Đánh giá chung thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào Phát triển nông

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 116)

nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung

3.3.3.1. Những kết quả đạt được và các tác động tích cực

a.Những kết quả đạt được

Trong suốt thời kỳ 1993-2012, vùng DHMT đã thu hút được 884.122.506 USD vốn ODA ký kết (chiếm 15% tổng vốn ODA ký kết huy động được qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đã giải ngân được 486.267.379 USD (chiếm 55% vốn ODA ký kết). Nguồn vốn ODA này chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Vùng, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển Vùng. Đặc biệt, nguồn vốn ODA đã góp phần khơi dậy nguồn vốn trong

nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh vùng DHMT.

Việc thu hút, vận động nguồn vốn ODA của các tỉnh trong Vùng đã góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và của Vùng DHMT nói riêng. Thông qua các hoạt động thu hút và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA, Chính phủ và các nước tài trợ cũng như các tổ chức quốc tế hiểu và ủng hộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của Vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng.

Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ cho thực hiện thành công chiến lược xoá đói giảm nghèo của Chính phủ tại vùng DHMT. Cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nhiều dự án ODA đã tạo điều kiện cho người dân trong Vùng có vốn và kiến thức để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời với việc khắc phục các hậu quả thiên tai. Nhờ vậy, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Vùng, từ chiếm 47,2 % năm 1993, xuống còn 12,2% năm 2012 (xem bảng 3.9).

Bảng 3.9. Kết quả giảm nghèo thời kỳ 1993-2012 vùng Duyên hải Miền Trung

Đơn vị tính: %

Năm Tỷ lệ hộ

nghèo cả nước Tỷ lệ hộ nghèo vùng DHMT

1993 58,1 47,2 1998 37,4 34,5 2002 28,9 25,2 2004 19,5 19 2006 16 12,6 2008 14,5 13,7 2012 9,6 12,2 Nguồn: [47], [48]

Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào cải thiện hạ tầng cơ sở nông thôn các tỉnh vùng DHMT, làm thay đổi diện mạo của vùng với các hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế được cải thiện và nâng cấp (xem bảng 3.10).

Bảng 3.10. Kết quả phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2011

Đơn vị: % Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở UBND Tỷ lệ xã có đường ô tô đến quanh năm Tỷ lệ xã có điện Tỷ lệ thôn có điện Tỷ lệ xã có trường Trung học cơ sở Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã Cả nƣớc 98,6 97,1 99,8 95,5 93,2 77,8 Vùng DHMT 99,2 98,1 99,6 98,1 89,4 74,0 Đà Nẵng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Quảng Nam 95,3 90,6 98,1 96,6 84,5 55,4 Quảng Ngãi 99,4 99,4 100,0 96,5 94,6 40,4 Bình Định 99,2 99,2 100,0 99,8 90,7 89,2 Phú Yên 100,0 100,0 100,0 100,0 90,1 55,0 Khánh Hòa 97,0 96,0 100,0 99,8 64,7 98,0 Ninh Thuận 100,0 100,0 100,0 100,0 93,6 44,7 Bình Thuận 100,0 100,0 100,0 98,7 92,7 94,8 Nguồn: [43]

Nguồn vốn ODA đã góp phần đắc lực trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn vùng DHMT. Đây là vùng chịu ảnh hưởng về thiên tai, bão lũ nhiều nhất trong cả nước,

do vậy các nhà tài trợ như ADB, WB, JICA, ... đã tài trợ nhiều dự án cho Vùng, chẳng hạn như dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai (vay vốn ADB, tổng vốn 110 triệu USD), dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm (WB), dự án ”Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ” (JICA, tổng vốn 140 triệu USD).

b.Các tác động/ hiệu quả của sử dụng nguồn vốn ODA

- Tác động/ hiệu quả xã hội: Thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn,

chuyển giao các công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, giới thiệu các mô hình sản xuất tiên tiến..., các dự án ODA đã tác động tích cực đến dân cư nông thôn trong Vùng, giúp người dân tiếp cận tốt hơn với thị trường và tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi, tăng thu thập, cải thiện đời sống và chống lại tình trạng nghèo đói.

Các dự án ODA triển khai trong Vùng, thường thực hiện các ưu tiên về giới, chú trọng ưu tiên sự tham gia và hưởng lợi của các nhóm thiệt thòi như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ thể hiện ở tỷ lệ tham gia và hưởng lợi của các đối tượng này. Theo đánh giá kết thúc tại một số dự án vốn vay, sự tham gia của các nhóm đối tượng nêu trên đều cao hơn mục tiêu đã đề ra.

Thông qua việc khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần bằng việc đấu thầu rộng rãi các hợp đồng khuyến nông, mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người sản xuất..., các dự án ODA đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của một số tổ chức quần chúng như: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên ở nhiều địa phương vùng dự án.

Các Dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai hoạt động nghiên cứu về kiến thức bản địa và chuỗi giá trị đối với các nông sản địa phương, bước đầu giúp chính quyền và người dân tại các địa phương này có định hướng thị trường trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị nông sản, đa dạng hóa nguồn thu cho người sản xuất.

Tuy nhiên, một số dự án về cơ sở hạ tầng nông thôn cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến người dân và các địa phương. Chẳng hạn như việc thu hồi đất, bao gồm cả đất của các hộ gia đình và đất của xã, được thực hiện ở một số địa

phương không theo đúng quy trình, một số trường hợp thiếu sự kết hợp giữa các cấp có liên quan, nên đã xẩy ra khiếu kiện. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng chưa thực hiện tốt công tác tái định cư cho người dân.

- Tác động/hiệu quả môi trường: Hầu hết các dự án trong lĩnh vực nông

nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động tại Vùng Duyên hải Miền Trung đều chấp hành tốt các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật, và các quy định về bảo vệ môi trường. Theo Báo cáo hoàn thành Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai Việt Nam, tháng 11/2011 thì “Tất cả các nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường của từng tiểu dự án cho thấy chỉ có những tác động tiêu cực nhỏ, tạm thời về môi trường trong quá trình thực hiện như bụi, tiếng ồn và xói lở đất. Tuy nhiên thực hiện theo thiết kế đề xuất, dự án dự kiến sẽ không để lại bất kỳ tác động đáng kể nào gây ô nhiễm môi trường, mà còn cải thiện điều kiện sống của con người và môi trường trong khu vực tiểu dự án” .

Tại Dự án Khoa học Công nghệ nông nghiệp, một số đề tài nghiên cứu về đất, phân bón đã xác định được 7 loại cây và 14 chủng vi sinh vật có khả năng cả tạo đất tốt và quy trình sản xuất phân vi sinh góp phần giúp người dân vùng dự án có thêm lựa chọn phương thức canh tác để giảm thiểu được một phần hiện tượng xói mòn, ô nhiễm môi trường đất cũng như nâng cao đồ phì đất. “Các thiết bị được dự án đầu tư cho các Viện nghiên cứu và trường nghề đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường tới 42%. 65% các đề tài nghiên cứu và 50% các mô hình khuyến nông trong dự án đã làm giảm ít nhất 10% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng” [7].

Các dự án ODA, ngoài việc tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam về môi trường còn phải tuân thủ các Chính sách Môi trường của Nhà tài trợ, do vậy các tác động môi trường đến Vùng, được đánh giá là tích cực.

c. Tính bền vững của các dự án ODA trong Vùng

Tính bền vững liên quan trực tiếp đến các điều kiện thực tế, tài chính và quản lý theo yêu cầu nhằm đảm bảo rằng dự án sẽ đem lại các lợi ích như dự kiến ban đầu trong suốt chu kỳ của dự án theo như thiết kế.

Các dự án ODA trong Vùng đã có tác động lớn về mặt xã hội, thể hiện ở việc có một số lượng lớn và đa dạng người được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ các dự án này, bao gồm: các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, nông dân, một số chủ doanh nghiệp nông nghiệp...Thông qua các hoạt động dự án mối liên kết giữa các đối tượng này bước đầu đã hình thành, góp phần thúc đẩy việc chuyển giao hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao thu thập cho người sản xuất, phát triển thị trường nông sản. Theo đó, kiến thức sản xuất, thị trường và kỹ năng của người dân dần được cải thiện, họ đã trở nên tự tin hơn trong việc đề xuất vay vốn để nhân rộng các mô hình sản xuất, góp phần tăng tính bền vững cho các hoạt động dự án.

Nhiều nội dung nghiên cứu/mô hình trình diễn và thực nghiệm trên đồng ruộng được xây dựng theo “Phương pháp có sự tham gia”, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, được triển khai có sự tham gia trực tiếp của người dân nên khả năng nhân rộng khá cao (cụ thể các ở các dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp...).

Tại vùng DHMT, các dự án ODA về nông nghiệp cùng với việc nâng cao kỹ năng cho cán bộ khuyến nông, đã hỗ trợ trang thiết bị cho một số trạm khuyến nông huyện, góp phần đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động của các cán bộ khuyến nông cũng như tính bền vững của hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp.

Nội dung của các mô hình khuyến nông được xây dựng trong các kế hoạch khuyến nông cấp tỉnh/huyện và xã theo phương thức có sự tham gia, dựa trên nhu cầu của người dân nên tỏ ra khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể, bước đầu gắn với nhu cầu thị trường nông sản địa phương, có khả năng tăng thu nhập khá cho người sản xuất vì vậy có thể tiếp tục được người dân nhân rộng sau khi dự án kết thúc.

Các cán bộ quản lý dự án tại các tỉnh trong Vùng đã được tham gia các lớp tập huấn cũng như được nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc chia sẻ kinh

nghiệm với Nhà tài trợ, với các tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án. Đây là điều kiện để các cán bộ Ban quản lý tự án cấp tỉnh/huyện/xã nâng cao trình độ của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tạo năng lực để quản lý các hoạt động dự án tương tự khác.

Tuy nhiên, tính bền vững của các dự án ODA trong Vùng hiện chưa được các nhà tài trợ đánh giá cao, đặc biệt là ở các dự án hạ tầng. Trong quy trình lập kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nói chung và ở vùng DHMT nói riêng đã quan tâm rất ít đến duy tu bảo dưỡng công trình sau khi dự án kết thúc. Do vậy, các công trình mau chóng bị hỏng hóc và không khai thác được hết thành quả của nguồn vốn ODA. 3.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và sử dụng ODA tại

Vùng Duyên hải Miền Trung

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nhưng công tác thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng DHMT cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác xây dựng dự án để thu hút nguồn vốn ODA còn nhiều hạn chế. Việc xác định các ý tưởng thiết kế dự án ODA vẫn chưa bám sát vào nhu cầu

thực tiễn của địa phương và các chủ trương vận động ODA của Chính phủ, còn dàn trải, thiếu một định hướng tổng thể, dài hạn và liên kết giữa các ngành, các địa phương trong Vùng.

Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên, trước hết là do chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA. Tại các địa phương trong Vùng, chính quyền các cấp và đặc biệt là người dân chưa nhận thức đầy đủ về vốn ODA, coi đó là “món quà tặng” nên dẫn đến chủ quan, dễ dãi trong lựa chọn, quyết định dự án đầu tư và sử dụng nguồn tài trợ. Một phần lý do của hiện tượng này là do đa số các dự án thực hiện trong Vùng được tài trợ từ nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc từ nguồn vốn vay ưu đãi mà Chính phủ Trung ương đứng ra vay và trả, có thời gian vay dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp và các tỉnh trong Vùng không phải

chịu áp lực trả nợ vốn vay sau khi đến hạn... Kết quả khảo sát người hưởng lợi tại vùng DHMT về nhận định “Nguồn vốn ODA là nguồn vốn cho không của Nhà tài trợ?” cho thấy trong 21 người trả lời thì có 13 người (chiếm 62%) hoàn toàn đồng ý với nhận định trên và chỉ có 6/21 người là không đồng ý (xem Biểu đồ 3.16).

Đơn vị tính: người

Biểu đồ 3.16. Nhận thức của ngƣời hƣởng lợi về ODA tại vùng DHMT

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2013.

Nguyên nhân quan trọng khác nữa là do thiếu định hướng cụ thể về thu hút và sử dụng ODA. Trong suốt giai đoạn 1993-2005, Vùng chưa có đề án thu hút, vận động nguồn vốn ODA, do vậy mà nguồn vốn ODA vào Vùng chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào định hướng của các nhà tài trợ. Các dự án ODA có xu hướng dàn trải, còn coi trọng mặt số lượng, địa bản rộng nên chưa phù hợp với năng lực quản lý. Gần đây, với đề án thu hút ODA cho giai đoạn 2006-2015, vốn ODA đã được thu hút vào Vùng một cách chủ động hơn, song do bối cảnh kinh tế thay đổi, Vùng cần có sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược thu hút

4 2 0 2 13 0 2 4 6 8 10 12 14 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

và sử dụng ODA cho phủ hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Vùng đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2012.

Thứ hai, Tổ chức quản lý thực hiện dự án còn thiếu chuyên nghiệp. Điều này thể hiện trước hết ở cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý và sử dụng vốn ODA chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công, và hợp tác kinh tế quốc tế. Phân cấp chưa gắn liền với theo dõi, giám sát và hỗ trợ từ cấp trên và chưa gắn với tăng cường năng lực cho cấp dưới nên dẫn đến nhiều dự án chậm được triển khai hoặc chất lượng công trình đầu tư thấp. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, các dự án đã không có kế hoạch triển khai thực hiện dự án một cách hợp lý. Nhiều dự án đã tập trung vào công tác đền bù giải toả ở giai đoạn đầu của dự án khiến cho nhu cầu vốn đối ứng cho đền bù giải phóng mặc bằng tăng cao khó đáp ứng, mặc dù công tác này có thể tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án, phù hợp với tiến độ triển khai công tác xây dựng cơ bản.

Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài do khâu tổ chức quản lý và phân cấp trách nhiệm chưa rõ còn do năng lực quản lý dự án đặc biệt là tại các địa phương trong Vùng còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp. Cán bộ dự án ít được đào tạo nâng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)