Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Tín Luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luơn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn cĩ thể xảy ra trong tương lai. Thực tế kinh nghiệm cho thấy sự tăng trưởng tín dụng ở một giai đoạn thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những

năm tiếp theo, Ngân hàng Đại Tín cũng khơng thốt ra được quy luật khắc nghiệt đĩ. Mặc dù trong suốt giai đoạn 2005 – 2009, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng Đại Tín luơn đạt kế hoạch đề ra (≤2%), tuy nhiên năm 2009 là năm thể hiện rõ hạn chế trong cơng tác xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cĩ xu hướng tăng cao.

2.2.1.1 Nợ quá hạn: Bảng 2.5: Số liệu nợ quá hạn 2005 - 2009 (ĐVT: Tỷ VND) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1. Dư nợ tín dụng 188 306 831 1.624 5.214 - Ngắn hạn 155 241 507 1.262 4.171 Trong đĩ nợ quá hạn 0,859 1,045 1,402 4,165 25,990 - Trung dài hạn 33 65 324 362 1.043 Trong đĩ nợ quá hạn 0,325 0,852 0,676 1,031 15,200 Tổng nợ quá hạn 1,184 1,897 2,078 5,196 41,190 Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ 0,63% 0,62% 0,25% 0,32% 0,79% Xử lý nợ xấu trong năm 0,518 0,989 0,225 0,315 1,038

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2005 - 2009)

Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp dưới mức < 1%, đáp ứng theo tỷ lệ nợ quá hạn cho phép do NHNN quy định (≤5%) và vượt kế hoạch hàng năm (≤2%). Năm 2007, năm chuyển đổi mơ hình thành lập Ngân hàng Đại Tín thì tỷ lệ nợ quá hạn giảm, tuy nhiên đến năm 2008 trở đi thì tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng: tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008: 0,32% tăng 28% so với năm 2008; tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009: 0,79% tăng gần 2,5 lần so với năm 2008 và tăng hơn 3 lần so với năm 2007. Nợ quá hạn đối với khoản vay trung dài hạn cĩ chiều hướng gia tăng về mặt số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn (năm 2009, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn và ngắn hạn là 20%:80% trong khi tỷ trọng nợ quá hạn đối với khoản vay trung dài hạn và ngắn hạn lại tăng lên 37%:63%). Cơng tác xử lý nợ xấu kém hiệu quả cũng là yếu tố chưa hạn chế được tổn thất tín dụng. Do đĩ tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn của Ngân hàng Đại Tín là một địi hỏi cấp thiết để lành mạnh hĩa tình hình tài chính.

2.2.1.2 Phân loại nợ

Kết quả phân loại nợ trong những năm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín đang ở mức cao so với các ngân hàng khác, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp. Tuy nhiên, mức độ rủi ro vẫn đang báo động trong giai đoạn mở rộng đầu tư mạng lưới, quy mơ tăng trưởng tín dụng, làm cho nợ xấu phát sinh tăng về số lượng và tỷ lệ.

Bảng 2.6: Bảng phân loại nợ 2005 - 2009 (ĐVT: tỷ VND) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng dư nợ: 188 306 831 1.624 5.214 - Nhĩm 1 185,830 299,042 821,629 1.607,239 4.859,569 - Nhĩm 2 1,154 5,250 8,232 14,734 336,182 - Nhĩm 3 0,519 0,815 0,282 0,759 11,952 - Nhĩm 4 0,277 0,397 0,150 0,513 1,701 - Nhĩm 5 0,220 0,496 0,707 0,755 4,596 2. Tổng nợ xấu 1,016 1,708 1,139 2,027 18,249 3. Tỷ lệ nợ xấu 0,54% 0,56% 0,14% 0,12% 0,35%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phân loại nợ các năm 2005-2009)

Qua số liệu cho thấy nợ xấu đã bắt đầu tăng mạnh ở năm 2008 (2,027 tỷ đồng), và tăng đột biến ở năm 2009 (18,249 tỷ đồng), và tỷ lệ nợ xấu năm 2009: 0,35% tăng gần 3 lần so với năm 2008 (0,12%). Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, địi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phịng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. Đây là thách thức thật sự trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một địi hỏi cấp bách thiết thực để đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm tổn thất tín dụng.

2.2.1.3 Tổn thất tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đại Tín trong những năm qua cũng đã gặp tổn thất tín dụng, mặc dù ở mức thấp. Tổn thất tín dụng được đánh giá trên 2

phương diện: mất vốn (gốc, lãi) và tăng chi phí của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh.

- Xét trên phương diện mất vốn: Để hạn chế, bù đắp tổn thất tín dụng khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng Đại Tín đã thực hiện nghiêm chỉnh trích lập Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo chỉ đạo và hướng dẫn của NHNN.

Bảng 2.7: Trích lập và sử dụng Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng 2005 - 2009

ĐVT: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Quỹ dự phịng RRTD đầu năm 0,364 0,366 0,497 0,522 2,107 Quỹ dự phịng RRTD trích trong năm 0,520 1,120 1,250 1,900 24,646 Quỹ dự phịng RRTD xử lý trong năm 0,518 0,989 0,225 0,315 1,038 Quỹ dự phịng RRTD cuối năm 0,366 0,497 0,522 2,107 25,715

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2005 - 2009)

Tổn thất tín dụng tập trung chủ yếu vào khách hàng là các hộ kinh tế cá thể ở các ngành thủy sản, nơng lâm nghiệp do thiên tai hoặc các loại thủy sản sản xuất ra nhưng khơng bán được phải tiêu hủy, khiến một số hộ kinh tế cá thể bị lỗ khơng cĩ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ xấu đều cĩ TSĐB do đĩ Ngân hàng Đại Tín cĩ khả năng thu hồi. Tổn thất tín dụng trong những năm qua được xử lý bằng Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng là rất thấp. Cơng tác xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xấu kém hiệu quả chưa gĩp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn năm 2009 là 41,190 tỷ VND trong đĩ nợ xấu là 18,249 tỷ VND, nhưng Ngân hàng Đại Tín trích dự phịng 24,646 tỷ VND. Điều này cho thấy Ngân hàng Đại Tín đã chuẩn bị rất tốt cho việc trích dự phịng rủi ro nợ xấu.

- Xét trên phương diện làm tăng chi phí của ngân hàng: nợ xấu đã làm tăng chi phí của ngân hàng do phải trích lập dự phịng cũng như thời gian, chi phí khác để giám sát, kiểm tra các khoản vay. Phần lớn nợ xấu tập trung chủ yếu vào các ngành cĩ tỷ trọng cho vay cao như ngành nơng nghiệp và lâm nghiệp (tỷ trọng 32,8% trên tổng dư nợ cho vay), ngành thương nghiệp và sữa chữa xe cĩ động cơ (tỷ trọng 32,7% trên tổng dư nợ cho vay), tuy nhiên cũng phát sinh ở ngành thủy

sản cĩ tỷ trọng thấp (tỷ trọng 0,1% trên tổng dư nợ cho vay). Các khoản nợ xấu ở các hộ kinh tế cá thể, cơng tác xác minh nợ, xử lý nợ cịn gặp nhiều khĩ khăn do địa điểm khách hàng nợ là nơng dân xa trụ sở giao dịch của ngân hàng nên tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đều cĩ TSĐB, do đĩ về lâu dài cĩ khả năng khởi kiện thu hồi nợ, gĩp phần giảm tổn thất cho ngân hàng.

2.2.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng

- Nhĩm nguyên nhân từ bên ngồi:

+ Do những biến động của thị trường và chính sách điều chỉnh về nhập khẩu, giá cả một số mặt hàng của nhà nước làm cho DN và nơng dân chưa phản ứng kịp thời dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Khi đến thời vụ sản xuất nơng nghiệp thì giá cả đầu vào như giá vật tư nơng nghiệp tăng, giá xăng dầu cịn ở mức cao nhưng khi đến thời vụ thu hoạch thì bị tư thương ép giá. Điểm đặc trưng lớn nhất của sản xuất nơng nghiệp là nơng dân khơng thể ấn định giá cả bán hàng như các DN kinh doanh khác, mà giá cả nơng sản phụ thuộc vào thị trường và chính sách hỗ trợ của nhà nước. Mặc dù, chính phủ đã cĩ những giải pháp để hướng đến việc đảm bảo người nơng dân cĩ lãi trên 30%, tuy nhiên trên thực tế tư thương vẫn cịn ép giá, khiến cho bà con nơng dân cịn bị thiệt thịi.

+ Do ảnh hưởng của thiên tai gây thiệt hại cho tài sản và sản phẩm của khách hàng vay. Nhiều khu vực trong cả nước chịu ảnh hưởng của nhiều dịch bệnh ốc bươu vàng, dịch vàng lá lúa, dịch chuột và thiên tai lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, hạn hán kéo dài… đã gây thiệt hại đáng kể cho tài sản và sản phẩm của khách hàng, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng thanh tốn nợ gốc, lãi vay cho ngân hàng.

- Nhĩm nguyên nhân từ phía khách hàng:

+ Do một số DN khơng cĩ chiến lược kinh doanh cĩ tính khả thi và tầm nhìn chiến lược, khơng cĩ chuẩn bị kỹ lưỡng về đầu tư vùng nguyên liệu cũng như đầu ra, cơng tác nghiên cứu thị trường cịn bị xem nhẹ, dự báo thị trường khơng chính xác, DN kinh doanh theo kiểu bầy đàn chạy theo phong trào nên rủi ro đã xảy ra là điều khơng thể tránh được.

+ Do các hộ kinh doanh cá thể chưa cĩ năng lực quản lý về tính tốn hiệu quả đầu tư, dẫn đến chi phí thất thốt lớn. Nhiều hộ nuơi trồng thủy sản, trồng lúa cao sản, cây lâu năm với chi phí cao, thời gian thu hồi vốn kéo dài cĩ nhiều rủi ro.

+ Do khách hàng tự nâng giá trị dự án, giá trị TSĐB để được vay với số tiền cao hơn.

- Nhĩm nguyên nhân từ phía ngân hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính sách tín dụng khơng hợp lý, tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành nghề kinh doanh (nơng nghiệp, thương nghiệp), cho vay tập trung vào đối tượng kinh doanh cá thể nên cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.

+ Quy trình tín dụng tương đối chặt chẽ nhưng việc tổ chức thực hiện khơng đúng theo quy trình đề ra. Nhân sự cán bộ tín dụng thiếu trầm trọng vừa làm tiếp thị, vừa thẩm định, vừa quản lý thu nợ nên dễ dẫn đến sai sĩt và vi phạm, làm cho quy trình bị phá vỡ, dễ gây ra rủi ro tín dụng.

+ Mơ hình lượng hĩa rủi ro tín dụng chậm thay đổi: Ngân hàng Đại Tín mở rộng quy mơ và đầu tư tín dụng nhưng đến đầu quý 2/2010 mới xây dựng được mơ hình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Do ngân hàng đang ở trong giai đoạn tập trung cho việc thành lập các chi nhánh, phịng giao dịch mới; cán bộ tín dụng được tuyển chủ yếu là sinh viên mới ra trường chưa cĩ nhiều kinh nghiệm.

+ Đa số cán bộ tín dụng chưa cĩ năng lực thẩm định đối với các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư trung dài hạn.

+ Việc chạy đua mở rộng đầu tư tín dụng tràn lan cũng là nguyên nhân khiến việc kiểm sốt vốn vay, kiểm sốt khách hàng vay cĩ thực hiện đúng cam kết trả nợ vay gặp nhiều trở ngại. Việc đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng mà khơng cĩ sự thận trọng cần thiết. Việc xác định giới hạn xét số tiền cho vay chưa hợp lý, do sợ khách hàng bị thu hút sang ngân hàng khác vay với số tiền cho vay lớn hơn thỏa mãn nhu cầu vay của khách hàng dẫn đến nhiều quyết định cho vay khơng hợp lý, vượt ngồi khả năng chịu nợ của khách hàng vay.

+ Do quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng cịn nhiều sơ hở, nên khơng thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Cũng do sự kiểm sốt của ngân hàng quá lỏng lẻo nên mặc dù phương án vay cĩ hiệu quả, nhưng khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết trả nợ mà chiếm dụng vốn vay hoặc sử dụng vào những mục đích khác khơng hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra TSĐB mặc dù cĩ thực hiện khảo sát thực tế, tuy nhiên phần lớn là thực hiện theo giấy tờ là chủ yếu, cĩ kiểm tra nhưng cịn qua loa đại khái nên cĩ nhiều trường hợp khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích khác nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng.

Nhận xét:

- Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín trong giai đoạn 2005-2009 là tốt đáp ứng theo quy định cho phép của NHNN, tuy nhiên kể từ năm 2008 thì tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao và dự báo sẽ tăng cao hơn ở những năm tiếp theo trong bối cảnh Ngân hàng Đại Tín đang trong giai đoạn tăng cường mở rộng quy mơ, mạng lưới giao dịch.

- Nhĩm nguyên nhân của rủi ro tín dụng xuất phát từ yếu tố con người của cán bộ tín dụng ngân hàng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Ngân hàng cần thuê chuyên gia tư vấn nhằm hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Trong các năm qua, hệ thống chi nhánh ngân hàng đã cĩ nhiều giải pháp trong việc quản lý và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, những dấu hiệu rủi ro vẫn cịn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng và số lượng ngân hàng khai trương ngày càng tăng trên phạm vi cả nước tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua theo dư nợ tín dụng (vì kinh doanh tín dụng là sống cịn của một ngân hàng) mà bỏ qua sự tuân thủ các quy định, các nguyên tắc về an tồn tín dụng.

+ Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng của Ngân hàng Đại Tín cịn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn cịn ít, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao nên chất lượng thẩm

định tín dụng cịn hạn chế, vừa làm cơng tác quan hệ khách hàng vừa làm cơng tác thẩm định, vừa quản lý thu nợ - do đĩ yêu cầu về tính độc lập trong thẩm định tín dụng và quyết định cho vay bị phá vỡ, nguy cơ rủi ro tín dụng tiềm ẩn rất cao.

+ Chưa cĩ bộ phận nghiên cứu thị trường về tăng trưởng tín dụng do đĩ tính bất ổn định trong lĩnh vực đầu tư cho vay sẽ cao.

+ Tính chất phức tạp trong lĩnh vực kinh tế cùng với những vụ lừa đảo tinh vi đã đang và sẽ gây nên rủi ro cho cơng tác tín dụng, đặc biệt trong điều kiện thơng tin bất cân xứng. Hiện nay ở nước ta chưa cĩ một hệ thống thơng tin tín dụng một cách đầy đủ và hữu hiệu để hạn chế những rủi ro đĩ gây nên.

+ Cơ cấu mặt hàng cho vay của Ngân hàng Đại Tín khá đa dạng, tuy nhiên vẫn cịn tập trung chủ yếu vào một số ngành hàng như: nơng nghiệp và lâm nghiệp, thương nghiệp với tổng dư nợ cho vay chiếm đến 65,5% tổng dư nợ cho vay của 9 ngành hàng/ lĩnh vực đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng.

+ Cơ cấu đầu tư tín dụng theo thời hạn mặc dù trong các năm qua là ổn định, tuy nhiên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (80%: năm 2009) trong khi cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp (20%: năm 2009). Điều này một mặt lý giải một phần chất lượng tín dụng rất tốt của ngân hàng trong thời gian qua do tính thận trọng cho vay của lãnh đạo ngân hàng chấp nhận lợi nhuận thấp để chọn ít rủi ro trong đầu tư tín dụng, tuy nhiên xét về lâu dài thì tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn là 4:1 là chưa hợp lý trong tiến trình cạnh tranh hội nhập quốc tế cũng như phát triển quy mơ hiện đại hĩa ngân hàng trong tương lai.

+ Ngân hàng tăng cường cho vay cĩ TSĐB, tuy nhiên phần lớn TSĐB tiền vay là nhà xưởng, máy mĩc thiết bị, quyền sử dụng đất… địi hỏi nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, tính thanh khoản kém nên khả năng bán để thu hồi nợ để giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra là rất khĩ khăn, kéo dài.

Để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín một

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Tín Luận văn thạc sĩ (Trang 45)