Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 138)

Miền Trung

Từ định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nước, có thể xác định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng DHMT đến năm 2020 [36], như sau:

- Lĩnh vực Nông nghiệp: Phát triển lúa, ngô, lạc, mía, dưa hấu ở vùng đồng bằng, trung du. Phát triển cao su, cà phê chè, điều, thanh long, nho ở vùng núi và trung du, đất cát ven biển. Phát triển chăn nuôi bò, trâu theo phương thức trang trại, quản lý chặt chẽ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo hình công nghiệp, trang trại, gia trại. Tổ chức tốt phát triển chăn nuôi cừu, đà điểu, gia súc có nguồn gốc hoang dã: lợn rừng, cá sấu, kỳ nhông. Tạo sản phẩm chăn nuôi đặc sản của Vùng.

- Lĩnh vực Thủy sản: Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên vùng triều, vùng đất cát ven biển, nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, vũng, vịnh và cửa sông. Các sản phẩm nuôi chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, cá biển phục vụ xuất khẩu và bào ngư, trai ngọc, cá song, cá hồng, tôm hùm, ốc hương, tiêu dùng nội địa. Tập trung xây dựng hệ thống lồng bè nuôi cá chẽm, cá hồng đen, chim trắng tại quần đảo Trường Sa. Hình thành vùng sản xuất giống thủy sản chất lượng cao ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Xây dựng đội tàu và hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt viễn dương tại khu vực biển đảo thành phố Đà Nẵng phục vụ khai thác Hoàng Sa và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên phục vụ khai thác Trường Sa. Đối tượng đánh bắt chính là cá ngừ, cá hố, mực nang, mực ống, cá trác, cá kiếm, cá thu...

- Lĩnh vực Lâm nghiệp: Phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chống cát bay, chống sóng và xói lở bờ biển; bảo vệ các khu rừng đặc dụng hiện có và phát triển hệ thống rừng đặc dụng Bắc, Trung và Nam Trường Sơn, Phát triển rừng sản xuất (cây họ Dầu, họ Đậu, họ tre nứa) gắn với công nghiệp chế biến lâm sản đảm bảo nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng.

- Lĩnh vực Nghề muối: Phát triển nghề muối gắn với xây dựng vùng sản xuất, chế biến muối công nghiệp hiện đại nhất của cả nước, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghề làm muối.

- Lĩnh vực Phát triển nông thôn: Phấn đấu năm 2020 toàn Vùng có 50% số xã đạt tiêu chí xã Nông thôn mới. Chú trọng các giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Phát triển hai mô hình phát triển nông thôn chính của trong Vùng gồm: (1) Mô hình nông thôn phân tán ven biển: Dân định cư phân tán theo cơ sở gia trại, trang trại nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Các làng chài với ngư dân làm việc trên các đội tàu đánh bắt gần bờ và xa bờ. Các thị tứ, thị trấn, ven biển. (2) Mô hình khu du lịch cao cấp gắn với làng du lịch ở những vùng qui hoạch các khu du lich, nghỉ dưỡng lớn. Tại những vùng này, gắn làng nông thôn với hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm hải sản phục vụ du khách, du lịch bình dân, du lịch văn hóa, dịch vụ cho khu du lịch cao cấp, sinh thái ven biển phối hợp với các khu nghỉ cao cấp.

4.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung

4.1.4.1.Nhu cầu vốn đầu tư (bao gồm ODA) cho phát triển nông nghiệp nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung

Đề đạt được các mục tiêu tăng trưởng nêu trên thì tổng vốn đầu tư dự tính cần cho toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 496,86 nghìn tỷ đồng, trong đó cho lĩnh vực nông nghiệp 297,33 nghìn tỷ, lâm nghiệp 5,08 nghìn tỷ, thủy sản 192,44 nghìn tỷ. Giai đoạn 2016-2020 cần 569 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 315 nghìn tỷ đồng, lâm nghiệp 5,7 nghìn tỷ đồng, thủy sản 247,7 nghìn tỷ đồng. [34].

Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tƣ và vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020

Hạng mục

Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Tính bằng Tỷ đồng Tính bằng triệu USD Tính bằng Tỷ đồng Tính bằng triệu USD I. Tổng nhu cầu vốn 494.862 22.494 569.007 25.864

Trong đó: - Nông nghiệp 297.338 13.515 315.594 14.345

- Lâm nghiệp 5.084 231 5.689 259

- Thủy sản 192.440 8.747 247.724 11.260

II. Tổng nhu cầu vốn 494.862 22.494 569.007 25.864

Trong đó: - Vốn trong nước 371.147 16.870 426.755 19.398

- Vốn nước ngoài 123.716 5.623 142.252 6.466

+ Vốn ODA 49.500 2.250 59.884 2.722

+ Vốn khác 74.216 3.373 82.368 3.744

III. Nhu cầu vốn ODA 49.500 2.250 59.884 2.722

Trong đó: - Vùng Duyên hải

Miền Trung 8.910 405 11.378 517

- Các vùng khác 40.590 1.845 48.506 2.205

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, [34]

Nguồn vốn đầu tư phát triển luôn được coi là một trong những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt với những địa phương còn chưa cân đối được thu chi, tích lũy đầu tư còn hạn chế....Theo ước tính, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 8% thì nguồn vốn đầu tư phải tăng trưởng 20%/năm [63].

Nhu cầu nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 2,25 tỷ USD, giai đoạn 2016-2020 là 2,722 tỷ USD (tăng 21% so với giai đoạn 2008-2012 là 2,01 tỷ USD). Nguồn vốn ODA thu hút cho ngành nông nghiệp và PTNT vùng DHMT dự kiến là 405 triệu USD giai đoạn 2011-2015 và khoảng 517 triệu USD vào giai đoạn 2016-2020 (Xem bảng 4.1).

4.1.4.2.Xu hướng ODA cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong những năm tới

Khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã và đang làm ảnh hưởng đến ngân sách dành cho ODA của một số nước DAC. Theo báo cáo của OECD (tháng 4/2012), nguồn vốn ODA toàn cầu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển đã giảm gần 2,7% trong năm 2011. Từ năm 2013, khi tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến dòng vốn viện trợ hiện hữu đầy đủ, dòng vốn ODA toàn cầu có thể sẽ bị thu hẹp nhiều hơn. Các nhà tài trợ cũng sẽ dành ưu tiên vốn ODA cho Châu Phi là khu vực còn nhiều người nghèo đói.

Bên cạnh đó, cùng với việc được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình kể từ năm 2010, cơ cấu nguồn ODA dành cho Việt Nam đã và đang có sự thay đổi, lượng viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi khác có xu hướng bị giảm đi. Chi phí vốn vay ODA có xu hướng tăng, đồng thời với nhiều khoản vay có điều kiện ràng buộc hơn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của Chính phủ. Vì vậy, Việt Nam cần phải trân trọng từng đồng vốn viện trợ và vốn vay và tính toán cẩn trọng hiệu quả đầu tư của mỗi dự án sử dụng vốn ODA.

Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 quy định về việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các Nhà tải trợ đã xác định nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó, vốn ODA sẽ được tập trung cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng

nông thôn mới; tăng cường năng lực thế chế và cải cách hành chính, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh [35].

Chính sách thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn của Chính phủ Việt Nam hướng tới hai mục tiêu cơ bản và xuyên suốt là: (1) Thu hút nguồn vốn ODA để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư đang bị thiếu hụt của ngành; và (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên cơ sở nâng cao chất lượng quy hoạch, thẩm định tài chính dự án và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới [8] thì “Việt Nam có lẽ chưa tài trợ đủ vốn cho ngành nông nghiệp để đạt được mục tiêu chính sách nhằm hỗ trợ mức tăng trưởng hợp lý và giảm nghèo”. Nguồn vốn ODA sau khi thu hút sẽ được sử dụng vào để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo đúng các đề án tái cơ cấu ngành và các đề án phát triển kinh tế xã hội của các vùng trong đó có vùng Duyên hải Miền Trung.

Cả hai mục tiêu trên đều nhằm thực hiện nhất quán nguyên tắc trước sau như một mà Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII đã đề ra, đó là: “... Huy động thêm nguồn vốn bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển trên nguyên tắc trước sau như một” và “ .... Huy động thêm nguồn vốn bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế và trả được nợ”. [1]

Vì vậy, để đảm bảo thu hút được khoảng 10 tỷ USD nguồn vốn ODA cho giai đoạn 2011-2020 của toàn ngành nông nghiệp & PTNT (trong đó cho vùng DHMT khoảng 920 triệu USD), đòi hỏi phải xem xét, thực hiện đồng bộ các giải pháp vĩ mô và vi mô, từ thay đổi nhận thức đến hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy điều hành, hài hòa thủ tục với nhà tài trợ... sẽ được trình bày trong mục 4.2 dưới đây.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức ODA vào phát triển nông nghiệp va nông thông Việt Nam, nghiên cứu tại vùng duyên hải Miền Trung (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)