Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 60)

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh quan huyện M‟Đrăk, luận văn đã tiến hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước và sinh vật. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của các loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp; có sự phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh thổ huyện M‟Đrăk từ vùng núi đến cao nguyên, bán bình nguyên. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể được xác định dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại hình sản xuất (các dạng sử dụng) cụ thể. Thang điểm cho từng chỉ tiêu được xác định thông qua đặc điểm và vai trò của từng chỉ tiêu đối với đối tượng đánh giá. Bậc trọng số được xác định tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của yếu tố

56

đối với từng ngành sản xuất. Thang điểm và bậc trọng số được chia thành 3 cấp như bảng dưới:

Bảng 3.4. Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá Stt

Thang điểm Bậc trọng số

Mức độ Điểm Mức độ Bậc

1 Rất thuận lợi 3 Ảnh hưởng mang tính chất quyết định 3

2 Thuận lợi trung bình 2 Ảnh hưởng mạnh 2

3 Ít thuận lợi 1 Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể 1 Bằng phương pháp so sánh nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng (chủ thể) với tiềm năng sinh thái của cảnh quan và lập ma trận tam giác, luận văn tiến hành lựa chọn trọng số cho từng tiêu chí đánh giá.

3.2.2.1. Đối với ngành lâm nghiệp

Luận văn tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các loại cảnh quan đối với các mục đích phát triển rừng, đây là một trong những cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái các loại cây rừng nhiệt đới, đặc điểm, chức năng các đơn vị cảnh quan để lựa chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu đánh giá; Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn, cũng như định hướng sử dụng phải phù hợp với các quy định về tiêu chí phân loại rừng và các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [2, 3, 4].

a) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ của cảnh quan

Là đánh giá khả năng cảnh quan thích hợp đến mức độ nào đối với vấn đề phát triển rừng phục vụ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đối với cảnh quan huyện M‟Đrăk, luận văn chỉ tiến hành đánh giá tiềm năng đối với vai trò phòng hộ đầu nguồn, đây là loại rừng cần thiết đã và đang được quy hoạch trên lãnh thổ nghiên cứu.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn (P):

Chỉ đánh giá các cảnh quan nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn được xác định theo chức năng cảnh quan, bao gồm các cảnh quan ở các khu vực núi, thượng nguồn, trung lưu sông suối, xung quanh các bồn tụ thủy; có độ dốc địa hình từ 150 trở lên. Không đánh giá các cảnh quan ở đồng bằng với thảm thực vật trồng là các loại cây nông nghiệp hàng năm (hoa màu, lúa) và các điểm quần cư.

57

Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá mức độ thích hợp cho mục đích phát triển rừng phòng hộ gồm:

+ Vị trí của cảnh quan: Là một trong những tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ. Đối với các cảnh quan đầu nguồn sông suối, gần bồn tụ thủy hoặc sông suối thì mức độ phòng hộ càng cao.

+ Địa hình: Độ dốc địa hình, các dạng địa hình (núi cao, thấp, thung lũng, đồng bằng) là nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất đai. Nếu ở những vùng độ dốc lớn, địa hình núi đá vôi thì càng cần thiết phải phát triển rừng phòng hộ.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày đất là các yếu tố liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng nói chung và khả năng xói mòn đất đai nói riêng.

+ Khí hậu: Các yếu tố như lượng mưa, Số tháng mưa, nhiệt độ trung bình vừa ảnh hưởng đến xói mòn đất và dòng chảy, đồng thời là điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Thảm thực vật: Yếu tố độ che phủ quyết định rất lớn đến khả năng phòng hộ. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của các đơn vị cảnh quan và yêu cầu sinh thái của loại hình rừng phòng hộ đầu nguồn để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc, cụ thể có 3 bậc gồm: Rất thích hợp (P1): 3 điểm; Thích hợp (P2): 2 điểm; Kém thích hợp (P3): 1 điểm.

Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn Mức độ thích hợp Các chỉ tiêu Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Vị trí cảnh quan Vùng núi cao

đầu nguồn

Vùng gần sông suối, bồn tụ thủy

Xa nguồn sông suối

Dạng địa hình Núi trung bình Núi thấp Cao nguyên, bán bình nguyên

Độ dốc (độ) > 25 15 - 25 < 15

Loại đất Ha, Fk Fa, Fs X

Tầng đất (cm) >100 50-100 <50

Nhiệt độ TB năm (độ) >22 20-22 <20

Lượng mưa TB năm (mm)

58 Thảm thực vật Rừng tự nhiên (Rừng giàu, độ che phủ cao) Rừng thứ sinh (Rừng nghèo, độ che phủ TB) Rừng trồng, Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm

(Độ che phủ thấp) Trong đó các chỉ tiêu thảm thực vật (hiện trạng lớp phủ rừng) là yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến khả năng phòng hộ của cảnh quan có trọng số 3; các yếu tố vị trí cảnh quan, địa hình, độ dốc địa hình là các tiêu chí đặc trưng đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về thổ nhưỡng và khí hậu là các tiêu chí chung cho phát triển rừng có trọng số 1.

b) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất (S)

Rừng sản xuất có thể là rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc rừng đang tái sinh, phục hồi. Căn cứ vào mục đích sản xuất kinh doanh là khai thác, trồng mới, tái sinh rừng; trên cơ sở đặc điểm cảnh quan, luận văn chỉ đánh giá các cảnh quan có độ dốc từ 8-250

, không đánh giá các cảnh quan thuộc núi trung bình và đồng bằng thấp, cảnh quan có thảm thực vật là cây hàng năm và lúa, theo các tiêu chí được lựa chọn gồm:

+ Địa hình: Dạng địa hình, độ dốc là yếu tố vừa quyết định đến điều kiện sản xuất, khai thác; vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển rừng nói chung.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày.

+ Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, độ dài mùa mưa, chỉ số khô hạn.

+ Thảm thực vật: Rừng giàu, rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, khai thác rừng.

Bảng 3.6. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất

Mức độ thích hợp Các chỉ tiêu Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Dạng địa hình Cao nguyên Núi thấp,

bán bình nguyên Núi trung bình Độ dốc (độ) 80 – 150 150-250 > 250 Loại đất Fs, X Fa, Fk X Tầng đất (cm) >100 50-100 <50 Nhiệt độ TB năm (độ) >22 20-22 <20

Lượng mưa TB năm (mm)

59

Chỉ số khô hạn (K) Hơi ẩm Khô

Thảm thực vật Rừng tự nhiên (Rừng giàu và TB độ che phủ cao) Rừng thứ sinh, Rừng trồng (Rừng nghèo, độ che phủ TB) Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm (Độ che phủ thấp) Các chỉ tiêu được phân thành 3 bậc: Rất thích hợp (S1): 3 điểm; Thích hợp (S2): 2 điểm; Kém thích hợp (S3):1 điểm.

Trong các tiêu chí trên, các tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với mục đích sản xuất là: Hiện trạng thảm thực vật rừng (liên quan đến trữ lượng rừng) có trọng số 3; các tiêu chí địa hình (độ dốc, dạng địa hình là điều kiện khai thác) có trọng số 2; còn lại các tiêu chí khác gồm: thổ nhưỡng, khí hậu có trọng số 1 (là những tiêu chí cho phát triển rừng nói chung).

3.2.2.2. Đối với ngành nông nghiệp

a) Đánh giá cho phát triển cây trồng hàng năm và hoa màu (H)

Nhu cầu sinh thái của tập đoàn một số cây trồng hàng năm và hoa màu tương tự nhau được trồng ở huyện M‟Đrăk là các loại cây nhiệt đới ẩm, phân bố chủ yếu ở vùng bán bình nguyên, trên nhiều loại đất khác nhau, tầng đất khoảng từ 30-50cm, thường thích hợp với khí hậu nóng, ẩm đến hơi khô, một số cây có thể trồng được ở những điều kiện khô hạn. Phân bố rộng ở vùng núi thấp, cao nguyên, bán bình nguyên; độ dốc địa hình <150.

Căn cứ vào các đặc điểm về nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị cảnh quan ở huyện M‟Đrăk, đối với cây hàng năm và hoa màu, luận văn không tiến hành đánh giá cho các loại cảnh quan ở địa hình núi có độ dốc trên 150, thảm thực vật hiện tại là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh hoặc rừng trồng;

Các tiêu chí đánh giá được phân thành 3 bậc và cho điểm như sau: Rất thích hợp (H1): 3 điểm; Thích hợp (H2): 2 điểm; Kém thích hợp (H3):1 điểm.

Trong các các tiêu chí đánh giá, tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với cây hàng năm và hoa màu là địa hình, loại đất có trọng số 3; tầng dày và chế độ ẩm có trọng số 2; còn lại các chỉ tiêu khác trọng số 1.

60

Bảng 3.7. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây trồng hàng năm Mức độ thích hợp Các chỉ tiêu Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Độ dốc địa hình (độ) 3-8 <3 8-15 Loại đất Fk Fa, Fu X Tầng dày (cm) >50 30-50 <30

Chế độ ẩm (K) Hơi ẩm Hơi khô Khô

Lượng mưa TB năm (mm)

>2000 1500-2000

Nhiệt độ TB năm (độ) 20-24 >24, <20 Độ dài mùa mưa

(tháng)

>6 5-6

Chế độ nước Thoát nước tốt Khó thoát nước

b) Đánh giá các đơn vị cảnh quan cho phát triển cây lúa nước

Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan có khả năng thích nghi với mục đích trồng lúa, tác giả căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây trồng và các yếu tố tự nhiên của cảnh quan vùng đồng bằng huyện M‟Đrăk để lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá.

Về đặc điểm sinh thái cây lúa: Đây là cây lương thực chính được trồng nhiều ở các vùng trũng của huyện như xã Cư M‟Ta, Krông Jing, Krông A, Cư San. Một trong những yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của cây lúa là nhiệt độ, thích hợp nhất từ 25-280C, dưới 130

C lúa ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ thấp hơn kéo dài lúa sẽ bị chết, nhiệt độ lớn hơn 350 cũng sinh trưởng rất kém và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Lượng mưa cần thiết để trồng được lúa là những vùng có lượng mưa trung bình năm từ 1000mm trở lên và số tháng mưa từ 5-6 tháng/năm. Lúa thích nghi trên nhiều loại đất có độ pH, mặn, phèn và thành phần cơ giới khác nhau, thích hợp với độ pH từ 4,5-7. Các loại đất thích hợp với lúa nước là phù sa trung tính, phù sa gley, có thành phần cơ giới nhẹ, ngập úng từ 30-60cm dưới 15 ngày. Căn cứ nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị cảnh quan, tác giả không tiến hành đánh giá đối với các cảnh quan ở vị trí có độ dốc trên 80.

61

Bảng 3.8. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng Lúa

Mức độ thích hợp Các chỉ tiêu Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Độ dốc địa hình (độ ) <3 3-8 Loại đất Fk Fa, Fs X Tầng dày (cm) >50 30-50 <30

Độ pH Trung tính Ít chua Chua

Lượng mưa TB năm (mm)

>1800 1500-1800 <1500

Nhiệt độ TB năm (0C) 24-28 22-24 >35, <22 Độ dài mùa mưa

(tháng)

5-6 >6

Chế độ nước Ngập thường xuyên 30-60cm

Ngập định kỳ Ngập úng

Các cảnh quan được đánh giá ở 3 mức: Rất thích hợp (L1), thích hợp (L2) và kém thích hợp (L3). Trong đó tiêu chí loại đất là tiêu chí đặc trưng khá đặc biệt, quan trọng đối với mục đích trồng lúa có trọng số 3, độ pH, chế độ nước và độ dốc có trọng số 2, còn lại các tiêu chí khác có trọng số 1.

c. Đánh giá các đơn vị cảnh quan cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả:

Căn cứ vào đặc điểm nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị cảnh quan ở huyện M‟Đrăk, đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, luận văn không tiến hành đánh giá cho các loại cảnh quan ở địa hình có độ dốc trên 250

, thảm thực vật hiện tại là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh hoặc rừng trồng.

Các tiêu chí đánh giá được phân thành 3 bậc và cho điểm như sau: Rất thích hợp (C1): 3 điểm; Thích hợp (C2): 2 điểm; kém thích hợp (C3): 1 điểm.

Trong các tiêu chí đánh giá, tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả là loại đất và chế độ nước có trọng số là 3, tầng dày có trọng số 2, còn lại các chỉ tiêu khác trọng số là 1.

62

Bảng 3.9. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

Mức độ thích hợp Các chỉ tiêu Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Độ dốc địa hình (độ ) 3 – 8 8 – 15 >25 Loại đất Fk Fa, Fs X Tầng dày (cm) >50 30-50 <30

Độ pH Trung tính Ít chua Chua

Lượng mưa TB năm (mm)

>1800 1300-1800 <1300

Nhiệt độ TB năm (0C) 20-25 15 – 20 >32, <5 Chế độ nước Thoát nước tốt Khó thoát nước

- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số được lựa chọn, luận văn tiến hành cho điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài toán trung bình cộng có trọng số tính điểm cho từng đơn vị cảnh quan theo công thức:   n a DiKi n D 1 1

Trong đó: Da: điểm đánh giá chung cho loại cảnh quan A Di: điểm đánh giá cho chỉ tiêu thứ i

Ki: trọng số của chỉ tiêu thứ i n: số chỉ tiêu đánh giá

i: chỉ tiêu đánh giá, i = 1,2,...,n

-Tiến hành phân hạng thích nghi, khoảng cách điểm các mức thích nghi được tính theo công thức: M D D D max  min 

Trong đó, ΔD là khoảng cách điểm giữa các mức, Dmax và Dmin là điểm đánh giá cao nhất và thấp nhất của đơn vị cảnh quan,M là số lượng cấp phân hạng thích nghi (3 cấp).

63 3.2.3. Kết quả đánh giá: Mục đích sử dụng Mức độ thích nghi Dạng cảnh quan Rừng phòng hộ đầu nguồn Rất thích hợp 1,2,13 Khá thích hợp 3,7,8,11.12,18, 24, 25, 26 Kém thích hợp 4, 9, 19, 20, 27 Rừng sản xuất Rất thích hợp 11, 12 Khá thích hợp 2, 3, 7, 8, 13, 18, 24, 25, 26 Kém thích hợp 4, 9, 19, 20, 27 Trồng cây hàng năm Rất thích hợp 14, 15, 29 Khá thích hợp 5, 6 , 13, 16, 22, 27, 28 Kém thích hợp 4, 9, 10, 20, 21, 30 Lúa Rất thích hợp 13, 14, 15, 28 Khá thích hợp 5, 16, 21, 27, 29 Kém thích hợp 4, 6, 9, 10, 20,22,30

Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

Rất thích hợp 14, 15, 16

Khá thích hợp 13, 22, 27, 29, 30 Kém thích hợp 4, 5, 6, 9, 10, 20, 21, 28 3.2.3.1. Đối với ngành lâm nghiệp

a) Mục đích phát triển rừng phòng hộ

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ (P) Dạng cảnh quan Vị trí Dạng địa hình Độ dốc Loại đất Tầng dày Nhiệt độ TB năm Lượng mưa TB năm Tháng Mưa Thảm thực vật Tổng điểm Phân hạng Trọng số 2 2 2 1 1 1 1 1 3 1 3 3 3 3 3 1 2 3 3 39 P1 2 2 2 3 3 2 1 2 3 3 34 P1 3 2 2 3 3 2 1 2 3 2 31 P2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)