Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 81)

Đánh giá Cảnh quan nhằm đưa thêm những cơ sở khoa học góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững là khâu quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan huyện M‟Đrắk. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện M‟Đrắk, thành lập bản đồ cảnh quan, nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ và vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn đã tiến hành công tác đánh giá và đưa ra các định hướng sử dụng cảnh quan bằng việc xây dựng bản đồ định hướng sản xất nông – lâm nghiệp cho cảnh quan huyện. Để thực hiện các định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững đã được đề xuất, căn cứ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện M‟Đrắk và hiện trạng cảnh quan của địa bàn nghiên cứu, luận văn đề nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường huyện M‟Đrắk như sau:

3.3.3.1. Đối với sản xuất nông nghiệp

Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện M‟Đrắk theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nông nghiệp đó là:

- Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của cảnh quan đối với các mục đích sử dụng đã được quy hoạch gần như tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nông - lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm; đa dạng hoá cây trồng,

77

đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:

Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lúa trên các cảnh quan số: 5, 14, 21, 27, 28 nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ một cách tối đa.

Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.

+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng có nguồn nước ngầm tốt và ven các con sông nhỏ và cây dài ngày, cây ăn quả ở vùng gò đồi trên đất bạc màu, xói mòn. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như: sắn, mía, ngô. Tiếp tục phát triển tại các xã có điều kiện thuận lợi trồng nhóm cây thực phẩm: Ea Pil, Cư Prao, Cư San theo hướng hình thành vùng chuyên canh rau sạch, chất lượng cao cung cấp cho nhu cầu nội huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Tăng diện tích gieo trồng bằng công tác chọn giống, tăng vụ, xen canh gối vụ.

Hiện nay trên địa bàn huyện M‟Đrắk đang phát triển cây cà phê trồng xen hồ tiêu quy mô nông hộ theo dự án phát triển ca cao bền vững do Tổ chức quốc tế ACDI / VOCA tài trợ. Vì thế cần hình thành vùng trồng cao cao và điều để tập trung để mở rộng diện tích trong tương lai.

Cây ăn quả gồm cam, chanh, quýt, nhãn, vải, xoài tiếp tục triển trên đất vườn trong khu dân cư và trang trại. Tuỳ theo tính chất khí hậu thời tiết để đưa các loại cây trồng hợp với từng vùng, từng địa bàn; đồng thời với chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật; tăng cường công tác thu mua sản phẩm của các nông hộ.

3.3.3.2. Đối với lâm nghiệp

- Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ được nguồn tài nguyên đất toàn huyện. M‟Đrắk là một huyện có địa hình khá phức tạp, cho nên lớp phủ rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

78

+ Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng vùng đồi núi; Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc hoặc những nơi rừng nghèo kiệt, thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các cảnh quan định hướng cho nông - lâm kết hợp.

+ Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái ở các cảnh quan rừng thứ sinh, rừng nghèo.

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép.

+ Các cảnh quan vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các cảnh quan cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm và phục hồi độ phì cho đất.

+ Tăng cường các mô hình nông - lâm kết hợp. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng nguyên sinh có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng).

79

HÌNH 4. BẢN ĐỒ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG KHÔNG GIAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HUYỆN M'ĐRĂK

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan huyện M‟Đrắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài. Luận văn đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và môi trường huyện M‟Đrắk có sự phân hóa đa dạng, khá phức tạp và chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Các thành phần tự nhiên của lãnh thổ như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật luôn có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực gọi là các thể tổng hợp tự nhiên, hay còn gọi là cảnh quan. Trong hệ thống đó, mỗi thành phần có một vai trò vị trí nhất định, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hệ thống.

2. Trên cơ sở các nguồn tư liệu và dữ liệu thu thập được kết hợp với khảo sát kiểm chứng thực tế về địa bàn nghiên cứu, luận văn đã tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ, Địa Chất, Địa mạo, bản đồ Thổ nhưỡng, bản đồ Thảm thực vật) với độ tin cậy cao nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và là cơ sở đề thành lập bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển cho khu vực huyện M‟Đrắk.

3. Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện M‟Đrắk quy định đa dạng trong cấu trúc, chức năng cảnh quan lãnh thổ, hình thành nên hệ thống cảnh quan gồm 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 5 kiểu cảnh quan, 12 hạng cảnh quan, 30 loại cảnh quan nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.

4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng như định hướng phát triển nền kinh tế địa phương kết hợp với mục tiêu ban đầu, luận văn đã lựa chọn đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; tiến hành xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, nhân tố giới hạn và phương pháp đánh giá đối với 4 dạng sử dụng

81

cho các mục đích: Phát triển rừng phòng hộ, sản xuất rừng của ngành lâm nghiệp; trồng cây hàng năm, lúa của ngành nông nghiệp. Kết quả đánh giá thành phần được xác định ở 3 cấp độ, được thể hiện trên các bản đồ đánh giá thành phần.

5. Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của huyện M‟Đrắk, luận văn đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững lãnh thổ. Thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp. Kết quả cụ thể:

Có 13 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp.

Có 12 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp.

Có 3 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích nông - lâm kết hợp với diện tích, phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên thấp. Có thể kết hợp trồng rừng với cây hàng năm hoặc rừng và cây ăn quả; cũng có thể kết hợp các mô hình nông - lâm như: vườn-ao-chuồng-rừng, vườn-chuồng-rừng hoặc vườn-ao-chuồng ở vùng đồng bằng cao có nguồn nước ngầm phong phú.

7. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong vấn đề sử dụng đất; bảo vệ rừng và phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp nhằm xây dựng những luận cứ khoa học góp phần định hướng phát triển phù hợp cho các ngành nông, lâm nghiệp huyện M‟Đrắk nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển nông - lâm nghiệp bền vững.

Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu đánh giá cảnh quan là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp khai thác và sử dụng đồng thời nhiều loại tài nguyên trên cùng một đơn vị cảnh quan lãnh thổ. Vậy nên, việc sử dụng đơn vị lãnh thổ nào đó vào các mục đích khác nhau, cần phải tính đến việc khai thác tổng hợp nhiều loại tài nguyên, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi đến MT, phải có biện pháp BVMT lãnh thổ hướng đến PTBV cho địa phương. So sánh với những yêu cầu thực tiễn, luận văn còn tồn tại một số vấn đề:

82

Tuy đã phân tích chi tiết đặc điểm hình thái cấu trúc của từng đơn vị cảnh quan, nhưng chưa có nhiều số liệu định lượng mức độ và quá trình biến đổi cho từng cảnh quan nên việc đánh giá mức độ thích hợp từng loại CQ phát triển các ngành kinh tế chiến lược dừng lại ở mức chung nhất, chưa thể chi tiết cho từng phân ngành nhỏ.

Trọng số của chỉ tiêu được xác định dựa trên kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của loại chỉ tiêu đó với hình thức sử dụng lãnh thổ, phần nào chưa phản ánh hết mức độ phân hóa giữa các nhóm trọng số.

Khắc phục những tồn tại trên, cần có những nghiên cứu tổng hợp hơn, chi tiết hơn, sâu hơn đồng bộ và hệ thống hơn, cần sớm được tục nghiên cứu để có kết quả hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. D.L Armand (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng phòng hộ, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng Đặc dụng, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.

5. Chi hội Sinh thái cảnh quan Việt Nam (1992), Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp luận, Tuyển tập các báo cáo, Hà Nội.

6. Cục thống kê Đăk Lăk (2013), Niên giám thống kê 2012, M‟Đrăk.

7. Nguyễn Thị Kim Chương (2003), Địa lý Tự nhiên đại cương 3 “Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lý của Trái đất”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Kim Chương (1998), Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật Địa lý của Trái đất, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Dược, Trung Hải (2004), Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Độ (2003), Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện Địa lý phục vụ phát triển cây trồng công nghiệp dài ngày tỉnh Đăk Lăk, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý Tự nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 11. V.M. Fridland (1964), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Người dịch: Lê Huy Bá), NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

12. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Hoàng Hải (1990), Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KHTN và CN Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Hoàng Hải (1990), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm,

15. Phạm Hoàng Hải (1993), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.

16. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan", Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 2 (T.20), 81-85, Hà Nội.

18. Phạm Hoàng Hải (2006), "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu", Tuyển tập các báo cáo Hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)