Các vấn đề cần giải quyết trong thu hút và sử dụng ODA phát triển nông

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 127)

nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020

Trên cơ sở các thành quả và hạn chế trong quản lý, thu hút và sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung trong 20 năm qua, trong thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và

PTNT cả nước và vùng DHMT chưa phát huy được vai trò định hướng các nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng của nước ta vào các lĩnh vực và địa phương đích thực ưu tiên sử dụng nguồn lực.

Các chương trình, dự án trong những năm tới cần định hướng rõ hơn để có thể hấp dẫn tài trợ ngoài chủ đề xóa đói giảm nghèo (Vì nội dung này sẽ không còn nhận được nhiều sự quan tâm như trước đây). Biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm thiểu, thích ứng của cả nền kinh tế và trong ngành nông nghiệp đang là vấn đề được quan tâm và thu hút nhiều sự chú ý. Ngoài ra các vấn đề khác cần được nhắc đến như quản lý thiên tai dịch bệnh, vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm biến đổi gen và gần đây là tập trung vào nông thôn mới. Vấn đề đặt ra là, khi phải vay với nguồn vốn kém ưu đãi, thì nguồn vốn vay nên đầu tư vào lĩnh vực nào của ngành nông nghiệp? Mức độ, phương thức huy động nên như thế nào để có thể huy động tối đa về lượng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Thứ hai, ngành Nông nghiệp gồm các tiểu ngành (Nông nghiệp, Lâm nghiệp,

Thuỷ lợi, Phát triển nông thôn, Thuỷ sản), trong những năm vừa qua các tiểu ngành vừa có sự khác nhau về tỷ lệ nguồn vốn đầu tư (ngân sách, ODA, xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, vốn vay và không hoàn lại), có sự khác nhau về hiệu quả đầu tư. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy: đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp cho hiệu quả cao nhất, cứ chi 1 đồng thì có thể sản xuất ra 12,22 đồng trong tổng giá trị nông nghiệp, đường xá đứng thứ hai: 3,01 đồng, giáo dục: 2,06 đồng, trong khi đó thuỷ lợi chỉ đạt 1 đồng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Baker et.al (2002) cho thấy “ đầu tư vào thuỷ lợi là nguồn quan trọng nhất của tăng trưởng nông nghiệp (chiếm 28% của tăng trưởng), nghiên cứu nông nghiệp: 27% , đường xá 11%, giáo dục 8%” [75]. Vấn đề đặt ra là cần phân bổ nguồn vốn ODA cho từng tiểu ngành sao cho hợp lý, trong đó cần cân đối, hài hòa với nguồn đầu tư trong nước của Trung ương và địa phương.

Thứ ba, ngoại trừ một số dự án của tiểu ngành thuỷ lợi là đầu tư tập trung

vào xây dựng công trình, còn hầu hết các chương trình, dự án được trải rộng trên địa bàn của nhiều tỉnh, trung bình 10 tỉnh, có dự án 23 tỉnh (ngành cơ sở hạ tầng nông thôn); có dự án hoạt động trên địa bàn của 40 tỉnh (hợp phần khuyến nông trong chương trình phát triển ngành nông nghiệp), dẫn đến tình trạng đầu tư không tập trung, không tạo được vùng hàng hoá hoặc không tạo được tác động mang tính

đột phá cho sự phát triển của nguồn đầu tư. Mặt khác, sự kết nối các chương trình, dự án giữa các tiểu ngành cũng như sự kết nối giữa các nhà tài trợ với nhau chưa chặt chẽ thậm chí đôi khi có sự trùng lăp, chồng chéo. Vấn đề đặt ra là lựa chọn địa bàn thực hiện dự án sao cho phù hợp với năng lực quản lý, chủ trương phân cấp và đảm bảo đầu tư tập trung và có sự gắn kết, tác động hiệp lực giữa các tiểu ngành, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn khu vực và lan tỏa sang vùng khác.

Thứ tư, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý và sử

dụng ODA của Việt Nam còn chưa đồng bộ, còn có sự khác biệt với các nhà tài trợ nước ngoài. Hơn nữa, một khi phải huy động, sử dụng nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn thì các quy định, nhất là tiêu chí chọn lựa đầu tư cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Vấn đề đặt ra là việc hoàn thiện các thể chế và tổ chức bộ máy quản lý để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA vay ưu đãi cũng như kém ưu đãi hơn.

Thứ năm, trong thời gian tới, để vay nguồn vốn kém ưu đãi hơn, Chính phủ

sẽ phải đề ra các tiêu chí đánh giá, bình chọn và phê duyệt danh mục đầu tư ngặt nghèo hơn. Các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp có tỷ lệ sinh lời thấp hơn các ngành khác và thường nhiều rủi ro. Vấn đề đặt ra là những lĩnh vực nào, vùng nào và đối tượng doanh nghiệp nào trong Ngành sẽ hội đủ điều kiện để tiếp nhận dự án? Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong Ngành ra sao để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn?

Thứ sáu, một số vấn đề khác như những vướng mắc về hài hòa hóa thủ tục

và các quy trình và thủ tục thực hiện còn phức tạp, rườm ra, cụ thể: (i) quá trình hình thành, thẩm định, phê duyệt dự án, (ii) đấu thầu mua sắm; (iii) đền bù giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng; (iv) quá trình giải ngân chậm, nhất là trong 1-2 năm đầu; (v) kiểm tra, giám sát; (vi) thanh quyết toán các dự án hoàn thành; (vii) năng lực cán bộ quản lý và thực hiện dự án... Các vấn đề luôn nẩy sinh và cần có cơ chế, giải pháp như thế nào để theo dõi, đánh giá, phát hiện kịp thời các bất cập và giải quyết nhanh những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án?

Thứ bảy, khó khăn về vốn đối ứng, dù đã có quy định ưu tiên tuyệt đối về

vốn đối ứng cho các mục đích khác nhưng trên thực tế, vốn đối ứng vẫn là một trong những trở ngại đối với nhiều Ban quản lý dự án, đặc biệt là ở các ban quản lý dự án tỉnh.

Tóm lại, ODA là nguồn vốn phù hợp và quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam nói chung và Vùng DHMT nói riêng. Kêt quả thu hút, giải ngân ODA theo lĩnh vực, nhà tài trợ, theo vùng... trong giai đoạn 1993-2012 cho ngành nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung, cùng với các tồn tại và nguyên nhân của thu hút và sử dụng nguồn vốn này, sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN

HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 127)