Năm 2006, Bộ thương mại đã tiến hành điều tra để xác định mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Các câu hỏi điều tra nhằm trả lời các vấn đề chính bao gồm tổng số máy tính sử dụng trong doanh nghiệp, đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử, hạ tầng viễn thông Internet, mục đích của việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp, mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ.
Báo cáo thực trạng thương mại điện tử Việt Nam 2006 cho biết, đa số doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có tới 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát có số lao động nhỏ hơn 20, con số tương ứng cho các doanh nghiệp có từ 21-50 lao động là 17%. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 500 lao động chưa chiếm tới 5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Hình 3-12 Quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra
Báo cáo điều tra trên các địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Các thành phố có sự phát triển công nghệ thông tin lớn nhất nước) cho thấy, phần lớn các
bình có 6.3 người trên một máy tính. Chúng ta có thể xem biểu đồ dưới đây để thấy rõ tình hình phân bố máy tính trong doanh nghiệp.
Hình 3-13 Tỷ lệ phân bố máy tính trong các doanh nghiệp
Nếu xét theo số máy tính trung bình tại mỗi doanh nghiệp và tỷ lệ máy tính trên nhân viên theo ngành thì kết quả điều tra cho thấy ngành công nghiệp công nghệ thông tin, tư vấn và luật có tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin cao nhất.
Báo cáo về thương mại điện tử của Bộ thương mại trong năm 2006 cũng cho biết các doanh nghiệp đã chú ý hơn trong việc đào tạo về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển của hình thức đào tạo chính quy ở các trường đại học, các khóa học thương mại điện tử do các trung tâm, doanh nghiệp và tổ chức đào tạo cung cấp cũng tăng mạnh, thu hút đông đảo học viên từ nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi phỏng vấn cũng đưa ra khá nhiều yêu cầu liên quan đến thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập. Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp bắt đầu yêu cầu một trình độ kiến thức nhất định về thương mại điện tử đối với người lao động, đặc biệt là các vị trí kinh doanh, bán hàng, tiêp thị. Các doanh nghiệp cũng đào tạo nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau.
Bảng 3-11 Các hình thức đào tạo thương mại điện tử của các doanh nghiệp
Ngoài vấn đề nhân lực, hạ tầng viễn thông Internet đóng vai trò cơ bản trong việc ứng dụng thành công thương mại điện tử. Báo cáo của Bộ thương mại năm 2006 về thương mại điện tử cho biết, có tới 81,49% doanh nghiệp đã kết nối Internet bằng đường truyền tốc độ cao ADSL, đường truyền riêng chiếm 5,4% và hình thức truy nhập bằng dial-up chỉ có 5.2%. Trong số 8% doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 3,5% cho biết đã có kế hoạch kết nối trong năm 2007.
Hình 3-14 Hình thức kết nối Internet trong các doanh nghiệp
Tỉ lệ kết nối đường truyền tốc độ cao không phản ánh thực tế nhận thức của doanh nghiệp về thương mại điện tử. Mục đích sử dụng Internet là yếu tố quyết định. Kết quả điều tra cho thấy 82,9% doanh nghiệp dùng Internet để tìm kiếm thông tin, 64,3% doanh nghiệp dùng Internet cho trao đổi thư điện tử, 62,8% doanh nghiệp có mục đích truyền tải dữ liệu, 40,9% doanh nghiệp với mục đích mua bán hàng hóa và dịch vụ, 39,8% daonh nghiệp dùng để duy trì và cập nhật website. Đáng chú ý là chỉ co 22,1% doanh nghiệp dùng Internet như một kênh liên lạc với cơ quan nhà nước. (Điều này phản ánh việc phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam chưa tốt, do họ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp). Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã kết nối Internet cho các mục đích khác như gọi điện thoại VoIP.
Nói chung, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư cho công nghệ thông tin, cho hạ tầng viễn thông nhằm mục tiêu phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng trên, thực tế năm 2006 cũng có những vấn đề đáng lo ngại đối với nền thương mại điện tử của Việt Nam về an toàn thông tin và an ninh mạng.