LẮP HÀNG

Một phần của tài liệu luận văn khoa marketing Tăng cường kiểm soát chất lượng để duy trì và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần GSC Việt Nam (Trang 34)

GSC VIỆT HÀ NỘ

LẮP HÀNG

Kiểm soát quá trình: Với sơ đồ vận chuyển này, hàng hóa đảm bảo mới 100% có đầy đủ tài liệu kỹ thuật đính kèm, được đóng gói bởi bao bì cát tông ba lớp đảm bảo để khi vận chuyển đến công trình không bị xước sát, hỏng hóc.

Nhân viên kỹ thuật của nhà thầu trực tiếp giám sát và hướng dẫn công nhân vận chuyển và lắp đặt hàng hóa đúng nơi quy định theo yêu cầu chủ đầu tư, đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trong trường hợp hàng hóa đã giao không đảm bảo chất lượng hoặc khi thi công phát hiện sự cố do lỗi của sản phẩm, thì hàng hóa đó sẽ được thay thế hòan toàn miễn phí trong vòng 02 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của bên mua. Với sự cẩn trọng trong từng khâu vận chuyển như vậy, hàng hóa của công ty luôn đảm bảo được chất lượng cáo nhất cho sản phẩm của mình.

• Quy trình giao hàng

Hàng hóa sau khi trải qua khâu kiểm soát, hoàn thiện đóng gói và nhập kho thành phẩm. Sau khi có lệnh xuất hàng từ cán bộ phụ trách dự án được thủ kho xuất bàn cho đội vận tải vận chuyển đến công trình. Tại điểm tiếp nhận tại công trình, thủ kho có trách nhiệm nhận hàng bảo quản và xuất hàng theo từng khu vực thi công trên công trình. Tại mỗi điểm lắp đặt tổ trưởng tổ thợ có trách nhiệm tổ chức bố trí nhân công lắp đặt đúng theo bản vẽ thiết kế

• Hình thức giao hàng:

Hàng hóa được nhà thầu giao cho chủ đầu tư làm nhiều đợt theo nguyên tắc xếp hàng làm từ tầng trên cùng xuống dưới.

Trước khi giao hàng cho chủ đầu tư, nhà thầu thông báo cho chủ đầu tư để hai bên thống nhất lịch tiếp nhận.

Việc giao hàng hóa được thực hiện xong khi đồng thời thực hiện cả 3 công việc sau:

- Chủ đầu tư nhận đủ hàng hóa theo đúng yêu cầu về kỹ thuật chất lượng.

- Sau khi nhà thầu lắp đặt xong, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đã nêu theo hồ sơ thầu. Có đầy đủ biên bản giao nhận hàng hóa, nghiệm thu được ký tên đóng dấu của chủ đầu tư và nhà thầu.

- Sau khi hoàn tất khâu nghiệm thu nhà thầu cung cấp hóa đơn tài chính theo nghiệm thu mà hai bên đã nhất trí

2.2.1.4 Lắp đặt

• Biện pháp tổ chức lắp đặt trên hiện trường

Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong việc lập kế hoạch thực hiện gói thầu. Khi gặp khó khăn vướng mắc trong việc phối hợp thực hiện làm ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ của gói thầu, nhà thầu phải báo cáo với chủ đầu tư và các đơn vị quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phối hợp giải quyết.

Để thực hiện tốt các hạng mục công trình nhà thầu sẽ mời họp các nhà thầu khác đang thi công tại công trình, nhằm lên kế hoạch triển khai và hỗ trợ tốt cho nhau trong những phần việc có liên quan.

Tạo ra những khu vực làm việc riêng biệt, không gây ảnh hưởng đến mặt bằng giao thông cản trở những nhà thầu khác thi công.

Làm việc gọn gàng, sạch sẽ với phương trâm “Làm gọn dọn sạch” • Kiểm soát trong quá trình

Ngay trong quá trình lắp đặt, ban QLDA luôn kiểm tra giám sát thường xuyên chất lượng và tiến độ lắp đặt. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào, ban QLDA sẽ giải quyết dứt điểm để việc nghiệm thu bàn giao với chủ đầu tư được hoàn thành đúng tiến độ.

Quy trình giám sát chi tiết chất lượng vật tư thiết bị và lắp đặt của nhà thầu, phù hợp với các quy định của pháp luật. Toàn bộ các nhân sự tham gia quá trình là cán bộ công nhân viên của nhà thầu, đã được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa thiết bị sẽ được huy động tối đa cho việc vận chuyển hàng hóa thiết bị từ nhà máy sản xuất đến các địa điểm giao hàng theo yêu cầu của chủ đầu tư theo đúng tiến độ yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Công việc lắp đặt các thiết bị cần đảm bảo chính xác để việc vận hành bình thường ,kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lý lịch thiết bị.

Kiểm tra thiết bị cẩn thận ngay khi mở bao bì , đảm bảo đầy đủ các bộ phận , các chi tiết , đúng chủng loại như thiết kế chỉ định, tính nguyên vẹn của thiết bị, mức độ bảo quản và hư hỏng nhẹ cần xử lý. Cơ quan kiểm tra thực hiện việc thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã quy định của mẫu hàng và thông báo kết quả thử nghiệm cho nhà thầu biết để xử lý: kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ và thực địa ; kiểm tra việc vận chuyển thiết bị đến gần nơi lắp; giám sát việc mở bao bì thiết bị; giám sát quá trình lắp đặt thiết bị; kiểm tra trước lắp đặt thiết bị ; kiểm tra trình tự lắp đặt.

Phía đầu tư thực hiện nghiệm thu sau lắp đặt: sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành thì lập và ký biên bản nghiệm thu . Nếu phát hiện thấy khiếm khuyết thì các bên tham gia nghiệm thu yêu cầu nhà thầu tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc kết cấu chính của thiết bị thì vẫn có thể lập và ký biên bản nghiệm thu cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành. Phía nhận thầu phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.

2.2.1.5 Chăm sóc sau bán

Khách hàng hoàn toàn yên tâm vì mọi sản phẩm của công ty đều được bảo hành. Công ty có cam kết với khách hàng sẽ bồi thường thiệt hại do nhà thầu gây ra tại hiện trường theo mọi quy định của chủ đầu tư. Công ty đã và đang thực hiện nâng cao các dịch vụ chăm sóc sau bán. Thành lập bộ phận chuyên trách, gọi điện chăm sóc, khảo sát ý kiến khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm của công ty. Những vấn đề phát sinh trong

quá trình sử dụng được khách hàng phản hồi sẽ được khắc phục trong thời gian sớm nhất.

2.2.2. Đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất tạicông ty cổ phần GSC Việt Nam. công ty cổ phần GSC Việt Nam.

2.2.2.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp.

Với công tác kiểm soát chất lượng mà công ty đã thực hiện được trình bày ở mục trên, công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng trong việc khắc phục, giảm thiếu các lỗi xảy ra xuyên suốt từ khâu sản xuất đến khu lắp đặt sản phẩm tại hiện trường.

Dưới đây là bảng thống kê số lượng sản phẩm ghế đạt yêu cầu và số lượng sản phẩm ghế bị lỗi của công ty trong 3 năm gần đây.

Đơn vị: Chiếc Năm Tổng sản phẩm sản xuất (1) Tổng sản phẩm đạt (2) Tổng sản phẩm lỗi (3) Sản phẩm lỗi trong sản xuất (4) Sản phẩm lỗi trong vận chuyển, lắp đặt (5) = (3) – (4) Tỷ lệ sản phẩm đạt (%) 2012 1000 960 40 30 10 96% 2013 1150 1120 30 20 10 97,4% 2014 1300 1285 15 12 3 98,8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng sản phẩm sản xuất ghế GSC

(Nguồn: phòng kế toán)

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy rất rõ sự giảm thiểu các sản phẩm lỗi qua các năm. Tỷ lệ sản phẩm đạt tăng dần theo các năm, năm 2013 so với năm 2012 tăng 1,4%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.4%. Đây là một kết quả đáng mừng cho thấy hiểu quả của hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, lượng sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất nhiều hơn rất nhiều so với số sản phẩm lỗi trong khâu vận chuyển và lắp đặt. Nguyên nhân chính là do phương pháp sản xuất và việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong khâu sản xuất còn gặp phải những hạn chế nhất định , chủ yếu ở việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, và trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.

2.2.2.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp.

Để tìm hiểu kỹ hơn về công tác kiểm soát chất lượng hoạt động sản xuất tại công ty cổ phần GSC, tác giả đã sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra cho hai đối tương: cán bộ bộ phận kiểm soát chất lượng của công ty, và khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. Câu hỏi điều tra xem ở phụ lục 2 và phụ lục 3.

Sau khi phát ra 30 phiếu với cơ cấu phiếu: 1 người là trưởng phòng kinh doanh, 3 người là cán bộ giám sát quá trình, 3 người là liên lạc giữa các tổ lắp đặt , 10 người là nhân viên trực tiếp sản xuất, 13 người là nhân viên vận chuyển và lắp đặt. Tác giả thu được kết quả sau:

 Về giới tính: Tất cả 30 người được phát phiếu đều là giới tính Nam

 Về độ tuổi: Độ tuổi Từ 18-25 Từ 26-35 Từ 36- 45 Trên 45 Số lượng 4 17 7 2  Trình độ văn hóa: Trình độ Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp nghề

Cao đẳng Đại học

Số lượng 0 8 12 6 4

 Thời gian làm việc tại công ty:

Thời gian Dưới 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm

Trên 1 năm Trên 2 năm

Số lượng 2 5 8 15

Qua những số liệu trên tác giả rút ra được một số nhận định chung như sau:

Về độ tuổi làm việc của nhân viên trong công ty chủ yếu trong khoảng từ 26 đến 35 tuổi ( 17 người), sau đó đến độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (7 người), điều này cho thấy nhân viên trong công ty đa phần thuộc độ tuổi có sức khỏe dẻo dai nhất, và đã dày dặn kinh nghiệm.

Về trình độ văn hóa thấp nhất là đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Có tổng 20 người tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp nghề làm việc ứng với vị trí nhân viên trực tiếp sản xuất và nhân viên vận chuyển lắp đặt. Còn lại 10 người có trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu giữ chức vụ giám sát quá trình sản xuất và trưởng phòng kinh doanh là ông Dương Bá Hùng, cử nhân khoa Kinh tế trường ĐH Thương Mại. Điều này đã thể hiện được trình độ và tay nghề nhân sự của công ty là khá tốt, tạo dựng được sự tin tưởng cho khách hàng.

Về thời gian gắn bó với công ty, theo kết quả thu được cho thấy thời gian nhân viên gắn bó với công ty khá lâu dài, chủ yếu là từ 1 năm trở lên, có tới 15 người đã làm việc tại công ty được hơn 2 năm, và chỉ có 2 nhân viên mới vào làm dưới 6 tháng. Có thể thấy được rằng môi trường làm việc của công ty rất tốt để có thể giữ chân được nhân viên ở lại cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển chung của toàn doanh nghiệp.

Trong tổng số 30 người được hỏi về vị trí làm việc của họ có phù hợp với ngành học đã được đào tạo không? Có tới 27 người trả lời là phù hợp, chỉ có 3 trường hợp làm không đúng chuyên ngành, tuy nhiên trước khi vào làm việc đã được đào tạo nghiệp vụ 1 tháng.

Khi được hỏi về việc thực hiện kiểm soát chất lượng tại công ty như thế nào? Kết quả thu được có đến 40% số phiếu trả lời rằng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc, kiểm soát bằng mắt; khoảng 30% dựa theo tiêu chuẩn quy định cho từng quá trình, còn lại là sử dụng máy móc và so sánh với yêu cầu chất lượng ban đầu (kiểm soát sau). Đối với phiếu của trường phòng kinh doanh và 3 cán bộ giám sát quá trình sản xuất đều trả lời hiện nay công ty chưa áp dụng kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, mà hoạt động kiểm soát của công ty được thực hiện theo từng quá trình, công ty lập ra phương án cụ thể cho từng công đoạn trước khi triển khai. Hoạt động kiểm tra , kiểm soát được thực hiện trong quá trình đó, chủ yếu dựa vào khả năng quan sát , kinh nghiệm làm việc của cán bộ và nhân viên sản xuất rồi so sánh với yêu cầu đề ra ban đầu. Nhưng nhìn chung, hầu hết các nhân viên và cả quản lý đều cảm thấy rằng việc thực hiện kiểm soát chất lượng như hiện tại là đã hợp lý. Tất cả đã quen với công việc như thế và không thấy có vấn đề gì trong quá trình thực hiện.

Về việc sửa chữa lại bàn, ghế do công ty sản xuất cung cấp cho khách hàng diễn ra như thế nào? Kết quả nhận được hầu hết trả lời rằng thỉnh thoảng mới có kiến nghị của khách hàng về chất lượng sản phẩm (khoảng 25% các sản phẩm bán ra được kiến nghị sửa chữa, chủ yếu nguyên nhân là do sản phẩm bị cong, vênh và màu sơn bị phai). Có thể nhận định được rằng khách hàng khá hài lòng về chất lượng sản phẩm của công ty.

Tổng hợp ý kiến của nhân viên để nâng cao kiểm soát chất lượng tại công ty. Có khoảng 65% ý kiến cho rằng hoạt động kiểm soát như thế là đã phù hợp, không cần thiết phải thay đổi, vì từ trước đến giờ vẫn kiểm soát như thế và không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Khoảng 35% còn lại cho rằng công ty nên xiết chặt hơn nữa hoạt động kiểm soát chất lượng, tăng cao tiêu chuẩn cho chất lượng, cần bổ sung thêm công nghệ, máy móc chuyên nghiệp cho hoạt động kiểm soát, và phổ biến đến nhân viên kiến thức cụ thể về kiểm soát chất lượng.

Đối với khách hàng

Sau khi lấy được danh sách 10 khách hàng là cơ quan và doanh nghiệp mà công ty đã cung cấp sản phẩm. Tác giả đã thực hiện khảo sát và thu được kết quả như sau:

Câu 1: Khoảng 45% khách hàng biết sản phẩm của công ty qua Internet; 50% khách hàng biết qua gia đình, người thân, chỉ có 5% khách hàng biết qua các hoạt động khuyến mãi.

Câu 2: Khoảng 80% ý kiến cho rằng mức giá nhà sản xuất đưa ra là phù hợp với chất lượng sản phẩm đáp ứng, còn 20% ý kiến cho rằng mức giá đó hơi cao hơn so với thị trường

Câu 3: Hỏi về thời gian khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty là bao lâu? 10% đã sử dụng được dưới 6 tháng

25% đã sử dụng được gần 1 năm 40 % sử dụng được trên 1 năm 25% sử dụng được trên 2 năm

Câu 4: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm hiện có của công ty.

Không có khách hàng nào thấy không hài lòng về sản phẩm. 60% khách hàng thấy hài lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40% khách hàng rất hài lòng về sản phẩm của công ty.

Câu 5: Khi được hỏi về tiêu chí nào mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của công ty.

Đa phần khách hàng lựa chọn các tiêu chí chính: giá cả, chất lượng, kiểu dáng mẫu mã, thái độ phục vụ của nhân viên và dịch vụ hậu mãi.

Câu 6: Khi hỏi khách hàng về tiêu chí nào được đánh giá là quan trọng nhất? 20% chọn giá cả

60% chọn chất lượng 10% chọn kiểu dáng

10% chọn độ bền

Câu 7: Khi hỏi về ý kiến bổ sung của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty cho phù hợp. Tác giả thu được kết quả:

Đa phần các khách hàng đều khá là hài lòng về chất lượng sản phẩm, giá cả, kiểu dáng, thái độ bán hàng, dịch vụ hậu mãi,..của công ty và không bổ sung ý kiến gì. Tuy nhiên vẫn còn có một số ít khách hàng chưa thực sự hài lòng về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu luận văn khoa marketing Tăng cường kiểm soát chất lượng để duy trì và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần GSC Việt Nam (Trang 34)