Theo phân tích ở các phần trên, thương mại điện tử đang là hướng đi tất yếu của Việt Nam trong thời đại hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới. Muốn ứng dụng có hiệu quả thương mại điện tử thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Hộp 3-3 Yêu cầu về đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử
Với yêu cầu bức thiết về nhân lực như vậy, năm 2006 chứng kiến sự phong phú của các hình thức đào tạo thương mại điện tử, từ cấp mức độ chính quy ở bậc đại học và cao đẳng đến đào tạo nội bộ công ty.
Các hình thức đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử
Về đào tạo chính quy ở bậc đại học và cao đẳng, một cuộc điều tra tại các trường có khoa kinh tế hoặc quản trị kinh doanh ở miền Bắc cho thấy 75% số trường có môn học về thương mại điện tử với ít nhất 3 học phần. Kết quả điều tra cũng chỉ ra khối trườn kinh tế, đặc biệt là các khoa quản trị kinh doanh rất quan tâm đến đào tạo thương mại điện tử. Nhiều khoa quản trị kinh doanh đã có kế hoạch bổ sung môn thương mại điện tử vào chương trình chính thức.
Ngoài việc đào tạo chính quy trong các khoa, nhiều trường đại học còn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với thời gian chỉ khoảng một tuần. Hai đơn vị thuộc bộ thương mại và vụ thương mại điện tử và Trung tâm thông tin thương mại đi tiên phong trong việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý ngành thương mại cũng như nhiều doanh nghiệp. Trong khi đó, Viện Tin Học doanh nghiệp thuộc VCCI, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Ban quản lý cồng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) đã tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng rất năng động trong việc tổ chức đào tạo về thương mại điện tử.
Giảng viên và Giáo trình
Mặc dù thương mại điện tử đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học và một số trường đã thiết lập chuyên nghành thương mại điện tử nhưng đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng nhu cầu. Khảo sát sơ bộ của Bộ thương mại về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cho thấy nguồn giảng viên thương mại điện tử hiện rất khác nhau, đa số là từ các giảng viên quản trị kinh doanh chuyển sang trên cơ sở được đào tạo thêm và tự nghiên cứu. Một số giảng viên hiện nay tiếp cận thương mại điện tử từ góc độ công nghệ thông tin nên thiếu kiến thức cơ sở về quản trị kinh doanh. Chỉ một số rất ít giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp về thương mại điện tử.
Bảng 1.3 Khảo sát ban đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử
Bảng 3-10 Khảo sát ban đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử
Bên cạnh sự thiếu và chưa tốt của đội ngũ giảng viên hiện nay. Giáo trình của môn học thương mại điện tử cũng là vấn đề. Chúng ta chưa có giáo trình chính thống cho môn học này, nguồn tài liệu chủ yếu thông qua các kênh tham luận, hội thảo, tài liệu do nghiên cưu sinh đưa về từ nước ngoài và thông qua Internet. Về mặt nội dung, các giáo trình hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các giáo trình chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược thương mại điện tử chưa có nhiều.
Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực thực tế cho thương mại điện tử có thể phát triển, các hệ thống đào tạo còn phải làm rất nhiều việc từ chất lượng cán bộ giảng dạy đến giáo trinh giảng dạy.
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
Ở các nước có nền kinh tế thương mại điện tử phát triển, giá trị của các giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đóng góp tới 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử.
Ở Việt Nam, để đánh giá được mức độ, khả năng phát triển thương mại điện tử trong tương lai, chúng ta cũng đặt yếu tố doanh nghiệp lên hàng đầu. Tiêu chí chủ yếu chúng ta đưa ra là mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp điện tử, mức độ triển khai thương mại điện tử và hiệu quả họ đạt được trong triển khai ứng dụng thương mại điện tử đến đâu.