Hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến bằng Struts và Hibernate (Trang 46)

Hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam đang rất non kém. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Con số này cho thấy, hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam cũng như thói quen sử dụng tiền mặt của Việt Nam đang cản trở rất nhiều sự phát triển của thương mại điện tử.

Sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán

Giai đoạn từ năm 2002 đến nay chứng kiến sự phát triển theo cấp số nhân của số lượng khách hàng sử dụng thẻ. Trong ba năm liên tiếp, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 300%. Đến cuối năm 2006 số thẻ phát hành tại Việt Nam ước tính đạt 4 triệu thẻ, trong đó có 3.6 triệu thẻ nội địa và 0.4 triệu thẻ quốc tế, tăng 150% so với năm 2005.

Số lượng thẻ phát hành gia tăng cũng kéo theo việc doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng với tốc độ kỷ lục. Chỉ tính riêng doanh số sử dụng thẻ quốc tế trong giai đoạn 2002-2006, doanh số sử dụng thẻ ước tăng 50 lần. Ước tính năm 2006, doanh số sử dụng thẻ quốc tế đạt 200 triệu USD.

Thị trường thanh toán thẻ cũng có những bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 2002-2006. Mạng lưới điểm chấp nhận thẻ được mở rộng từ vài trăm đơn vị lên tới 14000 đơn vị. Không chỉ phát triển về lượng, mạng lưới điểm chấp nhận thẻ cũng phát triển cả về chất. Nếu như trước đây các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu sử dụng máy cà tay thì đến nay 80-90% số đơn vị chấp nhận thẻ đã được trang bị máy chấp nhận thẻ điện tử (EDC)

Kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển.

Bảng 3-8 Một số thống kê về thực trạng thanh toán thẻ

Việc phát triển phương tiện thẻ thanh toán điện tử là một tín hiệu đáng mừng do nó dần làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội. Tuy nhiên, sử dụng

Các dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking).

Ngân hàng điện tử là một mắt xích vô cùng quan trọng trong hệ thống thanh toán điện tử. Một hệ thống thanh toán điện tử đầy đủ phải có mức độ liên thông cao giữa các ngân hàng trong và có cổng trung gian thanh toán để đảm bảo các giao dịch thương mại điện tử có thể xảy ra một cách tự động. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở chỗ thành lập các Website và một số bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, v.v …Như vậy các tiện ích của ngân hàng điện tử chỉ ở một số thao tác nghiệp vụ đơn giản và còn nhiều hạn chế. Khách hàng sử dụng các dịch vụ E- Banking chỉ xem được số tiền hiện có, việc chuyển khoản, thanh toán phí điện, nước, điện thoại đa phần chưa thực hiện được.

Ở Việt Nam hiện nay, các tiện ích Ngân hàng điện tử dù tiên tiến nhất cũng chỉ dừng ở mức cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền trong cùng hệ thống. Việc thanh toán điện tử giữa các tài khoản của các ngân hàng khác nhau là không thể thực hiện được trong giao dịch thương mại trực tuyến. Trước nhu cầu thanh toán cho thương mại điện tử ngày càng bức thiết, một số ngân hàng như Đông Á, Techcombank đã nghiên cứu và chuẩn bị đưa vào triển khai giải pháp cổng thanh toán điện tử cho Việt Nam.

Tuy việc ứng dụng Ngân hàng điện tử (E-Banking) ở Việt Nam mới ở bước sơ khai nhưng tín hiệu từ chính sách của các Ngân hàng, của Nhà nước cho thấy họ sẽ dần hoàn thiện các phương thức thanh toán của hệ thống ngân hàng để tham gia vào hệ thống thanh toán thế giới và đảm bảo vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống thanh toán điện tử.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến bằng Struts và Hibernate (Trang 46)