Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 49)

2.3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu:

Quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đây là một bước không thể thiếu, giúp cho đề tài có

45

tính khoa học mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. Những tài liệu mang tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, có đủ cả bản đồ, số liệu thống kê và các văn bản. Trong quá trình tiến hành có thể so sánh từ nhiều nguồn tài liệu. Thu thập xong thì cần tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Để thực hiện đề tài tác giả tiến hành thu thập những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa chất,… và những số liệu về kinh tế xã hội: tổng số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất,…

Mục tiêu của phương pháp này nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó của khu vực có liên quan đến đề tài. Từ đó nắm bắt những vấn đề đặc trưng cần nghiên cứu của khu vực và đưa ra những biện pháp cần thiết để tiến hành nghiên cứu, đồng thời thấy rõ những tài liệu số liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra ngoài thực địa hiệu quả hơn.

2.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng đối với các ngành nghiên cứu tự nhiên. Phương pháp này cho ta các thông tin đầy đủ hơn về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, về sự phân hoá lãnh thổ nhằm bổ sung cho các kết quả đã nghiên cứu sơ bộ trong phòng. Ngoài ra, với nội dung nghiên cứu của đề tài về đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững, công tác khảo sát thực địa sẽ giúp chúng có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài cùng với việc thu thập tư liệu từ các nguồn văn bản, bảng số liệu tác giả luôn thực hiện việc kết hợp đi thực tế nghiên cứu địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các tư liệu, các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. Từ đó, giúp chúng tôi đưa ra các định hướng phát triển tối ưu nhất.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá

Phân tích, tổng hợp, đánh giá là ba phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Trong ba phương pháp này thì được sử dụng trước hết là phương pháp phân tích để chia tách, mổ xẻ vấn đề nhằm nghiên cứu cặn kẽ từng vấn đề, cho ra từng kết quả riêng biệt. Sau đó phải sử dụng phương pháp tổng hợp để xem xét tất cả những vấn đề, những kết quả riêng biệt đã phân tích rồi đưa ra kết luận chung. Cuối cùng,

46

phương pháp đánh giá được dùng để nhận xét và đề xuất các phương án sử dụng hợp lí lãnh thổ.

Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thì phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng. Sử dụng phương pháp này giúp xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức trong không gian và thời gian. Mặt khác sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung, từ đó đưa ra những kết luận chính xác về việc bố trí sản xuất, kinh tế theo từng vùng.

2.3.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.

Phương pháp bản đồ còn là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.

Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan. Đề tài đã xây dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:100.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật,… Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi chồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vị cảnh quan.

Phương pháp hệ thông tin địa lí được sử dụng nhằm thể hiện các đối tượng trên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin đó. Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung và đưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công tác đánh giá và thành lập bản đồ.

47

Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa, đồng thời làm nền cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề. Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.5 để thành lập các bản đồ thành phần: Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng.

48

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm cảnh quan huyện M’Đrăk:

3.1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện M’Đrăk

Qua việc nghiên cứu các hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới và Việt Nam, luận văn tiến hành phân loại theo hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải – Nguyễn Thượng Hùng – Nguyễn Ngọc Khánh, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố thành tạo cảnh quan của M‟Đrăk cùng với mục tiêu xây dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1 : 100.000 thì hệ thống phân loại cảnh quan của lãnh thổ đang xét có thể bao gồm 4 cấp phân vị với các chỉ tiêu phân chia tương ứng như sau :

Bảng 3.1. Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan huyện M’Đrắk, tỉ lệ 1 : 50.000

STT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Ví dụ

1 Lớp cảnh quan

Thể hiện sự tác động tổng hợp của các nhân tố địa hình và khí hậu, từ đó tạo nên các cảnh quan khác nhau cả về bản chất và diện mạo.

– Lớp cảnh quan núi đặc trưng bởi các quá trình rửa trôi, xói mòn.

2 Phụ lớp cảnh quan

Nằm trong một lớp cảnh quan nhất định, phân biệt với nhau bởi mức độ kết hợp của hai nhân tố địa hình – khí hậu và bởi cường độ của các vòng tuần hoàn vật chất – năng lượng. – Phụ lớp cảnh quan núi trung bình. – Phụ lớp cảnh quan bán bình nguyên. 3 Kiểu cảnh quan Thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa hai nhân tố khí hậu và sinh vật, quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật.

– Kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm.

4 Loại cảnh quan Thể hiện sự tác động qua lại giữa các quần xã thực vật và

– Loại cảnh quan rừng tự nhiên á nhiệt đới thường

49

các loại thổ nhưỡng cùng với sự tham gia một cách chủ động của con người và các nhân tố khác, quyết định khả năng tồn tại và phát triển của cảnh quan.

xanh trên đất xám feralit núi trung bình.

3.1.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện M’Đrăk:

Cảnh quan huyện M‟Đrăk có sự phân hóa đa dạng, sự phân hóa đó được thể hiện rõ nét theo sự phân hóa của hình thái địa hình, từ cấp phân loại lớp cảnh quan trở xuống. Cụ thể như sau:

a. Lớp cảnh quan: Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc trưng phát sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hoá phi địa đới của tự nhiên, dựa vào tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc địa hình và phân hóa khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Lớp cảnh quan huyện M‟Đrăk gồm 2 lớp cảnh quan chính: Lớp cảnh quan núi và lớp cảnh quan bán bình nguyên;

b. Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình. Cảnh quan huyện M‟Đrăk được phân chia thành 4 phụ lớp cảnh quan gồm: Phụ lớp cảnh quan núi trung bình; Phụ lớp cảnh quan núi thấp; Phụ lớp cảnh quan cao nguyên; Phụ lớp cảnh quan bán bình nguyên.

c. Kiểu cảnh quan:Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện M‟Đrăk thuộc cùng một kiểu thảm thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm. Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện M‟Đrăk có lớp phủ thực vật rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa phát triển rộng khắp trên toàn lãnh thổ.

d. Loại cảnh quan: Là đơn vị phân loại dựa trên mối tác động tương hỗ của 1 loại đất và 1 kiểu thảm thực vật. Loại cảnh quan phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ. Với sự kết hợp của 5 nhóm loại đất và 9 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 30 loại cảnh quan.

50

51

52

Bảng 3.3. Loại cảnh quan huyện M’Đrăk

Loại hiệu Loại Đất Số đơn vị Diện tích (km2) % tổng diện tích (%) Phân bố Rừng tự nhiên á nhiệt đới thường xanh vùng núi

trung bình

1 Ha 2 7,637306 0,57

Xã Cư San

Rừng tự nhiên nhiệt đới thường xanh

vùng núi thấp

2 Fs 14 314,8966 23,565 Xã Cư San, Cư Prao, Krông A, Ea M‟Doal... 7 Fa 13 270,2448 20,223 Ea Trang, Cư Króa, Ea

Lai... Rừng trồng nhiệt

đới thường xanh vùng núi thấp

3 Fs 6 50,79799 3,801 Krông Jing, Krông A, Ea H‟Mlay, Ea Trang... 8 Fa 6 13,84026 1,035 Cư Króa, Ea Lai,

Krông A Cây bụi cỏ nhiệt đới

thường xanh vùng núi thấp

4 Fs 32 72,95755 5,460 Ea Trang, Cư San, Krông A, Cư M‟Ta... 9 Fa 18 23,29938 1,743 Ea Trang, Cư Prao, Cư

Króa, Ea Lai... Lúa dưới rừng

thường xanh vùng núi thấp

5 Fs 3 0,850337 0,063

Ea Trang, Cư San

Cây trồng hàng năm thường xanh vùng

núi thấp

6 Fs 17 8,859763 0,663 Cư San, Ea Trang, Ea M‟Doal, Ea H‟Mlay... 10 Fa 6 8,991562 0,672 Ea Lai, Cư Króa Rừng tự nhiên nhiệt

đới thường xanh 11 Fk 1 0,122804 0,009

53 vùng cao nguyên

Rừng trồng nhiệt đới thường xanh vùng cao nguyên

12 Fk 4 1,581007 0,118

Krông Jing, Ea Lai

Cây bụi cỏ nhiệt đới thường xanh vùng

cao nguyên

13 Fk 14 3,649758 0,273

Cư Prao, Ea Lai, Krông Jing, Ea H‟Mlay, Cư M‟Ta

Lúa dưới rừng nhiệt đới thường xanh vùng cao nguyên 14 Fk 10 2,154721 0,161 Ea H‟Mlay, Ea Riêng, Krông Jing, Ea H‟Mlay... Cây trồng hàng năm dưới rừng nhiệt đới

thường xanh vùng cao nguyên

15 Fk 21 13,58478 1,016

Ea Riêng, Ea M‟Doal, Cư Prao, Ea Lai, Krông Jing...

Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

nhiệt đới thường xanh vùng cao

nguyên

16 Fk 15 33,8406 2,532

Ea Riêng, Cư Prao, Ea H‟Mlay, Krông Jing, Cư M‟Ta...

Mặt nước dưới rừng nhiệt đới thường

xanh vùng cao nguyên

17 Fk 6 1,378421 0,103

Krông Jing, Ea Riêng, Ea H‟Mlay

Rừng tự nhiên nhiệt đới thường xanh

vùng bán bình nguyên

18 X 6 12,39443 0,927 Cư San, Ea Trang

24 Fa 66 47,4167 3,548

Cư San, Cư Króa, Cư M‟Ta, Ea Pil Thị trấn M‟Đrăk...

Rừng trồng nhiệt đới thường xanh

vùng bán bình nguyên

19 X 5 4,364269 0,326 Ea Trang

25 Fa 69 73,43617 5,495

Krông A, Krông Jing, Cư Króa, Ea Pil, Ea

54

Lai... Rừng thứ sinh nhiệt

đới thường xanh vùng bán bình

nguyên

26 Fa 1 0,327097 0,024

Krông A

Cây bụi cỏ nhiệt đới thường xanh vùng

bán bình nguyên

20 X 10 17,73988 1,327 Cư San, Ea Trang 27 Fa 99 104,57 7,825 Trên toàn địa bàn

huyện Lúa dưới rừng nhiệt

đới thường xanh vùng bán bình

nguyên

21 X 2 0,512481 0,038 Cư San

28 Fa 29 12,93469 0,968

Cư M‟Ta, Krông Jing, TT M‟Đrăk, Ea H‟Mlay...

Cây trồng hàng năm nhiệt đới thường xanh vùng bán bình

nguyên

22 X 7 7,931919 0,593 Cư San, Ea Trang

29 Fa 89 145,9458 10,922

TT M‟Đrăk, Krông A, Cư M‟Ta, Ea Pil, Cư Prao...

Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

nhiệt đới thường xanh vùng bán bình nguyên 30 Fa 27 23,73876 1,776 Ea M‟Doal, Ea H‟Mlay, Ea Lai, Ea Riêng... Mặt nước dưới rừng nhiệt đới thường xanh vùng bán bình

nguyên

23 X 8 2,187346 0,164

Ea M‟Doal, Cư Króa,

Cư M‟Ta, TT

M‟Đrăk...

3.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông – lâm nghiệp huyện M’Đrăk M’Đrăk

3.2.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan huyện M’Đrăk

Trên cơ sở nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan, thì khi đánh giá cảnh quan huyện M‟Đrăk phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các ngành sản xuất nông

55

nghiệp, lâm nghiệp là chủ thể của quá trình đánh giá được dự kiến bố trí, phát triển trên từng đơn vị cảnh quan và đặc điểm của các đơn vị cảnh quan là khách thể của quá trình đánh giá để xác định mức độ thích hợp hay không thích hợp cho mục đích sử dụng. Sau đó cần đánh giá tổng hợp cho các ngành nói trên để đưa ra được định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện M‟Đrăk.

Đối tượng đánh giá cảnh quan huyện M‟Đrăk chính là 30 loại cảnh quan, tuy nhiên trong quá trình tiến hành đánh giá để tạo nên tính tập trung, tùy theo mục đích đánh giá và đặc biệt dựa vào các tiêu chí là các yếu tố giới hạn trong đánh giá của các đối tượng có thể ngay từ đầu loại bớt những cảnh quan không cần đánh giá. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở kết quả phân tích đặc điểm các thành phần, cấu trúc và chức năng của cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu, căn cứ vào hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan, trong nội dung của luận văn đã xác định được không ít các dạng cảnh quan có nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi đối với một ngành sản xuất nào đó) và đã loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan huyện M‟Đrăk là đưa ra những kết luận tương đối chính xác về khả năng thích hợp nhất của cảnh quan đối với các mục đích sử dụng, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm của các đơn vị cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững tại huyện M‟Đrăk.

3.2.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)