Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực , thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, đồng thời là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở các nước kém phát triển thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán,... đã có từ hàng nghìn năm. Ở những nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và đại bộ phận lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp.
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một
đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Theo thống kê của OECD/DAC năm 2009, sau gần một thập kỷ nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này từ 3,5 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên 9,7 tỷ USD năm 2009. (xem biểu đồ 2.2). Theo OECD/DAC, từ năm 2010, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi, xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực tài trợ được ưu tiên.
Đơn vị tính: Tỷ USD
Biểu đồ 2.2. ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn trên Thế giới
(Nguồn: OECD/DAC, 2010)
Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn ODA trong thời kỳ qua đã có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta: