Chính sách và pháp luật cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến bằng Struts và Hibernate (Trang 40)

Chính sách

Từ 15/09/2005 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tại quyết định số 222/2500/QĐ-TTg ngày 19/5/2005 về kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Nhiều bộ ngành và địa phương đã chủ động triển khai sáu chính sách và giải pháp chủ yếu nêu tại quyết định trên như sau:

• Đào tạo, tuyên truyền và phổ cập về thương mại điện tử

• Hoàn thiện hệ thống pháp luật

• Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công và thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm chính phủ

• Phát triển các công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử

• Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử

• Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

Nhằm đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được thủ tướng chính phủ giao cho Bộ thương mại chủ trì theo Kế hoạch tổng thể trên, ngày 6 tháng 12 năm 2006 Bộ trưởng bộ thương mại đã ban hành Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM phân công công việc cụ thể thuộc bộ thương mại và các Sở thương mại trên cả nước. Chỉ thị nhấn mạnh tới việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định về thương mại điện tử. Đồng thời, Chỉ thị cũng giao cho các đơn vị thuộc bộ thương mại nhanh chóng cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công. Một số địa phương đã có đề án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ đưa vào

Bảng 3-3 Các địa phương đã có đề án triển khai thương mại điện tử

Bên cạnh việc đưa Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006- 2010 vào triển khai , trong năm 2006 Chính phủ còn ban hành một số chính sách, chiến lược khai thác liên quan mật thiết đến việc tạo dựng môi trường chính sách đồng bộ cho chương trình thương mại điện tử Việt Nam phát triển.

Bảng 3-4 Các chính sách liên quan tới thương mại điện tử

Quyết định 112/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có 14 dự án và đề án, trong đó có 3 đề án liên quan đến thương mại điện tử:

• Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

• Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng thế giới tài trợ

• Dự án hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ

Đây là những đề án rất quan trọng vì nó sẽ góp phần tạo dựng một môi trường thanh toán có tính liên thông cao, đồng thời đặt nền tảng cho việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử hiện đại tại Việt Nam.

Pháp luật

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch thương mại điện tử chính thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới khi các giao dịch điện tử đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ. Đồng thời, tháng 6 năm 2006 Quốc Hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin, Luật đã có hiệu lực từ tháng 1 năm 2007.

Trong khi việc xây dựng và ban hành Luật giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin diễn ra khá nhanh so với các Luật khác, quá trình xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật này lại khá chậm chạp. Tính tới cuối năm 2006, trong số năm nghị định cần ban hành để thi hành Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ mới ban hành được duy nhất nghị định số 57/2006/NĐ-CP.

Bảng 3-5 Một số văn bản pháp quy liên quan đến thương mại điện tử

Nội dung cơ bản của Nghị định về thương mại điện tử là chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, v.v..Nghị định về thương mại điện tử đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có thể yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, , đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đển hoạt động thương mại điện tử.

Nghị định về Thương mại điện tử được xây dựng dựa trên một số quan điểm và mục tiêu: bám sát các quy định tại Luật thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử; hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp cho doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội; bao quát các loại hình thương mại điện tử diễn ra trong thực tế, đồng thời có tính đến sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của những loại hình giao dịch mới. Nghị định cũng đảm bảo sự tương thích đối với luật pháp quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Tóm lại, vấn đề xây dựng khung pháp lý cho thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và cần thêm thời gian để hoàn thiện. Bộ tư pháp cũng đang chủ trì một dự án bổ sung và cập nhật các văn bản luật liên quan đến tội phạm công nghệ cao, nhằm duy trì quản lý tốt hơn cho các hoạt động vị phạm pháp luật liên quan đến môi trường mạng.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến bằng Struts và Hibernate (Trang 40)