Quy trình thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và PTNT

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 50)

Từ năm 2001 đến 2013, Việt Nam đã có 3 Nghị định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng ODA, đó là Nghị định 17/2001/NĐ-CP, Nghị định 131/2006/NĐ-CP, Nghị định 38/2013/NĐ-CP. Ngay từ Nghị định 17/2001 đã có một điều quy định về thu hút và quản lý sử dụng ODA với trình tự 9 bước khác nhau. Quy trình đó đã được cụ thể hóa, điều chỉnh cả về các bước và nội dung từng bước qua 3 Nghị định đã nói ở trên. Hiện nay, quy trình thu hút và sử dụng ODA được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

2.3.1.1. Quy trình thu hút ODA

Quy trình thu hút, vận động ODA được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng danh mục và vận động chương trình, dự án ODA

Danh mục tài trợ là danh mục gồm một hay nhiều chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án yêu cầu tài trợ ODA, được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt và Nhà tài trợ thống nhất tài trợ, làm cơ sở để cơ quan chủ quản phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng văn kiện chương trình, dự án và viện trợ phi dự án. Vận động ODA cho ngành nông nghiệp và PTNT được thực hiện trên cơ sở sau: Thứ nhất, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút ODA gồm: (i) Hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những hoạt động như quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (ii) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông nông thôn, lưới điện nông thôn, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng thủy lợi,…); (iii) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế (nâng cao thu nhập thông qua phát triển sản

xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao); (iv) Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; (v) Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; (vi) Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Ngoài ra, vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng ưu tiên để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Thứ hai, Chương trình, chiến lược và định hướng hợp tác giữa Việt Nam và Nhà tài trợ.

Căn cứ vào cơ sở vận động vốn vay ưu đãi nêu trên, hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan và từng nhà tài trợ xây dựng định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ.

Bước 2: Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án ODA

Sau khi có Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ và văn bản cam kết tài trợ của Nhà tài trợ, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ được Chính phủ giao chủ quản đối với các dự án về nông nghiệp và PTNT) và Ủy ban Nhân dân tỉnh có nhiệm vụ sau:

1) Ban hành quyết định về Chủ dự án

2) Chỉ đạo Chủ dự án phối hợp với Nhà tài trợ trong việc chuẩn bị, lập văn kiện chương trình, dự án và hoàn tất hồ sơ để thực hiện các thủ tục về thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án.

3) Bố trí các nguồn lực (con người, hiện vật, ngân sách) theo thẩm quyền cho việc chuẩn bị chương trình, dự án.

4) Tổ chức thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án.

Bước 3: Ký kết điều ước quốc tế về ODA

Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế khung về ODA là kết quả vận động, chiến lược và chính sách hợp tác phát triển, lĩnh vực ưu tiên về ODA đã được thống

nhất giữa Việt Nam và Nhà tài trợ, cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ (hoặc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Nhân dân tỉnh) phê duyệt.

Trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế về ODA như sau:

Thứ nhất, Cơ quan đề xuất lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về ODA.

Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước và quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA nhân danh Nhà nước, điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê chuẩn.

Thứ ba, Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì đàm phán tiến hành đàm phán với nhà tài trợ về dự thảo điều ước quốc tế về ODA.

Thứ tư, Căn cứ kết quả đàm phán phù hợp với nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và ủy quyền ký, người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền tiến hành ký điều ước quốc tế với đại diện của Nhà tài trợ.

Thứ năm, Đối với trường hợp điều ước quốc tế sau khi ký phải được phê duyệt hoặc phê chuẩn, cơ quan đề xuất lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc trình Chủ tịch nước phê chuẩn.

2.3.1.2.Quy trình quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA về nông nghiệp và PTNT

a. Thành lập Ban quản lý dự án ODA

Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án ra quyết định thành lập ban quản lý dự án, riêng đối với một số các khoàn hỗ trợ dưới 200.000 USD thì không thành lập ban quản lý dự án, Chủ dự án sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành chương trình dự án.

Việc thành lập Ban quản lý dự án phải xem xét khả năng sử dụng các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc các Ban quản lý dự án hiện có của Chủ dự án để giảm chi phí quản lý và sử dụng năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý dự án. Ban quản lý dự án có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Hỗ trợ chủ dự án lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chương trình, dự án; Hỗ trợ chủ dự án trong công tác chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án; hỗ trợ chủ dự án thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng; Hỗ trợ chủ dự án trong công tác giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án; Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án; Chuẩn bị để chủ dự án nghiệm thu và bàn giao các kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án.

b. Bố trí vốn đối ứng

Các chương trình, dự án phải được đảm bảo đủ vốn đối ứng để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án, trong đó, nguồn, mức vốn và cơ chế vốn đối ứng phải phù hợp với nội dung nêu trong văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt.

c. Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đấu thầu

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chương trình, dự án ODA phải có cam kết chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về tiến độ, thời hạn hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bẳng và tái định cư phù hợp với tiến độ thực hiện của từng gói thầu thuộc chương trình, dự án.

Việc đấu thầu thực hiện các chương trình, dự án phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

d. Quản lý thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán và quyết toán

Đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi hoàn thành, cơ quan chủ quản tổ chức nghiệm thu và tiến hành các biện pháp cần thiết để tiếp tục khai thác và phát huy kết quả đạt được cũng như thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án.

Việc quản lý thực hiện dự án, kiểm toán và quyết toán chương trình dự án được thực hiện theo quy định của Nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.

Ngoài những nội dung chính của Quy trình thu hút và Quản lý vốn ODA đã nêu trong phần này, một nội dung tuy không chứa đựng trong quy trình nhưng hết sức quan trong đó là quy định về cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA, Theo Nghị định 38, quy định rằng ngân sách nhà nước cấp phát ODA cho các chương trình dự án đầu tư CSHT, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn thuộc nhiệm vụ chi của nhà nước. Nhà nước sẽ cho vay lại toàn bộ hay một phần vốn ODA với các chương trình dự án có khả năng thu hồi vốn, hoặc các chương trình dự án không thuộc nhiệm vụ chi cuả nhà nước, cho UBND tỉnh vay lại đối với các chương trình, dự án do UBND tỉnh làm chủ quản thuộc đối tượng phải vay lại ODA của Chính phủ. Như vậy các dự án ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn triển khai ở các tỉnh DHMT có phần sẽ được cấp phát, nhưng có phần phải vay lại và phải có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để hoàn trả vốn vay này.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)