Phương pháp luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 47)

2.3.1.1. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng tự nhiên mà là một tổ hợp có tổ chức. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tổ chức mở của hệ địa lý và tổ chức liên tục tự nhiên mà những tác động truyền theo những kênh khác nhau. Quan điểm

43

này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các hợp phần mà có thể lựa chọn một đại diện chủ đạo quy định đến tổng thể.

Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá trên cở sở phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp đòi hỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành các dạng cảnh quan đó trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nghĩa là phải nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như quy luật phân hóa của chúng. Từ đó, có những định hướng đúng đắn cho từng loại hình phát triển.

2.3.1.2. Quan điểm hệ thống

Trong tự nhiên, mỗi thực thể luôn tồn tại như một hệ thống nhất gồm nhiều bộ phận cấu thành khác nhau. Mặt khác, mỗi hệ thống không tồn tại độc lập mà luôn là bộ phận của hệ thống lớn hơn. Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnh quan huyện M‟Đrắk như một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồm các hợp phần cấu trúc: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và nhân văn. Các bộ phận này luôn có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của cảnh quan. Đồng thời, các cảnh quan luôn có sự biến đổi do các động lực phát triển bên trong cũng như tác động của các nhân tố bên ngoài thuộc các hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại. Nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm hệ thống để có những định hướng sử dụng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích phát triển mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống xung quanh.

Rõ ràng, khi phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cần phải xem xét mối liên hệ giữa các hợp phần trong cảnh quan và phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ, toàn diện và tổng hợp. Đồng thời, cả hai quan điểm này phải được sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau.

Quan điểm hệ thống coi khu vực M‟Đrắk như một địa hệ thống, được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vât) và các yếu tố xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cảnh quan khu vực M‟Đrắk đã dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ, toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hóa của chúng cũng như các mối quan hệ tương tác lẫn nhau.

44

- Mỗi một thành phần địa lý tự nhiên phải được nghiên cứu tổng hợp trong mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng, thành phần khác về không gian lãnh thổ, về thời gian và động lực phát sinh.

- Mỗi một thành phần hoặc đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên đều có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

- Quá trình hoạt động và diễn biến các thành phần đều tuân theo quy luật tự nhiên, đồng thời chịu sự chi phối của đặc điểm kinh tế - xã hội.

2.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ:

Để nghiên cứu thành công thì cần phải xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu vừa rõ ràng, vừa phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có. Chính vì thế cần phải xác định ngay từ đầu lãnh thổ nghiên cứu. Và khi đã xác định được phạm vi lãnh thổ thì cần tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi ấy và kết quả nghiên cứu cũng chỉ được phản ánh lãnh thổ đó.

Nói như vậy không có nghĩa bỏ qua quan điểm hệ thống. Ranh giới Đắk Lăk chỉ là ranh giới hành chính, còn nghiên cứu cảnh quan là phải tìm hiểu chủ yếu về ranh giới tự nhiên, cho nên ta tiến hành nghiên cứu theo các ranh giới tự nhiên, sau đó ta sẽ dùng ranh giới hành chính để cắt bỏ những phần lãnh thổ nằm ngoài phạm vi của huyện M‟Đrắk. Như thế ta sẽ vừa đảm bảo được quan điểm hệ thống, vừa đảm bảo được quan điểm lãnh thổ.

2.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay (WCED, 1987). Tại khu vực nghiên cứu, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện ở sự thống nhất lợi ích từ việc phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo được an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)