Một trong những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng cũng như làm ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng là việc các NHTM xây dựng hệ thống văn bản chế độ, qui định thủ tục cho vay thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng cần xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang cho hoạt động tín dụng:
- Xây dựng qui chế cho vay của ngân hàng trên cơ sở qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN Việt Nam ban hành.
- Ban hành, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng thồng nhất trong toàn hệ thống.
- Tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác.
- Xây dựng và thường xuyên bổ sung, hoàn thiện qui trình cho vay, bảo lãnh và các qui trình hỗ trợ khác theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO.
- Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng như sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.
- Thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN tức là các NHTM phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu cao hơn , áp dụng các tiêu chí đánh giá theo hệ thống xếp hạng tín dụng chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và toàn diện hơn so với việc phân loại nợ theo Điều 6 QĐ 493/NHNN. Việc thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 nàyi hỏi phải có sự chuyển biến trong nhận thức của toàn
hệ thống về quản trị rủi ro tín dụng mặc dù điều này rất khó khăn vì các NHTMNN chưa hình thành quan điểm đánh giá toàn diện khách hàng theo cả các tiêu thức định tính, định lượng và tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.