Khả năng cạnh tranh về nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 31)

Nguồn lực là một trong những yếu tố chính, quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn lực của công ty có ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của công ty. Nếu nguồn lực lớn mạnh, công ty sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, có thể kinh doanh đa lĩnh vực, mở rộng thị trường… và còn tránh được rủi ro trong kinh doanh: lạm phát trong nước, sự biến động kinh tế thế giới…

Nguồn lực của công ty gồm 3 nguồn cấu thành: nguồn nhân lực, nguồn vốn, khả năng tài chính của công ty.

Khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực của công ty

Do công ty chuyên về tư vấn thiết kế kỹ thuật và xây lắp các công trình nên đặc điểm về lao động của công ty có nhiều điểm khác biệt so với các ngành nghề khác. Yêu cầu về trình độ lao động của công ty là khác nhau tùy thuộc vào công việc của từng người.

Đối với những lao động làm việc tại các phòng ban (lao động gián tiếp) thì đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao do tính chất công việc đòi hỏi. Lao động này làm việc theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban, mang tính chuyên môn hóa cao. Yêu cầu đối với lao động gián tiếp là phải có bằng cấp, có năng lực, kinh nghiệm.

Bảng 2.1: Tình hình lao động gián tiếp của công ty năm 2007, 2008, 2009, 2010

Trình độ 2007 2008 2009 2010

Cao học 2 2 3 3

Đại học 21 52 67 75

LĐ gián tiếp 20 45 60 91

Nguồn: phòng hành chính- nhân sự

Lao động bình quân của công ty liên tục tăng qua các năm kể cả về mặt số lượng và chất lượng.Trong đó: năm 2008, có 8 cử nhân, 46 kĩ sư; năm 2009 có 13 cử nhân và 56 kĩ sư; năm 2010 có 15 cử nhân và 63 kỹ sư. Với chỉ tiêu lao động như vậy, khi nghị quyết số 30/2008/NĐ- CP ban hành ngày 11/12/2008, thì công ty mặt dù có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng nhưng có số lao động bình quân không quá 300 người nên được miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của quý IV năm 2008 và năm 2009.

Đối với lao động làm việc trực tiếp tại công trình thì có hai loại:

Những người thuộc ban chỉ huy công trường thì cần phải có bằng cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Công ty có tất cả 5 đội xây dựng: đội xây dựng số 1, số 2, số 3, số 4, số 5. Mỗi đội đều có một đội trưởng phụ trách; trong đó đội 1, 2, 3 có đội trưởng là kĩ sư xây dựng cầu đường, đội 3, 4 có đội trưởng là kĩ sư cầu đường và tất cả đều có trình độ đại học.

Ngoài ban chỉ huy công trường ra công ty còn cần một đội ngũ lớn công nhân kỹ thuật, công nhân xây dựng. Công nhân bậc cao, có tay nghề thì được tuyển tại các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, còn lại là thuê công nhân tại địa phương. Một yêu cầu rất cần thiết cho công nhân lao động trực tiếp đó là yêu cầu về sức khỏe, sự dẻo dai và có khả năng chịu được công việc nặng nhọc do phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, không khí ô nhiễm, và công việc có tính cơ động theo từng công trình thi công.

Bảng 2.2: Tình hình lao động trực tiếp của công ty năm 2007, 2008, 2009, 2010 Trình độ 2007 2008 2009 2010 Cao đẳng, trung cấp 22 35 50 68 Công nhân 60 85 105 120 Lao động trực tiếp 85 130 165 175 Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty

2007 2008 2009 2010 LĐ gián tiếp 20 (lđ) 19.04% 45 (lđ) 25.7% 60 (lđ) 26.7% 91 (lđ) 34.21(%) LĐ trực tiếp 85 (lđ) 80.96% 130 (lđ) 74.3% 165 (lđ) 73.3% 175(lđ) 65.79(%) Tổng 105(lđ) 100% 175 (lđ) 100% 225 (lđ) 100% 266(lđ) 100(%) Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự

Qua bảng phân tích trên ta thấy có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lao động của công ty, tỉ lệ lao động gián tiếp của năm 2008 tăng lên 6% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên không đáng kể chỉ có 1% so với năm 2008; năm 2010 là 34.21% tăng 7.51% so với năm 2009. Tỉ lệ lao động trực tiếp lại có xu hướng giảm từ 80.96% (năm 2007) xuống 74.3% (năm 2008), 73.3% (năm 2009) và 65.79% (năm 2010). Số lượng lao động trực tiếp tăng lên rất nhiều so với sự tăng lên của lượng lao động gián tiếp qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Điều này cho thấy qui mô của công ty ngày càng lớn mạnh, khả năng làm việc của các lao động gián tiếp rất là hiệu quả và ngày càng được nâng cao.

Khả năng cạnh tranh về nguồn vốn và khả năng tài chính của công ty

Yếu tố tài chính là một yếu tố nhạy cảm đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó quyết định việc duy trì hoạt động, và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phản ánh năng lực tài chính của công ty.

Đối với công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng thì nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ ba nguồn chính sau:

- Vốn góp của các cổ đông.

- Vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính. - Vốn hình thành từ lợi nhuận hàng năm của công ty.

Vốn điều lệ đăng kí ban đầu của công ty là 10.200.000.000 (mười tỷ hai trăm triệu) Việt Nam đồng. Trong đó số cổ phần phổ thông là 102.000 cổ phần, mệnh giá cổ phần là 100.000 Việt Nam đồng. Công ty chưa có cổ phần ưu đãi.

Bảng 2.4: Báo cáo tài chính của công ty năm 2008, 2009, 2010

Đơn vị tính: VNĐ

Thông tin tài chính Những năm gần đây

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng tài sản 25,012,581,255 34,452,947,318 34,167,204,550 2 Tổng nợ phải trả 13,895,955,394 24,603,789,953 25,029,352,173 3 Tài sản ngắn hạn 22,079,459,807 30,891,998,488 31,466,663,800 4 Nợ ngắn hạn 15,824,589,057 23,661,608,905 22,674,036,930 5 Doanh thu 19,773,411,270 25,253,350,430 35,397,029,860 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Lợi nhuận trước thuế 35,008,830 177,999,998 188,278,652

7 Lợi nhuận sau thuế 25,206,358 133,499,999 141,208,989 8 Doanh thu bình quân 26,807,930,520

Nguồn: Phòng kế toán

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 31)