Những vấn đề lý luận về sinh thái cảnh quan:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 25)

Như đã trình bày tại mục trên trong luận văn, hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan. là sự kết hợp lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học. Do đó, sinh thái học cảnh quan nghiên cứu mối tác động giữa các kiểu phân bố không gian (spatial patterns) và các quá trình sinh thái. Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành nghiên cứu về cảnh quan, đặc biệt là về thành phần, cấu trúc, chức năng của cảnh quan. Đó là các lĩnh vực nghiên cứu về những nguyên nhân, hậu quả của đa dạng không gian với các cấp độ khác nhau trong mối liên quan với cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái (LOICZ. 1996, 1997, 1998). Nó đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thiết kế các qui hoạch tổng thể trong các mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn. Thực chất đây là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kể cả bảo tồn thiên nhiên, xây dựng,

21 kiến trúc, phát triển cơ sở hạ tầng…

Một số đặc điểm chính của sinh thái cảnh quan bao gồm:

- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các cấp độ không gian rộng lớn (một vùng, một khu vực). nghiên cứu tác động sinh thái học của các kiểu phân bố không gian lên các hệ sinh thái;

- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các thể „khảm‟ trong việc bố trí khu bảo tồn, khu dân cư, nơi sống, thảm thực vật, nông nghiệp…là bức tranh tổng thể của các mảnh nhỏ nhiều màu sắc. Nó còn đề cập đến chiều hướng tác động của sự phân bố không gian đến các quá trình sinh thái;

- Sinh thái cảnh quan (STCQ) thúc đẩy phát triển mô hình và nghiên cứu lý thuyết quan hệ không gian, thu thập dữ liệu mô tả mới về không gian và các quá trình động thái hệ sinh thái nói chung và cảnh quan nói riêng.

Nghiên cứu sinh thái học cảnh quan chiếm vị trí quan trọng trong bảo tồn sinh quyển. Các xu hướng nghiên cứu hiện nay cho thấy sinh thái cảnh quan tập trung trên 3 lĩnh vực cơ bản là cấu trúc, chức năng và sự thay đổi trong không gian và thời gian:

- Cấu trúc: Nghiên cứu các kiểu không gian, cách bố cục, sắp xếp..các hệ thống bao gồm khu bảo tồn, vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch…cho một vùng rộng lớn;

- Chức năng: Nghiên cứu các mối tác động qua lại giữa các thành phần không gian của cảnh quan bao gồm sự vận động của sinh vật, chu trình vật chất và năng lượng, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn…;

- Thay đổi: chấp nhận rằng cả cấu trúc và chức năng luôn thay đổi theo thời gian, những sự thay đổi về khí hậu, địa mạo, địa chất … đều tác động đến cấu trúc và chức năng cảnh quan và ngược lại. Sinh thái cảnh quan đi sâu nghiên cứu tạo ra các mô hình phát triển bền vững trong việc kết hợp hài hoà giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)