần thiết đối với việc làm mẫu các hành vi hiệu quả của con ngƣời.
Bandura cho rằng: môi trƣờng xung quanh và hành vi của con ngƣời có tác động tƣơng hỗ nhau, môi trƣờng là nguyên nhân của các hành vi con ngƣời, ngƣợc lại hành vi con ngƣời cũng ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Lý thuyết học hỏi xã hội đề xuất những quan điểm quan trọng sau đây: Thứ nhất,
mọi ngƣời có thể học hỏi nhau bằng cách quan sát hành vi của ngƣời khác và kết quả của những hành vi đó. Thứ hai, quá trình học hỏi có thể diễn ra mà không có một sự thay đổi trong hành vi của cá nhân. Thứ ba, nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học hỏi [25].
Con ngƣời có thể đƣợc học hỏi đƣợc thông qua các mô hình. Bandura đề xuất ba mô hình: Thứ nhất là mô hình sống thực (live model) đó là những cá nhân sống trong thực tế với việc thể hiện hành vi của họ. Thứ hai là mô hình đƣợc giải thích (verbal instructional model), liên quan đến việc mô tả và giải thích một hình vi cụ thể. Thứ ba là mô hình biểu tƣợng (symbolic model), liên quan đến những cá nhân có thực hay đƣợc hƣ cấu, hành vi của họ đƣợc thể hiện trên sách báo, phim ảnh, truyền hình [27]. Từ quan điểm của Bandura, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào mô hình thứ ba mà Bandura đã đề xuất. Cụ thể ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mô hình biểu tƣợng, một nhân vật có thật. Hành vi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đề cập đến trên sách báo, phim ảnh, truyền hình và các chƣơng trình tuyên truyền khác nhau. Những hành vi đó là tấm gƣơng để thế hệ thanh niên học hỏi. Cụ thể ở đây những đức tính nhƣ cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ; nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, yêu thƣơng con ngƣời vv... của Chủ tịch Hồ Chi Minh đƣợc thể hiện tuyên truyền trên nhiều kênh khác nhau trong khuôn khổ của cuộc vận động. Từ đó, thanh niên có thể học hỏi tấm gƣơng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau: đài, báo in, internet, ti vi, các cuộc thi, các bài tuyên truyền và trong các môi trƣờng: gia đình, nhà trƣờng, bạn bè, tổ chức chính trị xã hội, nơi làm việc…. Một điều đáng lƣu ý ở đây là, mô hình thứ nhất, tức là mô hình cá nhân sống thực cũng đƣợc xem xét. Cụ thể là ở đây chúng ta đi vào tìm hiểu quá trình thanh niên học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc quan sát các tấm gƣơng
tiêu biểu làm theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh xung quanh họ. Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này, hai trong ba mô hình mà Bandura sẽ đƣợc áp dụng để phân tích quá trình thanh niên học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Bandura cho rằng con ngƣời phát triển là cả một quá trình. Kinh nghiệm xã hội là quá trình mà các cá nhân tìm hiểu thông qua việc tham gia và cảm nhận môi trƣờng xung quanh của họ. Trong quá trình sống, cá nhân tƣơng tác với nhau. Thông qua đó, các cá nhân tìm hiểu các tình huống thích hợp để đƣa ra hành vi của mình. Hành vi đƣợc tăng cƣờng bởi những sự động viên khích lệ của ngƣời khác trong cùng môi trƣờng và từ đó hành vi của cá nhân đƣợc lặp lại nhiều lần [36]. Từ quan điểm này của Bandura, chúng ta thấy rằng, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo nên một môi trƣờng để cá nhân học hỏi và đƣa ra những hành vi của mình. Môi trƣờng này đƣợc tạo nên bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những chƣơng trình tuyên truyền về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trên các phƣơng tiện truyền thông khác nhau. Đó là những cuộc thi đua học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trong đoàn viên thanh niên ở các chi đoàn. Đó là những buổi thi kể chuyện, thi viết về các tấm gƣơng tiêu biểu làm theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi làm việc vv…Trong môi trƣờng đó, quá trình cá nhân, cụ thể ở đây là thanh niên, học hỏi những gì và thực hành những điều mình học hỏi ra làm sao sẽ đƣợc nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu.
Một tác giả quan trọng của lý thuyết học hỏi xã hội là Gabriel. Tác giả này cho rằng sự học hỏi xã hội bao gồm 4 giai đoạn [26]: Một là tiếp xúc với các mô hình hành vi, hai là bắt chƣớc những ngƣời khác, ba là nắm bắt khái niệm, quan điểm về mô hình hành vi đó và bốn là thực hành theo mô hình đó. Từ cách lý giải này, chúng ta thấy rằng việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh của thanh niên là một quá trình. Quá trình này trải qua các bƣớc cụ thể. Đầu tiên thanh niên sẽ đƣợc tiếp xúc với các nội dung của
cuộc vận động, tức là những thông tin phản ánh đức tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành vi của những tấm gƣơng tiêu biểu làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, thanh niên sẽ học cách làm theo những điều mình đƣợc nghe, đƣợc thấy. Thứ ba, qua việc học hỏi, thanh niên sẽ hiểu sâu ý nghĩa của những hành vi, đức tính đó. Và cuối cùng thanh niên áp dụng nội dung những điều mình đã tiếp xúc, đã lĩnh hội, đã hiểu vào thực tiễn cuộc sống. Quá trình này sẽ đƣợc đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu.
CHƢƠNG 2:
THANH NIÊN TIẾP THU NHỮNG NỘI DUNG CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG