Biểu đồ 2.3: Phân tích theo thời gian huy động
Phân loại theo thời gian huy động sẽ cho ta thấy một cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng vốn của NH. Nguồn gửi ngắn hạn vẫn chiếm lượng lớn (trên 45%) trong tổng tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng CN. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có sự chệnh lệch tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là 26,36% cao hơn so với nguồn gửi ngắn hạn chỉ có mức chênh lệch là 17,61%. Trong khi các nguồn gửi không kỳ hạn và ngắn hạn có những sự tăng rõ rệt thì nguồn vốn huy động trung và dài hạn lại có xu hướng giảm. Đó là vì tuy nền kinh tế phát triển nhưng tình hình lạm phát vẫn còn cao, lo sợ đồng tiền bị mất giá nên người dân ít khi chọn lựa đến phương án gửi trung và dài hạn. Thêm một lý do nữa, đó là người dân chưa có thói quen gửi kỳ hạn dài vì có tâm lý sợ có việc cần dùng đến tiền, mà nếu rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thì rất uổng, nên cứ gửi ngắn hạn và khi đến hạn nếu có nhu cầu có thể rút hoặc không có thể tiếp tục đáo hạn. Mặt khác, họ kỳ vọng mức lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Thêm vào đó, khi đến hạn mà người gửi tiền
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2012 2013 2014 KKH NH T&DH
chưa đến rút thì Ngân hàng sẽ chuyển sang kỳ hạn tiếp theo và áp dụng theo mức lãi suất theo thời điểm chuyển. Như vậy, khách hàng gửi tiền theo kỳ hạn ngắn vẫn có lợi hơn so với gửi dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn tuy rẻ nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng, Chi nhánh nên có những biện pháp để tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn để phát triển kinh doanh.