Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Long An (Trang 45)

Đến cuối năm 2008, các NHTM đều thắt chặt cho vay, lãi suất cho vay biến động, tăng cao. Thực tế hoạt động tín dụng trong thời gian qua chưa tốt , hiệu quả chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, do các nguyên nhân chủ yếu sau:

2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

- Các NHTM Long An chưa chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.Trong đó, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHPT nhà ĐBSCL …. đã tập trung vốn quá l噂n cho một số khách hàng nên khi những doanh nghiệp này bị thua lỗ thì ngân hàng chiụ rủi ro lớn. Trường hợp của khu công nghiệp bất động sản P5 là ví dụ điển hình, do thị trường nhà đất đóng băng trong những năm gần đây.

- Chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế và chưa chính xác.

Có thể là những rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng do cán bộ tín dụng làm trái qui định tín dụng để mưu lợi cá nhân; hoặc định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do trình độ nghiệp vụ kém hay do có sự thông đồng với khách hàng hoặc tài sản thế chấp bị mất giá. Chẳng hạn, trong năm 2008 vừa qua, đa số các ngân hàng đều phải gánh chiụ một rủi ro tín dụng lớn do khi cho vay định giá tài sản rất cao, nhưng đến thời điểm đến hạn trả nợ thì giá trị tài sản rất thấp, do giá giảm. Khi khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng xiết nợ nhưng vẫn không thể bán được hoặc không có người mua, hoặc là tiền thu về thấp hơn so với số tiền vay. Ngoài ra, có trường hợp cán bộ tín dụng trực tiếp thu gốc và lãi nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích riêng; hoặc lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty trách nhiệm hữu hạn của gia đình.

Hiện nay nhiều ngân hàng thương mại khi phân tích cho vay đối với một khách hàng chưa chú trọng đến việc đánh giá dòng tiền quay vốn của doanh nghiệp mà chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, lợi nhuận hàng tháng, hàng quý, năm của doanh nghiệp nên đôi khi chưa thể phân tích chính xác khả năng trả nợ đối với khách hàng trong từng thời kỳ hợp lý, nhất là đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng xoay vòng dưới một năm.

Chính sách và qui trình cho vay hiện nay vẫn chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường mà bị cuốn theo các hội chứng kinh tế và phong trào phát triển kinh tế. Trong những năm qua các ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay mua bất động sản, xây dựng, nhưng thị trường bất động sản trong những năm gần đây bị đóng băng nên tình hình nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục tăng. Sau đó, các ngân hàng chuyển sang đầu tư vào cho vay mua phương tiện vận chuyển hàng hoá đường thuỷ như cho vay mua sà lan, tình hình lúc đầu thì rất tốt, nhưng đến thời điểm đầu năm 2009 thì tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả tăng vọt liên tục, các công trình bị trì trệ làm cho nguồn thu của các phương tiện này sụt giảm và điều này nếu kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Thực trạng cho thấy cho vay xây dựng, phương tiện vận tải hiện nay đang chiếm tỷ lệ dư nợ cao, với tình hình kinh tế hiện nay thì điều này rất rủi ro.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng được biểu hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn cao.

Vì vậy, rủi ro lớn nhất trong quản trị rủi ro tín dụng là chính các NHTM cũng không kiểm soát nổi tình trạng nợ xấu tới mức nào và đã được cải thiện tới đâu.

2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai, hoả hoạn, do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý kinh tế thay đổi đột ngột, do biến động thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu thay đổi…

Rủi ro tín dụng phát sinh do Chính phủ ban hành các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách cho vay được chỉ định của Nhà nước quy định về đất đai, nhà ở…Khi một chính sách bị thay đổi đột ngột như tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng trước đó ngân hàng đã mở LC bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, nay do thuế tăng, việc kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng cũng bị rủi ro theo.

2.2.3.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay là do năng lực tài chính yếu kém, năng lực điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác,

trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.

Năng lực tài chính yếu kém : các doanh nghiệp có qui mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao. Với năng lực tài chính như vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp phải dựa vào số vốn vay của ngân hàng, do đó nếu như các doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, sổ sách mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng khi đề nghị vay vốn thường mang tính chất hình thức do đó khi cán bộ quản trị rủi ro lập các bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp thiếu tính thực tế và xác thực.

Năng lực điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế: Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém, thiếu một chiến lược hoạt động lâu dài và thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên dễ dàng sụp đỗ khi thị trường biến động. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các khoản nợ xấu, nợ khó đòi.

Người vay không có thiện chí trả nợ: đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có phương án kinh doanh cụ thể, và đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích cho vay. Nhưng sau khi giải ngân cho các doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng tiến hành kiểm tra lại thì có một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, điều này rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, làm phát sinh nợ xấu.

2.3 Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Long An

Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt rủi ro trong hoạt động tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, và mức độ rủi ro tuỳ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng.

Theo điều 2 qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghiã vụ của mình theo

cam kết. Hiện nay, dịch vụ tín dụng của các NHTM vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản có, do đó song song với việc tăng trưởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, áp dụng khung sổ tay tín dụng,trong đó qui định chính sách tín dụng của ngân hàng , chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành.

Các NHTM của Long An đều thực hiện quản trị rủi ro theo qui định chung của NHNN và qui định riêng của từng hệ thống ngân hàng. Dựa trên thực trạng tín dụng của từng ngân hàng mà các ngân hàng đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng thích hợp. Cụ thể:

2.3.1 Các văn bản qui định và vận dụng các văn bản trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Long An.

2.3.1.1 Các văn bản qui định

Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững,góp phần tăng trưởng kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như:

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay.

- Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/08 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các qui định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi qui định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết hoặc tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh.

- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM cụ thể là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM.

2.3.1.2 Vận dụng các văn bản trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Long An

- Các NHTM ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn, qui trình qui định cấp tín dụng đầy đủ và bài bản như qui trình tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, qui trình bảo lãnh, các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, mẫu báo cáo thẩm định khoản vay, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay…thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- Các NHTM hiện nay đều thực hiện phân loại nợ theo điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Việc phân loại nợ theo Điều 6 tuy đã kết hợp giữa yếu tố định lượng và định tính nhưng chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng mà yếu tố định lượng chỉ đơn thuần là thời gian quá hạn của khoản vay. Đối với việc phân loại nợ theo yếu tố định tính chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể mà chỉ dựa trên chủ quan của người thực hiện đánh giá do đó không chính xác.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Long An (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)