Mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 27)

Con người đã làm thay đổi rất lớn đến cảnh quan nguyên sinh, hầu như không có nơi nào trên trái đất mà không bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên không phải cảnh quan tự nhiên bị con người cải tạo hoàn toàn và phát triển tuân theo các quy luật của xã hội, mà cảnh quan vẫn tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật của tự nhiên, vì vậy khi con người ngừng tác động thì cảnh quan có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Trong điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng cao thì phạm vi và mức độ tác động của con người vào tự nhiên ngày càng lớn và sâu sắc. Thực tế hiện nay các hoạt động sản xuất xã hội đã tạo ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, đồng thời môi trường tự nhiên cũng đã có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực ngược trở lại với con người.

Con người tác động đến tự nhiên dưới nhiều hình thức, trên nhiều phương diện và gây nên những hậu quả rất đa dạng, phức tạp. Theo A.G.Isachenko [26], con người đã tác động đến tự nhiên và gây ra các hậu quả chủ yếu sau đây :

23

- Tác động làm dịch chuyển cơ học các vật chất rắn và quá trình trọng lực: Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi bề mặt địa hình, kéo theo sự thay đổi mực nước, bồi lấp sông hồ, chừng mực nào đó thay đổi mạng lưới thuỷ văn.

- Tác động làm thay đổi tuần hoàn nước và cân bằng ẩm: Các hoạt động như điều chỉnh dòng chảy, xây hồ, đập nước, …làm ảnh hưởng đến khí hậu, mực ngầm, thay đổi cân bằng ẩm, nhiệt độ không khí, làm thay đổi vi khí hậu.

- Tác động làm phá vỡ cân bằng nhiệt: Những tác động đốt nhiên liệu, mật độ dân số tăng, làm tăng nồng độ bụi, khí thải, …đã làm thay đổi cân bằng nhiệt trong khí quyển kéo theo một loạt các hậu quả nghiêm trọng như băng tan, mực biển dâng, nhịp điệu mưa, bão, lũ lụt thay đổi ở nhiều nơi.

- Tác động phá huỷ cân bằng sinh vật: Con người đã có những tác động như huỷ diệt một khối lượng sinh vật lớn, nuôi trồng và mở rộng các khu phân bố của một số loài, phân bố lại động, thực vật trên thế giới hoặc tạo nên nhiều giống loài mới. Những tác động này có thể tích cực nhưng cũng có những tiêu cực đối với hệ sinh thái, có thể phá vở cấu trúc nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên, xói mòn, rửa trôi đất đai, tăng cường hoang hoá, tuần hoàn nước, tuần hoàn nhiệt bị phá vỡ…gây nên khủng hoảng sinh thái.

Với các tác động như trên, con người dưỡng như đã tham gia và làm biến đổi mọi quá trình tuần hoàn vật chất và năng lượng của môi trường địa lý, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên ở những mức độ nhất định. Những địa tổng thể ở cấp thấp dễ biến đổi hơn ở cấp cao. Tuy nhiên để thay đổi CQ hoàn toàn là một quá trình lâu dài, để hình thành một cảnh quan mới thì cấu trúc cảnh quan cũ phải được thay đổi hoàn toàn. A.G.Isachenko phân chia các loại cảnh quan bị biến đổi theo 4 cấp sau đây:

- Các cảnh quan được coi là nguyên sinh: Là những cảnh quan không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay sử dụng vào mục đích kinh tế. Tuy nhiên các cảnh quan này có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các cảnh quan khác.

- Các cảnh quan ít bị biến đổi: Là những cảnh quan mà việc sử dụng ở đây mới chỉ tác động ở từng thành phần tự nhiên chưa phá vở mối liên hệ giữa chúng, vẫn có thể phục hồi được nếu con người không tiếp tục tác động.

- Các cảnh quan bị biến đổi nhiều (bị phá vỡ cấu trúc): Là những cảnh quan có sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đụng chạm vào nhiều thành phần

24

tự nhiên, phá vở cấu trúc cảnh quan và biến đổi theo hướng không khôi phục lại được, bất lợi cho con người.

- Các cảnh quan văn hoá: Là những CQ được con người xây dựng một cách hợp lý, có cơ sở khoa học, mang lại tiềm lực kinh tế cao và chất lượng môi trường tốt đẹp hơn.

Như vậy, con người là một thành phần tự nhiên và vẫn bị chi phối của các quy luật tự nhiên, con người không thể thống trị được tự nhiên, bắt tự nhiên phải tuân theo những ý riêng của mình. Hiện nay khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại, giúp con người khai thác tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Thực chất đó là những tác động đúng hướng mà con người nắm bắt được quy luật tự nhiên và điều khiển sự phát triển của tự nhiên theo hướng có lợi cho mình. Nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên không tuân theo những quy luật của nó, không chú ý đến bảo vệ tự nhiên và không tính đến sự biến đổi của môi trường thì sẽ dẫn đến những hậu quả ngược trở lại đối với con người mà không thể lường hết. Giữa CQ và sản xuất lãnh thổ có một mối liên hệ hai chiều, chính vì vậy khi NCCQ một lãnh thổ cần xem xét mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện mdrắc, tỉnh đăk lă k (Trang 27)