Bộ máy tổ chức của NamABank Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 26)

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu bộ máy tổ chức của NamABank Quy Nhơn

(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quy Nhơn)

Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:

Ban giám đốc: Thực hiện các chức năng của Ngân hàng Nam Á trong việc điều hành

các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng pháp luật nhà nước và các điều lệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như Ngân hàng Nam Á. Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc .

Giám đốc: là người quyết định mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời chịu trách

nhiệm trước Ngân hàng Nam Á và pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi quyết định của mình.

GIÁM ĐỐC PHÓGIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH PGD CHỢ LỚN PGD AN NHƠN PGD BỒNG SƠN

Phó giám đốc: hỗ trợ cho giám đốc, trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của

Chi nhánh. Ngoài ra, phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách các phòng kế toán, phòng tín dụng, phòng hành chính, phòng ngân quỹ và các phòng giao dịch trực thuộc.

Phòng kế toán: thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt

động và nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, thực hiện báo cáo thống kê kịp thời đầy đủ .

Phòng tín dụng:

+ Thực hiện công tác quản lý vốn theo quy chế của Ngân hàng Nam Á

+ Kinh doanh tín dụng: sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của ngành quy định: thực hiện công tác tín dụng và thông tin tín dụng .

+ Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

+ Ngoài ra, phòng tín dụng còn thực hiện một số công việc do ban giám đốc giao.

Phòng ngân quỹ:

+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên môn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Nam Á.

+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo luật định. Chấp hành các dự trữ bắt buộc theo quy định của Nhà nước.

+ Phối hợp với phòng hành chính đề xuất các biện pháp quản lý tài sản, chỉ tiêu tài chính, chế độ của cán bộ viên chức về BHXH, thai sản, ốm đau và các chế độ khác theo quy định của Ngành.

Phòng hành chính:

+ Thực hiện lưu trữ hồ sơ có liên quan của Chi nhánh.

+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ viên chức đi công tác học tập trong và ngoài nước.

+ Thực hiện trả lương, nâng lương, chính sách, chế độ liên quan đến người lao động theo bộ luật Lao Động, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và của Ngân hàng Nam Á.

+ Trực tiếp quản lý hồ sơ của cán bộ Chi nhánh.

+ Tổng hợp theo dõi, đề xuất khen thưởng cho tập thể, cá nhân theo đúng quy định. Tổng hợp và xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

- Phòng giao dịch Chợ Lớn: được đóng tại 58 Phan Bội Châu - TP Quy Nhơn. Cơ

cấu nhân sự gồm 10 nhân viên: 01 trưởng phòng giao dịch, 02 nhân viên ngân quỹ, 03 kế toán, 02 nhân viên tín dụng, 02 bảo vệ.

- Phòng Giao dịch An Nhơn: được đóng tại 138 Trần Phú - Thị trấn Bình Định, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huyện An Nhơn. Cơ cấu nhân sự gồm 10 nhân viên: 01 trưởng phòng giao dịch, 02 nhân viên tín dụng, 02 nhân viên ngân quỹ, 03 kế toán, 02 bảo vệ.

- Phòng Giao dịch Bồng Sơn: được đóng tại 315 Quang Trung, thị trấn Bồng Sơn,

huyện Hoài Nhơn. Cơ cấu nhân sự gồm 10 nhân viên: 01 trưởng phòng giao dịch, 02 nhân viên tín dụng, 02 nhân viên ngân quỹ, 02 kế toán, 01 kiểm soát kiểm toán, 02 bảo vệ.

Các phòng giao dịch triển khai và thực hiện một số nghiệp vụ theo quy định trong điều lệ của Ngân hàng Nam Á, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nam Á và Chi nhánh Quy Nhơn. Với mô hình tổ chức gọn nhẹ như trên đảm bảo cho các phòng ban trong Chi nhánh phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân trong mỗi vị trí công tác của mình và mỗi người luôn luôn có trách nhiệm với công việc do mình đảm trách đồng thời giúp cho lãnh đạo Chi nhánh luôn kiểm soát chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị đúng pháp luật.

2.2 Các Ngân hàng đối thủ cạnh tranh của NamABank Quy Nhơn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Danh sách các ngân hàng trên địa bàn tỉnh: - Khối Ngân hàng Nhà nước:

1. Ngân hàng Công Thương – Vietinbank. 2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – BIDV. 3. Ngân hàng nhà nước Tỉnh

4. Ngân hàng Ngoại thương – Vietcombank.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Agribank. 6. Ngân hàng Chính sách xã hội.

7. Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB.

8. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long – MHB. - Khối Ngân hàng Thương mại cổ phần:

1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. 2. Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB.

3. Ngân hàng TMCP Quốc Tế – VIB.

4. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam – PV bank.

5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank. 6. Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank. 7. Ngân hàng TMCP Đại dương – Oceanbank.

8. Ngân hàng TMCP Đông Á.

9. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Seabank. 10. Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB.

12. Ngân hàng TMCP Phương Tây – Western Bank. 13. Ngân hàng TMCP Kiên Long.

14. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime Bank. 15. Ngân hàng TMCP Việt Á.

16. Ngân hàng TCMP Việt Nam Thịnh Vượng – VP Bank.

Có thể thấy, ngoài Nam Á ra thì trên địa bàn tỉnh còn có trên dưới 30 Ngân hàng khác (khoảng 8 Ngân hàng Nhà nước và trên 15 Ngân hàng TMCP) cùng “chia sẻ” thị phần với nhau và trong tương lai sẽ còn rất nhiều đối thủ khác nữa sẽ thâm nhập vào thị trường này bởi vì nền kinh tế hiện nay của tỉnh Bình Định hiện đang trên đà phát triển và có thể phát

triển vượt bậc ngang ngửa với các thành phố lớn khác. Các NH có những sản phẩm, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, công tác quản lý,… khác nhau. Những NH chiếm thị phần lớn chủ yếu là các Ngân hàng thuộc khối Ngân hàng Nhà nước như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và một số NH thuộc khối Ngân hàng TMCP như Đông Á, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng,… đây là những NH có các hoạt động cạnh tranh với nhau rất gay gắt, đặc biệt là các NH ở khối NHTMCP.

2.3 Thực trạng về huy động vốn khách hàng cá nhân tại NamABank Quy Nhơn từ 2012 – 2014

2.3.1 Một số sản phẩm huy động vốn hiện nay đang được NamABank Quy Nhơn dùng để thu hút khách hàng cá nhân để thu hút khách hàng cá nhân

Ngoài một số sản phẩm tiết kiệm thông thường cơ bản như các NH khác, hiện NamABank Quy Nhơn cũng có một số sản phẩm đặc trưng của riêng NH.

Tiền gửi tiết kiệm rút vốn linh hoạt

Là hình thức tiết kiệm có kỳ hạn cho phép khách hàng được rút một phần vốn gốc một hoặc nhiều lần trong suốt kỳ hạn gửi. Phần vốn rút trước hạn sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn, vần vốn gốc còn lại vẫn được hưởng theo lãi suất có kỳ hạn khi đến hạn.

Một số thông tin chi tiết của sản phẩm:

+ Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VNĐ) hoặc Đô la Mỹ (USD). + Kỳ hạn gửi: 1 tháng – 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Loại hình tiền gửi: tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Số tiền gửi tối thiểu khi mở tài khoản là 10.000.000VNĐ (10 triệu VNĐ) hoặc 500 USD.

+ Số tiền tối thiểu cho mỗi lần rút là 1.000.000 VND hoặc 50 USD.

+ Phương thức lãnh lãi: Lãi được tính và trả theo từng lần vốn rút trước hạn. Đối với số vốn duy trì đến ngày đáo hạn thì lãi sẽ được tính và trả vào ngày đáo hạn.

Tiết kiệm “Yêu thương cho con”

Là hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó hàng tháng khách hàng sẽ gửi một khoản tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng không được ít hơn số tiền đăng

ký gửi định kỳ tại thời điểm mở sổ. Đồng thời, khách hàng tham gia sản phẩm này còn được tặn kèm sản phẩm Bảo An tích lũy của Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam. Chủ sở hữu sổ tiết kiệm là trẻ từ 1 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi, mọi giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm đều thông qua cha mẹ hoặc người giáp hộ hợp pháp của trẻ.

Một số thông tin chi tiết của sản phẩm: + Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VNĐ). + Kỳ hạn gửi: từ 2 đến 10 năm (tròn năm). + Loại hình tiền gửi: tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Số tiền gửi tối thiểu phải nộp định kỳ hàng tháng là 100.000 VNĐ (một trăm nghìn đồng).

+ Phương thức lãnh lãi: Lãi được trả vào cuối kỳ.

+ Tặng thêm gói sản phẩm Bảo An tích lũy của công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam.

Tiết kiệm Hưng Thịnh

Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều ưu đãi vượt trội nhằm phục vụ nhóm khách hàng trên40 tuổi.

Một số thông tin chi tiết của sản phẩm: + Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VNĐ).

+ Kỳ hạn gửi: 7 tháng, 10 tháng, 13 tháng, 15 tháng, 24 tháng, 36 tháng. + Loại hình tiền gửi: tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Số tiền gửi tối thiểu khi mở sổ: 30.000.000 VNĐ (ba mươi triệu đồng). + Phương thức lãnh lãi: Lãi được trả vào cuối kỳ.

+ Lãi suất cố định và luôn cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường.

+ Khách hàng có thể gửi thêm tiền trong vòng 2 tháng đầu tiên sau khi mở sổ và tổng số tiền vẫn được tính bắt đầu từ ngày mở sổ.

Tiết kiệm tích lũy

Là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, cho phép khách hàng gửi tiền nhiều lần trong suốt kỳ hạn gửi và được hưởng lãi trên số tiền thực gửi.

+ Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VNĐ), đô la Mỹ (USD), đồng tiền chung châu Âu (EUR).

+ Kỳ hạn gửi: 15 tháng, 18 tháng, 2 – 10 năm. + Loại hình tiền gửi: tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Số tiền mở sổ tối thiểu: 1.000.000 VNĐ, hoặc 100 đơn vị ngoại tệ.

+ Số tiền gửi tối thiểu trong những lần gửi tiếp: 200.000 VNĐ hoặc 10 đơn vị ngoại tệ.

+ Phương thức lãnh lãi: Lãi được trả vào cuối kỳ.

Chương trình khuyến mãi “Xuân Vàng Nam Á Cào ngay trúng lớn”

Là chương trình khuyến mãi áp dụng cho Khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND trong thời gian từ 26/01/2015 đến hết ngày 25/04/2015.

Khách hàng cào xác định giải thưởng theo số lượng thẻ được quy định dựa trên số tiền gửi tương ứng với kỳ hạn gửi như sau:

Bảng 2.2: Kỳ hạn huy động vốn và số tiền gửi ứng với lượng thẻ cào trong chương trình khuyến mãi

Kỳ hạn Số tiền gửi (VND) Số Thẻ cào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 tháng 60.000.000 1 2 tháng 30.000.000 1 3 tháng 15.000.000 1 4 tháng 10.000.000 1 5 tháng 9.000.000 1 6 tháng 8.000.000 1 9 tháng 7.000.000 1 12 tháng 6.000.000 1 24 tháng 2.000.000 1

(Nguồn: NamABank Quy Nhơn cung cấp)

Một số thông tin chi tiết của sản phẩm: + Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam (VNĐ).

+ Kỳ hạn gửi: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 12, 24 tháng. + Loại hình tiền gửi: tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Phương thức lãnh lãi: Lãi được trả vào cuối kỳ.

+ Số thẻ cào Khách hàng được nhận là bội số của số tiền gửi và kỳ hạn theo nguyên tắc chỉ lấy phần nguyên.

+ Cơ cấu giải thưởng:

o 10 giải Tài, mỗi giải là 01 Honda SH Mode.

o 30 giải Lộc, mỗi giải là 01 Ipad Mini.

o Hàng trăm giải Phú, mỗi giải là 1.000.000 đồng.

o Hàng ngàn giải Quý, mỗi giải là 100.000 đồng.

o Hàng trăm ngàn giải May mắn, mỗi giải trị giá 20.000 đồng

2.3.2 Công tác huy động vốn khách hàng cá nhân tại NamABank Quy Nhơn giai đoạn 2012 – 2014 2012 – 2014

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp huy động vốn từ khách hàng CN của NamABank Quy Nhơn

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm 2012 2013 2014

Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tổng vốn huy động

từ khách hàng CN 34.651 100% 55.659 100% 105.597 100%

Phân theo loại tiền

VND 30.719 88,65% 48.691 87,48% 95.143 90,1%

Ngoại tệ chuyển đổi 3.932 11,35% 6.968 12,52% 10.454 9,9%

Phân theo tính chất nguồn vốn

Tiết kiệm 28.453 82,11% 42.169 75,76% 91.637 86,78%

GTCG 6.198 17,89% 13.490 24,24% 13.960 13,22%

Phân theo thời gian

Không kỳ hạn 8.842 25,52% 17.625 31,67% 39.778 37,67%

Trung và dài hạn 10.045 28,99% 10.421 18,72% 12.587 11,92%

Tổng vốn huy động 60.552 177,75% 92.734 166,61% 155.541 147,3%

(Nguồn: NamABank Quy Nhơn cung cấp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Phân tích tốc độ tăng trưởng

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng Chênh

lệch

2013/2012 2014/2013

Tổng vốn huy động từ khách hàng CN 160,63 189,72 29,09

Phân theo loại tiền

VND 158,50 195,40 36,90

Ngoại tệ chuyển đổi 177,21 150,03 -27,18

Phân theo tính chất nguồn vốn

Tiết kiệm 148,21 217,31 69,10

GTCG 217,65 103,48 -114,17

Phân theo thời gian

Không kỳ hạn 199,33 225,69 26,36

Ngắn hạn 175,16 192,78 17,61

Trung và dài hạn 103,74 120,79 17,04

Tổng vốn huy động 153,15 167,73 14,58

Tốc độ tăng trưởng của tổng huy động từ khách hàng cá nhân năm 2013 là 160,63%, và tiếp tục tăng thêm 29,09% lên thành 189,72% vào năm 2014 đã cho thấy hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NamABank Quy Nhơn đang thực hiện rất tốt.

Phần phân tích cụ thể dưới đây có thể cho ta có cái nhìn chi tiết hơn về tốc độ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong giai đoạn từ 2012 đến 2014.

2.3.2.1 Huy động vốn khách hàng cá nhân theo loại tiền

Biểu đồ 2.1: Phân tích theo loại tiền tệ

Khi vốn huy động từ khách hàng CN được phân theo loại tiền, ta có thể thấy rằng NamABank Quy Nhơn huy động nguồn lực chủ yếu là đồng VND. Đồng VND chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm 2012, 2013, 2014 là 88,65%; 87,48%; 90,1%, nhìn chung có thể thấy rằng lượng huy động vốn đồng VND có xu hướng tăng và chiếm trên 85% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng CN. Tốc độ tăng trưởng là một minh chứng khác cho thấy rằng hoạt động huy động vốn VND có xu hướng tăng, tỷ trọng này của năm 2013 là 158,5% và đã tăng thêm 36,9% ở năm 2014 lên thành 195,4%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lãi suất huy động đồng VND cao gấp nhiều lần so với đồng ngoại tệ.

Mặc dù lượng ngoại tệ chuyển đổi chiếm tỉ trọng thấp song không thể phủ nhận một điều đó là lượng này liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2012 chỉ ở mức 3.932 triệu đồng thì đến năm 2014 đã lên đến 10.454 triệu đồng tăng gấp hơn 2,5 lần. Việc lượng ngoại tệ chuyển đổi tăng một phần là do sự phát triển về mạng lưới của NH đã tạo thuận lợi cho nguồn kiều hối ở nước ngoài chuyển về trong nước một cách nhanh chóng và an toàn.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2012 2013 2014 VNĐ

2.3.2.2 Huy động vốn khách hàng cá nhân theo tính chất nguồn vốn

Biểu đồ 2.2: Phân tích theo tính chất nguồn vốn

Phân loại theo tính chất nguồn vốn có thể cho ta thấy được rằng, nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân càng lúc càng cao. Từ 82,11% ở năm 2012, nhu cầu này đã tăng lên thành 86,78% vào năm 2014. Tỷ trọng năm 2014 cao hơn 69,1% so với năm 2013 cũng làm rõ thêm điều này. Giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 26)