Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 82)

nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ 1993-2012

3.2.2.1. Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế, xã hội nông thôn

Trong 20 năm 1993-2012, nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD (trong đó ODA vốn vay là 7,43 tỷ USD và ODA viện trợ không hoàn lại là 1,42 tỷ USD), chiếm khoảng 18% trong tổng nguồn vốn

ODA vào Việt Nam, đứng thứ ba sau lĩnh vực giao thông vận tải - bưu chính viễn thông (chiếm 33%) và lĩnh vực năng lượng và công nghiệp (chiếm 23%). Trong đó nguồn vốn ký kết giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ quản dự án là 5,58 tỷ USD, còn lại các Bộ ngành khác là 3,27 tỷ USD (xem Biểu đồ 3.8)

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.8. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm chính về quản lý nguồn vốn ODA cho nông nghiệp và PTNT, tại Bộ đã thành lập ba Ban quản lý dự án: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi (gọi tắt là CPO). CPO được thành lập xuất phát từ đặc thù của ngành Nông nghiệp, nông thôn và tình hình thực tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp Bộ quản lý và thực hiện các chương trình/dự án có nguồn vốn ODA. Mỗi CPO có nhiều dự án, mỗi dự án thành lập Ban quản lý dự án Trung ương và mỗi tỉnh tham gia dự án thành lập Ban quản lý dự án tỉnh. CPO là đơn vị sự nghiệp kinh tế, có dấu và tài khoản riêng.

Các chương trình, dự án lớn do các Bộ, Ngành khác quản lý với số vốn 3,27 tỷ USD gồm có Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn dựa trên phát triển cộng đồng, vốn vay WB, trị giá 102,8 triệu USD và Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn miền núi phía Bắc 140

triệu USD (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và thực hiện); Dự án Tài chính nông thôn 1 và 2, vốn vay WB, trị giá gần 400 triệu USD, Dự án Tài chính nông thôn 3, vốn vay WB trị giá 200 triệu USD và Chương trình phát triển ngành nông nghiệp, vốn vay ADB, trị giá 30 triệu USD (do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý thực hiện); Dự án quản trị sử dụng đất Việt Nam, vốn vay WB, trị giá 75 triệu USD (do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý và thực hiện); Dự án giao thông nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các dự án này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những chương trình, dự án ODA do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ quản.

Trong tổng nguồn vốn ODA 5,58 tỷ USD đã huy động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, vốn huy động cho lĩnh vực Nông nghiệp đạt khoảng 1.169 triệu USD, chiếm 20%; Lâm nghiệp đạt khoảng 962 triệu USD, chiếm 16%; Thủy sản đạt thấp nhất 358 triệu USD, chiếm 6 %; Thủy lợi đạt cao nhất 2.748 triệu USD, chiếm 47%; và lĩnh vực Phát triển nông thôn đạt khoảng 655 triệu USD, chiếm 11%. (xem Biểu đồ 3.9).

Biểu đồ 3.9. Nguồn vốn ODA ký kết phân theo lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời kỳ 1993-2012

(Nguồn: Vụ Tài chính, Bộ NN&PTNT)

16% 20% 47% 11% 6% Lâm nghiệp Nông nghiệp Thuỷ lợi PTNT Thuỷ sản

Tình hình thu hút vốn ODA trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm của các tiểu ngành thời kỳ 1993-2012 được trình bày chi tiết trong Phụ lục 04. Trong thời kỳ 1993-2012, vốn ODA được huy động ở từng giai đoạn không đồng đều, trong đó vốn huy động trong giai đoạn trước năm 1993 và từ 1993-1995 chiếm 11%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 15%, giai đoạn 2001-2005 chiếm 26% và giai đoạn 2006-2012 chiếm 48% tổng vốn ODA của Bộ NN&PTNT. Tỷ lệ huy động vốn ODA cho tiểu ngành Lâm nghiệp tăng dần, đạt tỷ lệ cao nhất trong hai giai đoạn 1996-2000 và 2006-2012, chiếm 71% do thời kỳ này ngành tiếp nhận các dự án vốn vay có giá trị tài trợ cao, cụ thể là dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ JICA2 (năm 2012, số tiền 117 triệu USD). Tiểu ngành Nông nghiệp tăng dần trong các giai đoạn, giai đoạn 2006-2012 đạt cao nhất chiếm tỷ trọng 50%. Tiểu ngành Thủy lợi đạt tỷ trọng huy động thấp nhất là 5% giai đoạn 1996-2000, sau đó tăng dần và đạt tỷ trọng qua các giai đoạn là 12%, 30% và 50%. Tiểu ngành Phát triển nông thôn và Thủy sản cũng như các tiểu ngành khác trong Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng dần và đạt tỷ trọng cao trong các năm gần đây. Như vậy, các tiểu ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, phát triển nông thôn, thủy sản, thủy lợi đều có tỷ trọng nguồn vốn ODA ký kết tăng dần và đạt tỷ trọng cao nhất trong thời kỳ 2006-2012.

3.2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo nhà tài trợ

Trong thời kỳ 1993 - 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vận động đàm phán thu hút và ký kết với 41 nhà tài trợ. Các nhà tài trợ song phương chủ yếu tài trợ vốn không hoàn lại. Các tổ chức phi Chính phủ cũng chủ yếu tài trợ vốn không hoàn lại, nhưng quy mô nhỏ. Các nhà tài trợ đa phương chủ yếu tài trợ thông qua các khoản cho vay. Trong số các nhà tài trợ ODA cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 28,1%, tiếp đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 27%. Tài trợ của JIBIC & JICA chiếm 10,4%, của Ausaid chiếm 5,5%, DANIDA chiếm 3,2% còn các nhà tài trợ chính khác có tỷ lệ chiếm khoảng 2-3% (xem bảng 3.4)

Bảng 3.4: Nguồn vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 Đơn vị tính: Lượng vốn Triệu USD; Tỷ lệ: % TT Nhà tài trợ Tổng vốn Tỷ lệ Trong đó: Vốn vay Tỷ lệ Vốn không hoàn lại Tỷ lệ 1 ADB 1,592,3 27.0 1,566,9 98.4 25,5 1.6 2 WB 1,653,7 28.1 1,463,5 88.5 190,2 11.5

3 JIBIC & JICA 613,2 10.4 216,5 35.3 396,7 64.7

4 DANIDA 188,9 3.2 0 188,9 100 5 AUSAID 325,2 5.5 0 325,2 100 6 AFD 150,3 2.6 147,0 97.8 3,31 2.2 7 EC + EU 169,4 2.9 0 169,4 100 8 Các tổ chức UN 177,9 3.0 0 177,9 100 9 WFP 169,4 2.9 0 169,4 100 10 RNE 103,2 1.8 0 103,2 100 11 SIDA 96,9 1.6 0 96,9 100 12 KfW 152,5 2.6 29,7 19.5 122,8 80.5 13 Các nhà TT khác 501,3 8.0 8,5 1.7 492,8 98.3 Tổng cộng 5,894,2 100.0 3,432,1 58.23 2,462,1 41.77

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Nguồn vốn huy động cho ngành Nông nghiệp, nông thôn bao gồm vốn vay (chiếm 58,23%) và vốn không hoàn lại (chiếm 41,77%). Nguồn vốn của ADB, WB và ADF chủ yếu là vốn vay với lãi suất ưu đãi (ADB chiếm 98,4%, còn WB chiếm 88,5%, AFD chiếm 97,8%), vốn không hoàn lại của các ngân hàng này chiếm tỷ lệ thấp và thông qua các hỗ trợ kỹ thuật (TA) để nghiên cứu, làm tiền đề xây dựng các đề xuất dự án vốn vay. Vốn của JIBIC & JICA chủ yếu là vốn không hoàn lại, chiếm 64,7%. Các nhà tài trợ khác như DANIDA, Ausaid, EU, các tổ chức của UN, WFP, RNE, SIDA…vốn không hoàn lại chiếm 100%, (xem tại Phụ lục 05).

3.2.2.3. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo dự án thời kỳ 1993 - 2012

Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo dự án thời kỳ 1993-2012 được trình bày ở Phụ lục 06. Trong thời kỳ 1993-2008 đã có tổng số 569 dự án ODA được huy động, trong đó có 281 dự án (chiếm 49,38% số dự án và 1,47% tổng vốn) có quy mô dưới 1 triệu USD, 138 dự án (chiếm 24,25 số dự án và 5,57% tổng vốn) có quy mô từ 1- 5 triệu USD. Đây chủ yếu là các dự án hỗ trợ kỹ thuật hoặc các dự án về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn không hoàn lại. Có 18 dự án có quy mô 50-70 triêu USD; 11 dự án có quy mô 70-100 triệu USD và chỉ có 16 dự án có quy mô trên 100 triệu USD. Các dự án có quy mô từ 50 triệu USD trở lên, ngoại trừ các dự án do DANIDA tài trợ cho tiểu ngành Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản, còn hầu hết là các dự án do ADB, WB, AFD tài trợ cho Thuỷ lợi, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (xem Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo quy mô dự án thời kỳ 1993-2012 STT Quy mô dự án Số dự án op Tổng vốn (USD) Tỷ lệ (%) Dự án Vốn

1 Dưới 1 triệu USD 281 86.845.993 49,38 1,47

2 Từ 1 triệu đến < 5 triệu USD 138 328.050.750 24,25 5,57 3 Từ 5 triệu đến < 10 triệu USD 53 371.886.453 9,31 6,31 4 10 triệu đến < 30 triệu USD 42 683.816.436 7,38 11,60 5 30 triệu đến < 50 triệu USD 18 720.236.285 3,16 12,22 6 50 triệu đến < 70 triệu USD 11 686.985.000 1,93 11,66 7 70 triệu đến < 100 triệu 10 828.589.400 1,76 14,06

8 Trên 100 triệu USD 16 2.187.739.725 2,81 37,12

Tổng số 569 5.894.150.043 100,00 100,00

3.2.2.4. Đánh giá chung về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam

a. Đóng góp của nguồn vốn ODA

Với kết quả thu hút được phân tích ở trên, nguồn vốn ODA đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 1993-2012 chiếm khoảng 15,6% tổng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước. Nguồn vốn ODA đã có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, trong hai mươi năm qua, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 30% tổng

vốn đầu tư phát triển trong toàn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bổ sung một nguồn vốn quan trọng mà năng lực tài chính của Việt Nam chưa đáp ứng để đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, vốn ODA đã góp phần đáng kể đảm bảo cho tốc độ tăng GDP cho ngành nông nghiệp từ đạt bình quân 4,3% trong thời kỳ 1980- 1990, tăng lên 4,9% trong thời kỳ 1990-2000, đạt 3,83% thời kỳ 2001-2005, và đạt 3,4% giai đoạn 2006-2012 [15] Nguồn vốn ODA cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, giúp giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam từ 60% năm 1993 xuống còn khoảng 10% sau 20 năm, vào năm 2012 [16].

Thứ ba, với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống cơ sở hạ tầng nông

nghiệp, nông thôn đã được xây dựng và cải thiện, đặc biệt là các hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống điện nông thôn, hệ thống trường học, trạm y tế xã…tại các vùng nghèo, xã nghèo. Cụ thể, dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn (DA 1564-VIE, với vốn vay ADB 105 triệu USD và Cơ quan phát triển Pháp - AFD 15 triệu USD) đã góp phần cải thiện hệ thống giao thông với tổng chiều dài 1887 km trên địa bàn của 23 tỉnh nghèo trong cả nước; phát triển 63 tiểu dự án thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho 60.314 ha; xây dựng 31 tiểu dự án cấp nước sạch phục vụ cho 1,5 triệu người; xây dựng 15 chợ nông thôn… Nhờ có các dự án nước sinh hoạt nông thôn, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng từ 40% năm 1998 lên 78% năm 2012, trong đó vốn ODA chiếm 18,2% trong tổng số vốn đầu tư

cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Nếu không có vốn ODA thì ngân sách nhà nước không thể đảm đương nổi, khu vực tư nhân cũng không có động lực đầu tư vào lĩnh vực CSHT công cộng này.

Thứ tư, với sự hỗ trợ của ODA từ năm 1993 đến nay, nhiều văn bản quy

phạm pháp luật, nhiều chính sách mới trong ngành nông nghiệp đã được xây dựng và hoàn thiện nhờ tài trợ quốc tế, trong đó chuyên gia quốc tế đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Thú y, Luật Thuỷ sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước v.v. Một số chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật quan trọng của các chuyên gia trong và ngoài nước, chẳng hạn như Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp; Chiến lược quản lý rủi ro thiên tai… Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đóng góp đáng kể trong kết quả này được tài trợ bởi các nhà tài trợ Đan Mạch, Đức và Thuỵ Điển…. Điều có ý nghĩa là các văn bản pháp quy này đã tiếp cận, giảm thiểu sự khác biệt và từng bước hài hòa với thông lệ, quy định của quốc tế, cũng như các nước tiên tiến.

Thứ năm, với số lượng đáng kể các dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường

năng lực, nguồn ODA đã hỗ trợ đắc lực trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển và quản lý ngành nông nghiệp, nông thôn. Nguồn ODA đã góp phần quan trọng trong phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Nguồn ODA đã đóng góp trực tiếp, kịp thời hỗ trợ kinh phí và công nghệ để khống chế dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi, như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai bão lụt, hỗ trợ phổ biến công nghệ sản xuất nông nghiệp an toàn v.v. Các đóng góp quan trọng này gắn kết Việt nam với khu vực và công đồng quốc tế trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu tác hại của biến đổi khi hậu, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tinh thần trách nhiệm cao, chung tay giải quyết các vấn đề quốc tế, tạo thêm sự tin tưởng và vị thế của Việt Nam

Thứ sáu, nguồn vốn ODA cũng đã góp phần trợ giúp tăng cường tiềm lực

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới. Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển ngành, hỗ trợ khoa học và công nghệ nông nghiệp, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường; nhiều cán bộ khoa học đã được cử đi đào tạo bậc sau

đại học tại nước ngoài để làm chủ các công nghệ tiên tiến; nhiều giống tốt đã được nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh vào sản xuất. Cụ thể, Chương trình hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp (1972 -VIE và 1973 -VIE), vay vốn ADB đã dành khoảng 924 tỷ đồng để tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các viện nghiên cứu; thiết lập hệ thống thông tin thị trường và tăng cường khuyến nông ở 40 tỉnh thành. Nhờ vậy, đã có đóng góp rất lớn trong công tác khuyến nông, nhất là trong đợt chống dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng. Nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho cán bộ quản lý các cấp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp nhận các kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản trị trong các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp vừa và nhỏ cũng được tăng cường năng lực nhờ hỗ trợ từ nguồn trợ giúp không hoàn lại. Chẳng hạn, với sự hỗ trợ của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (TFF), trong dự án Phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên (FLITCH), 18 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được hỗ trợ tư vấn tăng cường kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Các kết quả này tác động vào 2 trụ cột chính cho tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đó là KHCN và phát triển nguồn nhân lực.

b. Hạn chế

Tuy nhiên, công tác thu hút và sử dụng ODA vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm qua được đánh giá chỉ mới đạt ở mức trung bình so với các lĩnh vực kinh tế khác trong nước. Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 82)