2.3.2.1 Các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình không để thất thoát vốn cho vay, tăng tối đa tiền lãi thu được, và giảm tối đa những mất mát trong phạm vi giới hạn về vốn.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng là việc thiết lập hàng rào pháp lý chặt chẽ và đầy đủ. Xây dựng và thực thi một quy trình tín dụng hoàn hảo che chắn việc thất thoát vốn, không thu được lãi như đã thỏa thuận hoặc phát sinh những chi phí ngoài dự kiến.
Hiện tại, các NHTM t衣i Long An đang áp dụng một số biện pháp nhằm quản trị, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay như sau:
- Hoàn thiện và đưa vào thực hiện các công cụ quản lý, quy trình nghiệp vụ tín dụng như:
+ Qui trình thẩm định và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. + Hướng dẫn kiểm tra giám sát tín dụng.
+ Qui định thực hiện phương án quản lý nợ vay. + Qui định về nhận, thẩm định, đánh giá TSĐB. + Qui định công tác bảo vệ kho hàng cầm cố.
+ Qui định về mua bảo hiểm đối với khách hàng vay vốn.
+ Qui chế phòng ngừa rủi ro và các biện pháp cụ thể phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- Cơ cấu lại dư nợ theo hướng phát triển bền vững : giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước, mở rộng đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước: đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả và định hướng phát triển lâu dài như điện lực, dầu khí, viễn thông… Hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, không có hướng phát triển lâu dài.
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: các NHTM chủ động tiếp cận các doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng, hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng lãi suất cạnh tranh và giải quyết trọn gói các nhu cầu dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đổi mới phương pháp quản lý tín dụng, cụ thể:
+ Phân loại doanh nghiệp; đánh giá các dự án đã đi vào hoạt động, so sánh đánh giá với kết quả thẩm định ban đầu để có biện pháp quản lý phù hợp.
+ Định kì trả lãi hàng tháng hoặc hàng quí, phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh- tài chính của doanh nghiệp nhất là các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, qui mô, lãi lỗ…nhằm phát hiện các khoản phải thu khó đòi, hàng chậm luân chuyển, đánh giá mức độ rủi ro vốn vay và xử lý kịp thời .
+ Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ tín dụng thì các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng thiết lập mối quan hệ toàn diện như tiền gửi, tiền vay, mở LC xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ… nhằm kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động và tăng thu dịch vụ.
+ Đảm bảo tính minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính khi khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:
Hiện nay, các NHTM đều rất cần đội ngủ cán bộ tín dụng năng động, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, do đó các NHTM phải nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đề cao trách nhiệm, đạo đức phù hợp với điều kiện mở rộng, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện tín dụng thông qua việc:
+ Tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng
+Thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu văn bản chế độ cho cán bộ tín dụng.
+Thực hiện chế độ ưu đãi đối với cán bộ trẻ, có năng lực về đào tạo, qui hoạch…
2.3.2.2 Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
Các NHTM đều thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng với chức năng chủ yếu là thu thập, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin đã được xử lý cho Ban Giám Đốc và các phòng nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, hạn chế, phân tán rủi ro; đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHTM. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng có thể đề xuất những biện pháp xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Tuy nhiên, tại các NHTMCP thì bộ phận quản trị rủi ro hoạt động tốt hơn, chặt chẽ hơn các NHTM nhà nước, thực hiện kiểm soát rủi ro thường xuyên hơn đối với từng khoản vay nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.
- Khoanh nợ, xoá nợ: được thực hiện khi có sự chấp thuận của NHNN,Bộ Tài Chính, Chính Phủ, được thực hiện chủ yếu đối với các khoản cho vay chỉ định, đối với các doanh nghiệp nhà nước, đối với vùng bị thiên tai nặng nề và đối với các khoản nợ cũ, nợ tồn đọng do cơ chế không có khả năng thu hồi, được ngân sách nhà nước gánh chịu hay cấp bù khoản thất thoát đó.
- Xiết nợ, thu hồi tài sản thế chấp tự giải quyết, phối hợp cùng người vay phối hợp bán tài sản thu nợ, khởi kiện ra toà, đôn đốc thi hành án…
- Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro và hạch toán rủi ro theo quyết định 48/1999/QĐ-NHNN .
2.3.3 Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng c a các NHTM Long An 2.3.3.1 Chưa có sự tách bạch giữa công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay, các NHTM Long An đều có mô hình tổ chức dựa trên hai cơ cấu quyền lực như sau:
- Cấp quản trị điều hành: tức là Hội đồng quản trị bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể, giúp việc cho Hội đồng quản trị có Ban chuyên trách và Ban kiểm soát. Về nguyên tắc Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của Ngân hàng chịu trách nhiệm an toàn và phát triển vốn, ban hành các điều lệ, qui chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng.
- Cấp quản lý kinh doanh:
+ Cấp điều hành gồm: Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các Phòng ban tham mưu giúp việc tại Hội sở chính, bên cạnh Tổng Giám Đốc có Kế toán trưởng.
+ Cấp trực tiếp kinh doanh: các đơn vị hạch toán độc lập, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị góp vốn kinh doanh.
Hiện nay các NHTM Long An thì công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được tách bạch, đặc biệt là các NHTMNN. Chỉ có một số khoản vay trung dài hạn, với số tiền lớn thì phòng tín dụng mới chuyển dự án cho phòng thẩm định để thẩm định dự án nhưng thông tin từ khách hàng là rời rạc, và không thống nhất. Đối với
các khoản vay khác thì cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa phê duyệt thẩm định và kiêm luôn việc giám sát, quản lý khoản vay.
2.3.3.2 Mô hình tổ chức nhân sự chưa phù hợp
Mô hình tổ chức nhân sự có một số nhược điểm:
- Hội đồng quản trị không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro.
- Các cơ quan phân tích và quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ- quản lý vốn, quản lý đầu tư ch逢a chuyên nghiệp.
- Các phòng ban nghiệp vụ tại Hội sở chính và chi nhánh được phân công theo chức năng nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chánh, chưa chú trọng phân theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với ngân hàng thương mại.
- Thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng, ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho Hội đồng quản trị và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược.
- Mô hình tổ chức nhân sự làm cho ngân hàng rất lúng túng trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, do thiếu các cơ quan phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn.
Qui trình hoạt động tín dụng tại một số NHTM chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để quản trị rủi ro. Chẳng hạn như chưa có sự phân tách chức năng giữa bộ phận giao dịch khách hàng với bộ phận thẩm định lại, theo dõi khách hàng. Đôi khi cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi và phân tích tình hình tài chính của khách hàng sau khi cho vay, điều này làm mất tính khách quan, có thể dẫn đến móc ngoặc, quan liêu, hạch sách của cán bộ tín dụng và chỉ bị phát hiện khi rủi ro xảy ra. Như vậy, mô hình tổ chức tín dụng hiện nay của các NHTM làm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Một số NHTMCP như Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Kỹ Thương thì mô hình tổ chức khá rõ ràng, có sự tách bạch giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng. Các
ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng đối với từng khoản vay, các món vay vượt giới hạn thì phải do cấp trên có thẩm quyền quyết định. Đối với NHTMCP Kỹ Thương Long An thì tất cả các khoản vay đều phải tập trung phê duyệt tại Phòng phê duyệt tập trung, các dự án lớn đều phải có ý kiến của phòng tái thẩm định. Do đó qui trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này khá chặt chẽ. Nhưng có một điều bất lợi là cán bộ ngân hàng tại Long An thì tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng vay, nhưng quyền quyết định cho vay lại tùy thuộc vào ý kiến của phòng tái thẩm định, đôi khi phòng tái thẩm định chỉ dựa trên những yếu thu thập được thỏa điều kiện theo qui định mà về thực tế thì không chính xác, điều này dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.
2.3.3.3 Chưa hoàn thiện chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một công cụ quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại vì nó vạch rõ những nguyên tắc hướng dẫn tổng quát để hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay và xây dựng cơ cấu tín dụng. Những yếu tố cơ bản của một chính sách tín dụng bao gồm:
+ Mục tiêu của chính sách cho vay + Lĩnh vực kinh doanh
+ Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan + Chính sách và thủ tục đối với việc xác định lãi suất cho vay, các khoản phí + Đánh giá tín dụng
Một số NHTM phát triển tín dụng một cách tự phát thiếu định hướng do đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng còn hạn chế. Cơ cấu đầu tư tín dụng theo ngành hàng còn bất hợp lý chủ yếu là các ngành xây dựng, giao thông… đây là những ngành mà nhu cầu thị trường thiếu ổn định. Ngoài ra, các NHTM thường tập trung cho vay doanh nghiệp nhà nước tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.3.4 Đánh giá các khoản vay theo các quy định, văn bản chế độ chưa chính xác
Các NHTM Long An đều thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tuy đã kết hợp các yếu tố định lượng và định tính nhưng chủ yếu dưa trên yếu tố định lượng mà yếu tố định lượng chỉ đơn thuần là thời gian quá hạn của
khoản nợ. Việc phân loại nợ theo yếu tố định tính chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể mà chỉ dựa trên chủ quan của người thực hiện đánh giá. Phân loại nợ theo qui định này không giúp cho ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, loại hình doanh nghiệp chưa đánh giá toàn diện khách hàng theo cả các tiêu thức định tính, định lượng và tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
2.3.3.5 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa theo chuẩn mực quốc teá
Các NHTM tại Long An đều xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Khi tiếp cận khách hàng vay, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khoản vay để xếp hạng khách hàng. Vì vậy, hệ thống xếp hạng hiện nay của các NHTM cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, một số NHTM đã thay đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương NH ĐT&PT Long An…Nhưng hệ thống xếp hạng có chính xác hay không còn phải tùy thuộc vào thông tin khách hàng cung cấp. Do đó các thông tin này rất quan trọng đòi hỏi phải chính xác, nhưng trên thực tế không thể chỉ dựa vào yếu tố xếp hạng khách hàng mà còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa mới quyết định cho vay.
Nợ xấu của các NHTM phụ thuộc phần lớn vào sự đánh giá khách hàng và chính sách tín dụng. Các NHTM thực hiện minh bạch hóa chất lượng tín dụng để xác định biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp với danh mục tín dụng cũ và hỗ trợ ra quyết định cho vay chính xác nhằm giảm dần nợ xấu cũ và kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Để làm được điều này, các NHTM phải xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế tức xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho các NHTM trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh, xác định rõ nguyên nhân là xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng vay hay từ những rủi ro khách quan và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Đối với các khoản vay mới thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc đánh giá khách hàng mới một cách toàn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp… để quyết định cho vay và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả.
Một số NHTM như NH ĐT&PT, NHTMCP Ngoại Thương, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Còn một số NHTM còn lại thì vẫn xếp hạng tín dụng nội bộ sơ xài.
Hệ thống xếp hạng tín dụng còn sơ sài, chỉ mang tính hình thức chưa được các NHTM chú trọng nhiều. Sau khi thu thập thông tin của khách hàng vay, cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng dựa trên các thông tin thu thập được để cho điểm khách hàng và quyết định cho vay. Điều này sẽ thiếu chính xác nếu như việc thu thập thông tin không được đầy đủ. Do đó đòi hỏi hệ thống thu thập thông tin phải chính xác, rõ ràng và kịp thời. Xếp hạng tín dụng nội bộ cần phải được chú trọng vì nó đo lường được khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
2.3.3.6 Hoạt động của bộ phận phòng ngừa rủi ro còn hạn chế
Bộ phận phòng ngừa rủi ro được thành lập nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn