Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Tín Luận văn thạc sĩ (Trang 60)

* Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng

Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng được mơ tả tại Phụ lục 07.

- Tại Hội sở chính: gồm cĩ các Phịng chức năng sau đây: + Phịng khách hàng DN.

+ Phịng khách hàng cá nhân.

+ Phịng thẩm định và quản lý rủi ro. + Phịng quản lý nợ.

Phịng khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối dịch vụ một cửa cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thể đối với khách hàng. Phịng khách hàng là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Cĩ 2 Phịng khách hàng: Phịng quan hệ khách hàng DN chuyên quản lý khách hàng là DN và Phịng quan hệ khách hàng cá nhân quản lý khách hàng là cá nhân.

Phịng thẩm định và quản lý rủi ro: thực hiện thẩm định chuyên sâu, độc lập với mục đích nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Phịng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến

việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng.

- Tại Sở giao dịch/chi nhánh: là Phịng kinh doanh gồm cĩ 3 tổ sau đây: + Tổ tiếp thị và phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân.

+ Tổ tiếp thị và phát triển sản phẩm khách hàng DN. + Tổ tín dụng thẩm định và xử lý nợ.

Tổ tiếp thị và phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân: phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, trực tiếp thẩm định các khoản vay nhỏ của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, đàm phán với khách hàng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, lập thủ tục giải ngân, theo dõi tình hình trả nợ, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, lập hồ sơ khách

hàng nợ cĩ vấn đề chuyển cho tổ xử lý nợ, thực hiện thống kê, báo cáo, và các nghiệp vụ khác theo phân cơng của lãnh đạo. Giải quyết cho vay các cá nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Cán bộ tín dụng được thực hiện theo quy trình tín dụng khép kín từ khâu phỏng vấn cho đến khi thu hồi nợ, trừ trường hợp các khoản vay lớn, phức tạp được Giám đốc, Phĩ Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trực tiếp phỏng vấn, hoặc giao cho tổ thẩm định tiến hành thẩm định, tái thẩm định riêng, các khoản nợ vay cĩ vấn đề phải chuyển sang bộ phận xử lý nợ để áp dụng biện pháp phát mãi tài sản hoặc khởi kiện để thu hồi nợ vay.

Tổ tiếp thị và phát triển sản phẩm khách hàng DN: phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ cĩ giá, bảo lãnh. Đàm phán với khách hàng các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tiền vay, lập thủ tục giải ngân, theo dõi tình hình trả nợ, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay đối với các tổ chức, DNTN các khoản vay lớn phức tạp của cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, lập hồ sơ khách hàng nợ cĩ vấn đề chuyển cho tổ xử lý nợ, thực hiện thống kê, báo cáo và các nghiệp vụ khác theo phân cơng của lãnh đạo. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy động vốn, làm đầu mối thực hiện báo cáo tín dụng, báo cáo thống kê tín dụng theo quy định. Kiểm sốt tín dụng và các nghiệp vụ khác khi được Giám đốc phân cơng.

Tổ tín dụng thẩm định và xử lý nợ: Điều tra nắm tình hình pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ, đánh giá tính khả mại và xác định giá trị TSĐB … lập báo cáo thẩm định cho vay, bảo lãnh của khách hàng là tổ chức, DNTN và các khách hàng cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình theo phân cơng của lãnh đạo. Tham gia kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay và xử lý nợ cùng với cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ xử lý nợ khi được lãnh đạo phịng hoặc Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh phân cơng. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng nợ cĩ vấn đề do tổ tín dụng khách hàng chuyển sang, đánh giá phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý nợ,

xử lý cán bộ cho vay. Tham mưu cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trong việc khởi kiện khách hàng, phát mãi tài sản, đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, mua bán nợ. Kiểm sốt tín dụng và các nghiệp vụ khác khi được Giám đốc phân cơng.

- Tại phịng giao dịch: do số lượng cán bộ tín dụng ít, mức ủy quyền cho vay thấp và hầu hết khơng trực tiếp giải quyết cho vay đối với DN nên chỉ phân cơng cán bộ tín dụng thực hiện vừa làm cơng tác quản lý khách hàng vừa thẩm định cho vay. Tùy theo trình độ cán bộ ở từng Phịng giao dịch, Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh phải quy định cụ thể mức vay vốn do Giám đốc hoặc Phĩ Giám đốc Phịng giao dịch trực tiếp phỏng vấn khách hàng, nhưng từ 500 triệu đồng trở lên thì Giám đốc hoặc Phĩ Giám đốc Phịng giao dịch phải trực tiếp phỏng vấn nếu Phịng giao dịch của Sở giao dịch, Chi nhánh Sài Gịn, Chi nhánh Hà Nội và 300 triệu đồng trở lên nếu Phịng giao dịch thuộc chi nhánh các tỉnh và thành phố khác.

* Thẩm quyền phán quyết

Thẩm quyền phán quyết của các cấp bậc trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín được mơ tả tại Phụ lục 08 theo Quyết định số 78/2009/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hội đồng tín dụng của Ngân hàng cĩ 3 cấp từ thấp đến cao: Hội đồng tín dụng Chi nhánh, Hội đồng tín dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng Ngân hàng. Trong trường hợp mức xét duyệt tín dụng vượt thẩm quyền về giá trị và thời hạn, thì Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở trình lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.

* Chính sách tín dụng

Từ những rủi ro đã gặp phải trong quá trình kinh doanh những năm qua, Ngân hàng Đại Tín đang thực hiện “tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng tín dụng và cố gắng hướng đến các chuẩn mực quốc tế” với một số định hướng cơ bản sau đây:

- Quán triệt các cán bộ cơng nhân viên trong Hội sở, các Chi nhánh, các Phịng giao dịch cán bộ tín dụng thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Đại Tín về quản lý rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

- Tiếp tục tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm sốt chặt chẽ nợ quá hạn, cố gắng hồn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về tỷ lệ nợ xấu.

- Chú trọng đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể, cho vay bán lẻ là chủ yếu; thận trọng trong cho vay các DN lớn nhưng tình hình tài chính yếu kém, khả năng phát triển mở rộng kinh doanh hạn chế. Kết hợp việc phát triển mở rộng mạng lưới giao dịch với cơng tác quảng bá thương hiệu Ngân hàng Đại Tín, nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tăng cường cơng tác thu hồi nợ.

- Khơng cho vay đối với DNNN, mạnh dạn cho vay đối với các cơng ty cổ phần và cơng ty TNHH. Chú trọng cơng tác thẩm định tín dụng, ưu tiên cho vay cĩ TSĐB để tăng cường trách nhiệm của khách hàng cũng như hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.

* Quy trình tín dụng

Hiện nay Ngân hàng Đại Tín đang thực hiện một quy trình tín dụng duy nhất cho tồn hệ thống dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau theo Quyết định số 264/2008/QĐ-TGĐ ngày 12/11/2008 V/v ban hành Quy trình tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP và theo Quyết định số 284/2008/QĐ-TGĐ ngày 03/12/2008 về việc sửa đổi Quyết định số 264/2008/QĐ-TGĐ.

Điểm khác biệt nhất khi áp dụng quy trình cho các đối tượng khách hàng khác nhau là hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hệ thống mẫu biểu, phương pháp đánh giá khách hàng, tình hình tài chính và sản xuất chung của khách hàng… khác nhau. Quy trình các bước thực hiện được thể hiện ở Phụ lục số 09.

Quy trình tín dụng cũng quy định kiểm sốt tín dụng, kiểm sốt tình hình thực hiện quy trình tín dụng đối với các phịng giao dịch, sở giao dịch/chi nhánh. Theo đĩ:

- Thời gian giải quyết một khoản vay: khơng được quá 7 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và khơng được quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay của khách hàng.

- Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết của phịng giao dịch thì do Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh quy định nhưng khơng được vượt quá thời gian cho vay nĩi trên.

- Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh thì trong 5 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị hồn chỉnh thủ tục vay vốn phải gửi về Phịng tín dụng Hội sở để Phịng tín dụng Hội sở cử cán bộ tín dụng tái thẩm định (tối đa trong 10 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 20 ngày làm việc đối với khoản vay trung dài hạn) trình Hội đồng tín dụng hoặc trình Tổng Giám đốc phê duyệt.

- Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh phân cơng cán bộ tổ chức kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần việc tuân thủ quy trình tín dụng. Trong 1 năm phải kiểm tra được trên 50% hồ sơ vay vốn phát sinh trong năm và trên 30% hồ sơ vay vốn cịn dư nợ tại đơn vị. Riêng các khoản nợ vay cĩ vấn đề đơn vị phải tổ chức kiểm tra đột xuất để cĩ biện pháp xử lý kịp thời.

* Bảo đảm tiền vay

Tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay phương án/dự án kinh doanh là tính khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng là rất đa dạng và cĩ rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng mà thẩm định tín dụng khơng thể lường hết được. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao mức độ chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng đối với ngân hàng. Do đĩ, Ngân hàng Đại Tín tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do đĩ trong thời gian qua từ năm 2005 cho đến nay, hầu hết các khoản cho vay là cĩ TSĐB, do đĩ giúp cho ngân hàng cĩ khả năng thu hồi được nợ vay gĩp phần giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy vậy, do đặc điểm của TSĐB là tính thanh khoản kém nên khả năng thu hồi nợ sẽ rất thấp. Một số tài sản khơng cĩ giấy tờ về quyền sở hữu như nhà xưởng, cơng trình xây dựng trên đất, một số tài sản khác là quyền địi nợ mà khả năng kiểm sốt nguồn thu rất khĩ khăn. Do đĩ, khi xử lý TSĐB trên thực tế

là rất phức tạp cả về mặt pháp lý cả về khả năng chuyển nhượng tài sản là mất nhiều thời gian và cơng sức.

* Phịng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là cơng việc khơng chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà cịn được quán triệt đến cán cán bộ trong hệ thống. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ thẩm định, quản lý nợ, tuy nhiên chủ yếu là cán bộ quản lý khách hàng thực hiện do trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thơng tin, theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thơng báo thu nợ vay và thu hồi các khoản nợ vay cĩ vấn đề.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín đã ra Quyết định số 66/2009/QĐ-TGĐ ngày 23/02/2009 V/v ban hành Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đại Tín, được thể hiện ở Phụ lục số 10.

Thực tế trong những năm qua, cơng tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (như khơng trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, khách hàng liên quan đến các vụ án kinh tế, kết quả phân loại nợ khơng tốt...), trình độ kinh nghiệm đánh giá dự báo phịng ngừa từ xa cịn hạn chế, hệ thống thơng tin thị trường và xử lý thơng tin qua các phân tích dự báo chưa tốt, cơng tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cịn hời hợt chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp và đánh giá chủ quan.

Tuy vậy, do cán bộ tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín tuân thủ theo quy trình kiểm tra giám sát vốn vay, đồng thời các sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch thực hiện tương đối kiểm sốt tín dụng, do đĩ đã phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cĩ kết quả.

* Cơng tác xử lý nợ xấu

Để xử lý nợ xấu một cách cĩ hiệu quả, Ngân hàng Đại tín đã thực hiện các giải pháp xử lý nợ, đĩ là:

- Thành lập Tổ xử lý nợ xấu: là bộ phận bán chuyên trách mà thành phần là các cán bộ của các bộ phận nghiệp vụ kiêm nhiệm, tham mưu cho Giám đốc sở giao

dịch/chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ như thực hiện các biện pháp thu hồi hoặc khởi kiện ra tồ án, phối hợp với cơ quan thi hành án để thu hồi nợ. Tổ xử lý nợ xấu họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách tồn diện và liên tục. Tổ xử lý nợ xấu đi sâu phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan xảy ra các khoản vay cĩ vấn đề, nếu nguyên nhân chủ quan thì trách nhiệm thuộc về ai (cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ thẩm định, người xét duyệt, phê duyệt cho vay, cán bộ theodõi khoản vay, hạch tốn khoản vay, đề xuất giải ngân, trách nhiệm của Hội đồng tín dụng…) để báo cáo Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh xử lý cán bộ hoặc báo cáo cho ngân hàng cấp trên xem xét xử lý theo quy định.

- Chủ trương chung của Ngân hàng Đại Tín trong xử lý nợ xấu chủ yếu dựa vào thương lượng, thỏa thuận, kêu gọi sự phối hợp hợp tác của khách hàng để quá trình triển khai thu hồi nợ được kịp thời và tốn ít thời gian. Tuy nhiên, đối với các khách hàng cố tình chây ỳ, thối thác trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng Đại Tín kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tịa án, phối hợp với cơ quan thi hành án để thu hồi nợ.

2.2.3 Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín

2.3.3.1 Ưu điểm

Nhìn chung cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín đã cĩ nhiều ưu điểm, cụ thể là:

- Ngân hàng Đại Tín đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phịng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Đại Tín đã xây dựng một

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Tín Luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)