Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872 (Trang 52)

ĐG = 15 170 00 0, 4 000 = 88.028,169 (đồng) Tính tiền lương cho từng người trong tổ:

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương.

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác trả lương thời gian.

Trong cách tính trả lương cho công nhân viên văn phòng, công ty đã đề cập đến mức độ hoàn thành công việc, mức độ phức tạp và tính trách nhiệm trong công việc của người lao động, tuy nhiên chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc mới chỉ mang tính định tính mà chưa định lượng được.

Bên cạnh đó trong cách tính trả lương này mới chỉ tính đến chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc, mà trên thực tế khi trả lương cho nhân viên Công ty nên áp dụng hình thức trả lương gắn với năng suất và hiệu quả công việc của người lao động bằng cách đưa thêm hệ số tham gia lao động vào công thức tính trả lương cho công nhân viên khối văn phòng, nên ngoài chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc còn nhiều chỉ tiêu khác được đưa vào để đánh giá mức độ tham gia công việc cho người lao động. Từ cách tính trả lương đó, sẽ đảm bảo tiền lương người lao động nhận được công bằng, tạo động lực cho người lao động và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn

Xây dựng hệ số mức độ tham gia lao động (Ki).

Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc thù của Công ty có thể đưa ra các tiêu chí sau:

- Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc: Dùng để đánh giá năng lực và tinh thần làm việc của mỗi người lao động

- Đảm bảo số ngày công trong tháng: Số ngày công để xem xét trong tháng người lao động có đi làm đầy đủ và đúng giờ không, từ đó xác định mức độ tham gia công việc của người lao động.

- Tinh thần trách nhiệm đối với công việc: Dùng để đánh giá tư cách của mỗi cá nhân. Tinh thần trách nhiệm đối với công việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của cả bộ phận.

- Ý thức kỷ luật lao động: Nhằm đánh giá ý thức kỷ luật của người lao động trong quá trình làm việc

- Thâm niên công tác: Có tác dụng khích lệ nhân viên làm việc lâu dài trong công ty. - Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty: Dùng để khuyến khích tính sáng tạo trong công việc của mỗi nhân viên.

Chi điểm từng tiêu chí

Thang điểm đưa ra tùy thuộc vào tầm quan trọng của mỗi tiêu chí.

STT Tiêu chí Thang điểm

1 Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc

- Hoàn thành công việc trên 130% 50

- Hoàn thành công việc từ 100% đến ≤ 130% 40

- Hoàn thành công việc từ 90% đến < 100% 30 - Hoàn thành công việc từ 70% đến < 80% 20

- Hoàn thành công việc dưới 70% 10

2 Tinh thần trách nhiệm với công việc

- Có trách nhiệm cao với công việc, không bị nhắc nhở 25

- Bị nhắc nhở 1 lần 10

- Bị nhắc nhở ≥ 2 lần 0

2 Đảm bảo số ngày công trong tháng

- Làm đủ ngày công, không đi muộn, về sớm, không nghỉ việc 30 - Đi muộn ≤ 2 lần, nghỉ trong tháng ≤ 2 ngày 20 - Đi muộn từ 3 đến < 5 lần, nghỉ từ 3 đến < 5 ngày 10

- Đi muộn > 6 lần, nghỉ > 6 ngày 0

3 Ý thức kỷ luật

- Nghiêm chỉnh chấp hành, không vi phạm 15

- Vi phạm từ 1 đến 2 lần 5

- Vi phạm >3 lần 0

- Tái phạm -10

5 Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty

- Số ý tưởng >3 15

- Có từ 1 đến 3 ý tưởng 10

- Không có ý tưởng 0

6 Thâm niên công tác

- Có thâm niên công tác > 10 năm 15

- Có thâm niên công tác từ 5 đến ≤ 10 năm 10

- Có thâm niên công tác < 5 năm 5

Xác định Ki căn cứ vào giới hạn sau:

- Từ 135 đến 150 điểm: Ki = 1,4 - Từ 120 đến < 135 điểm: Ki = 1,2 - Từ 100 đến < 120 điểm: Ki = 1,0 - Dưới 100 điểm: Ki = 0,8

Ví dụ: Tính lương cho ông Nguyễn Văn Vinh, giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty.

- Ông Nguyễn Văn Vinh là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872. Như vậy, ông Vinh được hưởng hệ số lương của chủ tịch hội đồng quản trị theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Hệ số lương trước tháng 1/2011 của ông Vinh là 6,64. Bắt đầu từ tháng 1/2011 ông Vinh được tăng hệ số lương lên 6,97 do xét tới thời điểm hiện này ông Vinh đã có 30 năm kinh nghiệm làm việc, là người có trách nhiệm trong công việc, có nhiều cống hiến cho công ty, không vi phạm kỷ luật.

- Trong tháng 4, ông Vinh có xuống đội xây dựng công trình phía nam để kiểm tra tiến độ thi công, xem xét tình hình hoạt động sản xuất của đội => Hệ số phụ cấp lưu động của ông Vinh = 0,2

- Số ngày làm công làm việc thực tế trong tháng 4 của ông vinh là: 20 ngày và có 2 ngày nghỉ lễ hưởng 100% lương cơ bản.

=> Tiền lương thời gian của ông Vinh:

T1i = 20 4758273 22 730000 ) 2 , 0 97 , 6 ( + x × = (đồng)

Tiền lương ngày nghỉ lễ của ông Vinh:

TLNNqđ = 2 462555 22 730000 97 , 6 × × = (đồng)

Phụ cấp ăn trưa của ông Vinh = 20 x 10000 = 200000 (đồng)

- Căn cứ vảo bảng điểm độ phức tạp và tính trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công ty (phụ lục 2, phụ lục 3), ta tính được hệ số hi và tiền lương T2i cho ông Vinh như sau:

Tính điểm cho ông Vinh:

Tiêu chí Điểm

Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc 50

Tinh thần trách nhiệm đối với công việc 25

Đảm bảo số ngày công trong tháng 30

Ý thức kỷ luật lao động 15

Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty 10

Thâm niên công tác 15

Tổng 145

 hi = 1,4 11,67 12 30 70+ × = T2i = 11,67 5074697 83 , 106 48545000 95000000 = × − (đồng) - Các khoản phải trừ của ông Vinh:

TL đóng BHXH,BHYT,BHTN,CPCĐ = 9,5% x (6,97 x 730000) = 483369,5 đồng.

Vậy tiền lương tháng 4/2011 của ông Vinh nhận được là:

TL = 4.758.273 + 462.555 + 200.000 + 5074697 – 483.369,5 = 10.012.156 (đồng) => Như vậy, qua 2 cách tính lương trên cho ta thấy: ở cách tính lương thứ 2 khi tính đến hệ số tham gia lao động (Ki ) thì mức lương của ông Vinh đã tăng lên so với cách tính trước. Điều đó chứng tỏ ở cách tính lương trước khi hệ số tham gia lao động chỉ tính tới chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc là không đủ, đã không phản ánh đủ mức độ đóng góp của người lao động. Điều đó rất nguy hiểm, bởi khi người lao động biết được và nếu tình trạng này để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì họ sẽ không muốn cố gắng làm việc nữa, bởi tâm lý làm nhiều thì cũng bị đánh giá bằng làm ít. Vì thế trong thời gian gần nhất công ty nên áp dụng hình thức trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả lao động để đảm bảo đạt và vượt mức mục tiêu và kế hoạch đặt ra, tạo tâm lý ổn định cho người lao động.

* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng hệ số năng suất lao động:

- Phần chi tiết điểm trong thang điểm ở từng tiêu chí đưa ra, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, và tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà số các tiêu chí cho điểm là khác nhau. Tuy nhiên, nếu càng chi tiết được phần cho điểm thì mức độ đánh giá trong các chỉ tiêu sẽ càng chính xác.

- Để công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc thực sự phát huy vai trò thì cần xây dựng phiếu tự đánh giá cho cá nhân, cá nhân tự đánh giá, sau đó họp bình xét từng bộ phận, phòng ban vào cuối mỗi tháng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức bình bầu và sau khi bình bầu trưởng phòng xem xét lại và đưa ra quyết định điểm cuối cùng dựa trên kết quả bình bầu dân chủ.

- Tùy thuộc vào tính chất công việc, và tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà các tiêu chí đưa ra có thể là khác nhau.

* Tác dụng của phương pháp trả lương theo hệ số năng suất, hệ số tham gia lao động:

Phương pháp trả lương, thưởng theo hệ số tham gia lao động (hệ số năng suất) là phương pháp trả lương, thưởng mà trong đó người lao động được nhận lương, thưởng theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w