3.1. Kết cấu văn bản thơ
Khái niệm kết cấu theo Từ điển thuật ngữ văn học, còn “bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” [29; 156]. Đây là kết cấu bên trong của tác phẩm văn học. Nhìn từ gốc độ kết cấu bên trong tức là nói đến “mối liên kết bên trong”của các đơn vị hình tượng và cảm xúc, thơ văn xuôi của hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn thường được tổ chức một hình thức văn bản hoàn chỉnh với kết cấu bên trong và kết cấu bên ngoài bổ trợ cho nhau làm cho văn bản thơ thêm phần mạch lạc. Chúng ta có thể hiểu, kết cấu là hình thức của văn bản được kết hợp theo kiểu kết cấu bên trong hay kết cấu bên ngoài. Kết cấu bên trong là hình thức kết cấu theo mạch cảm xúc, liên tưởng của tác giả, còn kết cấu bên ngoài chính là hình thức trình bày, thể hiện của tác phẩm đó.
Khảo sát các mô hình kết cấu văn bản tác phẩm thơ văn xuôi của hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn có cả hình thức kết cấu bên trong và kết cấu bên ngoài. Hình thức văn bản được tổ chức khá linh hoạt, góp phần biểu hiện những nội dung đời sống phong phú, phản ánh nhu cầu tiếp nhận và khám phá một cách linh hoạt và sáng tạo của tác giả.
Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, thơ văn xuôi thể hiện sự linh hoạt trong cách thức tổ chức văn bản thơ, một bài thơ văn xuôi như một văn bản văn xuôi tự do, hoặc có một dạng thức như truyện ngắn, một màn kịch nhỏ với những lời đối thoại hay sự phối hợp giữa truyện ngắn và thơ... Khảo sát các mô hình kết cấu văn bản tác phẩm thơ văn xuôi của hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn có hình thức chia khổ, tách đoạn lẫn nguyên khối. Trong đó, thơ Nguyễn Quang Thiều hình thức trình bày nguyên khối như một tác phẩm văn xuối chiếm khoảng 50% (“Những ví dụ”, “Một màu đen”...) còn lại là được trình bày bằng hình thức của thơ tự do khoảng 35%(“Sau bậc cửa”, “Ngôi nhà vô hình”, “Hoa tiêu”, “0h17 phút”...), đối thoại hay cách phối hợp giữa truyện ngắn và thơ khoảng 15%(“Cây ánh sáng”...); thơ Mai Văn Phấn hình thức trình bày nguyên khối như một tác phẩm thơ văn xuôi chiếm khoảng hơn 70% (“Lúc mặt trời mọc”, “Em cho con bú”, “Đêm ở Thụy Khuê”...) còn lại là trình bày phối hợp giữa truyện ngắn và thơ chiếm khoảng 20% (trường ca “Người cùng thời”, “Mưa trong đất”, “Những bông hoa mùa thu”, “Cửa mẫu”, “Hình đám cỏ”...) các hình thức trình bày khác như đối thoại hay tự do chiếm khoảng 10% (“Hắn”, “Anh anh em em”, “Đến trong ý nghĩ”, “Quay theo mái nhà”...). Chúng ta có thể thấy, hình thức trình bày nguyên khối như một văn bản văn xuôi là phổ biến nhất. Hình thức văn bản được tổ chức khá linh hoạt, góp phần biểu hiện những nội dung đời sống phong phú, phản ánh nhu cầu tiếp nhận và khám phá một cách linh hoạt và sáng tạo của tác giả.
Với hình thức nguyên khối như một tác phẩm văn xuôi chúng ta có thể thấy trong bài “Dạy trẻ con” của Mai Văn Phấn:
“Lũ trẻ xóm tôi biết quá nhiều về người lớn nên sớm mắc những căn bệnh tuổi già. Đêm đêm chúng thường tụ tập, thì thào trong những khu vườn vắng, phân công đứa canh gác để đứa khác đào hầm, chôn giấu những đồ vật cũ nát, đề phòng lúc biến động. Chúng hay hốt hoảng lúc hoàng hôn chuyển màu, lúc sóng vỗ, lúc quả vỡ… Chúng rủ nhau ăn kiêng đề phòng cao huyết áp, mỡ máu, u xơ tuyến tiền liệt… Ít thấy chúng gào khóc ăn vạ. Có đứa nghẹn ngào: “Trẻ con nước mắt chảy vào trong!”. Tôi và những người khác bàn nhau diễn trò cho chúng xem, xếp đồ hàng, xây cung điện, kéo thuyền giấy
trên sân gạch... Đánh trận giả, vờ lăn ra chết. Bọn trẻ bẻ lá đặt lên mũi những người giả chết. Những chiếc lá bất chợt héo rũ, úa vàng. Một đứa tự tin, sảng khoái: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Chúng cười vang lúc chúng tôi đứng dậy. Tôi mụ mị rồi ngất ngư về chỗ của mình. Bàn chân chập chững đặt lên mặt đất từng bước dại”
Ở bài này, tác giả như kể lại một câu chuyện bắt gặp trong đời sống, giống như hình thức truyện ngắn mini đang phát triển hiện nay, cô động, ngắn gọn song những suy tư, trăn trở về cuộc sống hiện tại thì vô cùng sâu sắc và đáng được quan tâm. Hay đó là cách trình bày hình thức theo dạng thơ tự do như bài “0h17 phút” của Nguyễn Quang Thiều:
“1. nhớ con chuột tri kỷ của những đêm hoang tàn và trống rỗng chạy men theo hè phố lúc một giờ sáng
kẻ lạ mặt dùng ánh mắt thích dòng chữ vô hình lên trán và tôi trở thành kẻ bị lưu đày trong giấc mộng chính mình
2. đứa trẻ đái ướt sũng tóc tôi rồi bỏ đi vẽ vào bóng tối một vệt trắng nguệch ngoạc
3. Phấn ngồi bất động dưới bóng của một cái cây ngôn từ một đám mây những con bướm lấp lánh bay quanh Như một cậu học sinh trốn lại lớp sau giờ tan học
Phấn đang xoá hết những chữ quen thuộc trên tấm bảng đen để tìm một từ vựng
Hình thức kết cấu theo kiểu đối thoại trong bài “Cây ánh sáng” của Nguyễn Quang Thiều:
“Cả hai không còn con đường nào để lẩn trốn nhau , giờ đối mặt nhau, và đấy là con đường cứu rỗi :
- Mi không còn đường chạy thoát khỏi ta được nữa. Mi là ta bóng tối và ta là mi ánh sáng
- Ta không hề chạy trốn ngươi. Ta chỉ chạy trốn ta và hơn thế ta truy lùng ta theo tiếng gọi hồn ta.
- Mi có biết ta yêu mi đến tan vỡ trái tim và cũng căm thù mi đến vỡ trái tim. Mi là niềm kiêu hãnh của ta và nỗi thống khổ của ta. Ta đã từng nguyền rủa mi và cũng từng ngắm nhìn mi và ta hạnh phúc khóc âm thầm và kiêu hãnh cất lời ca ngợi.
Ôi vì ngươi mà ta phải dày vò, phải đớn đau và mơ ước hơn tất cả những kẻ sống quanh ta. Nhưng ta phải sống. Kìa hãy nhìn những cái cây vòm lá hát cả khi gục đổ”
Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình thức này được sử dụng trong thơ Mai Văn Phấn, bài thơ “Anh anh em em” là một ví dụ điển hình:
“Lượn lờ như cá, em bảo: - Phòng anh quá chật. - ...
- Chật mà ấm áp”
Ngoài ra, thơ văn xuôi của hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn còn sử dụng hình thức trình bày không sử dụng các dấu câu như bài: “Mail cho em” của Mai Văn Phấn, “Ám ảnh”, “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc” của Nguyễn Quang Thiều:
“Tôi khóc ngang triền bãi trong cơn mưa hoàng hôn ngạt thở
Tôi khóc những bà già đang rửa chân trước những ngôi nhà ẩm ướt ven đê Tôi khóc con đường phù sa tôi đi tìm thế giới của miền kiệt sức
Tôi khóc những sợi tóc nàng dâu rụng xuống đất đai lại mọc lên những sợi tóc
Những ngọn bí đen không lá bò kín vầng trán hói của cơn mê
Tôi khóc những người đàn bà quảy hai chiếc sọt vừa đi vừa mơ nấm mộ của mình
Tôi khóc những ngón tay bại liệt của bà tôi không bao giờ chịu tự sát
Tôi khóc những miếng bánh nóng như một cái lưỡi rơi vào bếp tro bụi bặm Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp”
Với kết cấu này, văn bản thơ văn xuôi có thể đi liền mạch cảm xúc mà không bị ngắt quãng hay đứt quãng cảm xúc nữa chừng, chuyển tải đầy đủ sự chiêm nghiệm, bày tỏ sự việc của chủ thể trữ tình đúng như một trong những đặc điểm của thơ văn xuôi.
Hơn nữa, kết cấu bên ngoài bên cạnh sự biểu hiện bằng hình thức kết cấu văn bản còn được biểu hiện bằng hình thức trùng điệp lời thơ. Trùng điệp là một hình thức thường gặp trong sáng tạo văn chương, nhất là trong thơ. Về thực chất trùng điệp là cách tổ chức lờithơ theo nguyên tắc lặp lại, láy lại các đơn vị khác nhau của văn bản, nhằm tạo ra những ý nghĩa mới cho văn bản, mà khi tách riêng các đơn vị đó không hề có được. Hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này là rất lớn. Chính vì vậy, nó được dùng khá phổ biến trong thơ, ngay cả thơ cách luật – một thể loại mà mọi tìm tòi sáng tạo luôn bị hạn chế bởi những nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trên thực tế không phải nhà thơ nào cũng có ý thức sử dụng trùng điệp như một thủ pháp nghệ thuật để tổ chức lời thơ. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong thơ hoàn toàn
mang tính chủ quan, gắn liền với ý đồ nghệ thuật, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà thơ.
Trong thơ văn xuôi trùng điệp cũng là một thủ pháp được sử dụng nhiều, góp phần tạo nên dấu ấn một phong cách thơ. Thủ pháp trùng điệp bao gồm: điệp câu, điệp ngữ, điệp từ, điệp cú pháp. Vị trí xuất hiện của các yếu tố trùng điệp cũng rất khác nhau: có khi điệp liên tục trong một đoạn thơ, có khi điệp cách quảng tương ứng đầu, cuối mỗi đoạn, có khi yếu tố trùng điệp lại ở vào vị trí nối tiếp nhau giữa hai câu thơ – đoạn thơ. Không ít trường hợp, trong một bài thơ cùng xuất hiện nhiều hình thức trùng điệp khác nhau. Chẳng hạn như bài “Chuyển động” của Nguyễn Quang Thiều:
“Như một thành phố vùi trong lòng đất tự xa xưa giờ thức dậy. Bầy ốc sên bò qua vườn trong ánh trăng chói gắt như nắng trời mùa hạ. Những chóp vỏ chói sáng như hạt kim cương đính trên vương miện nữ hoàng đêm dạ hội. Những tấm thân mềm và ướt lướt đi trong êm ái rợn người. Đôi râu ăng - ten phóng lên bắt những âm thanh xa lạ. Ngôn ngữ bí ẩn nào đang hạnh phúc hay đau khổ gọi bầy sên.
Ánh trăng im phắc, những vòm cây im phắc. Bầy ốc sên bò qua giấc ngủ của cỏ và của những chiếc lá vàng rụng trên mặt đất. Chúng miết những tấm thân mềm qua những mảnh chai vỡ sắc lạnh. Tôi không nghe thấy tiếng chúng kêu than hay nguyền rủa điều gì. Chỉ cảm thấy có tiếng nước dâng lên, dâng lên mãi tràn ngập cả đêm trăng.
Bầy ốc sên đã giấu mình trong những gốc chuối, những bụi gai. Giờ thức dậy dưới trăng và ra đi lặng lẽ. Khu vườn này là quê hương chúng, hay là khu vườn bên, hay còn… xa nữa. Chúng đang rời bỏ quê hương mình hay đi tìm lại quê hương. Dù thế nào tôi vẫn muốn hát lên một bài ca. Bởi sự ra đi của chúng đẹp làm sao, như một cơn mơ, như một đêm vũ hội”
Ngoài điệp từ “bầy ốc sên”, bài thơ còn có hiện tượng điệp cú pháp, thể hiện độc căng cảm xúc của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh được ý nghĩa biểu đạt của lời thơ, tạo tính nhạc chứa đựng một cảm xúc ngập tràn, tinh tế. Hay như
tác phẩm “Bài học” của Mai Văn Phấn cũng thể hiện rõ hiện tượng trùng điệp này:
“Đạo mạo múa tay trong bị ...
Đạo mạo giết một con muỗi Đạo mạo phát biểu chung chung Đạo mạo nghiêng mình trống rỗng Đạo mạo lấy trộm áo mưa
Đạo mạo thở mùi hôi vào miệng người khác Đạo mạo bọc nhầm một chiếc răng sâu Đạo mạo tiểu tiện nơi công cộng
Đạo mạo xụt xịt trong khăn mùi xoa
Đạo mạo chỉnh lại con c... trong túi quần nơi hội họp Đạo mạo xỉ mũi vào cửa kính
Đạo mạo moi tiền của gã ăn mày Đạo mạo nghe trộm điện thoại
Đạo mạo nhìn ngực chị em trong đám tang Đạo mạo ký tên vào công trình khoa học Đạo mạo làm thơ tình khi đã liệt dương...”
Quán tính đó, ẩn dụ đó, nhưng bằng thứ ngôn ngữ gần và sát thực hơn, Mai Văn Phấn đã thoải mái phô bày con người thời đại với trạng thái bi quan cùng cực trong tâm trạng mệt mỏi và bất lực giữa một thực tế cuộc sống xô bồ, ảm đạm không lối thoát. Ở đó, con người hết còn mơ mộng đời sống tốt đẹp, văn minh và tiến bộ, hết còn niềm tin vào tương lai tươi sáng. Mỗi người
là một thế giới kín bưng bít, âm u hơn, vô vọng hơn. Nếu hình dung bài thơ là một bản nhạc không lời, thì chủ đề âm nhạc đã được hé mở ngay từ giai điệu đầu tiên, một giai điệu khắc khoải, sâu lắng. Sau giai điệu mở đầu, hình tượng âm nhạc đã phát triển mở rộng với những hình thức mới, tiếp đó lại trở về với giai điệu chủ âm bằng việc lập lại một kiểu cú pháp.
Ở một hình thức nghệ thuật khác, các yếu tố trùng điệp trong bài thơ lại được bài trí theo kiểu đan xen, vừa điệp cú pháp, vừa điệp câu theo hình thức lập lại ở đầu cuối mỗi đoạn thơ một cách đều đặn, mang đến cho bài thơ một âm điệu du dương, trầm bổng. Mỗi đoạn thơ là một biến tấu, vừa là yếu tố trong chỉnh thể hình tượng, vừa có tính độc lập tương đối chuyển tải một ý tưởng của nhà thơ:
“Cha muốn con thức dậy trước bình minh. Khi bàn chân đêm lướt qua dàn hoa leo trước cửa. Những bông hoa cuống quýt sắc màu, mở từng cánh khẽ khàng, khuôn mặt đêm dần sáng. Mặt trời còn run rẩy trong vạt áo nồng nàn của đất, sau những tấm rèm cửa, trong hốc cây hay trong tiếng nước xuýt xoa ong óng mặt ao nhà.
Con là nơi dòng sông từ giã những ngôi sao, nơi con thú hoang gọi rừng thay lá, nơi khoảng trống hóa thành thời gian. Khoảnh khắc ấy là minh mẫn và ngái ngủ, là bột nhão sắp đông thành bánh, là những gì cha làm chưa kịp phía cha mơ...
... Phía cha mơ có ban mai đến sớm, ban mai ấy giống như con dẫu khóc hay cười đều làm sáng lên lớp bụi trần gian, sáng lên những đường kỷ hà trên nền thổ cẩm. Trên hương án tổ tiên những bài vị nhang đèn đang tư lự một điều gì âm ỉ. Sau tiếng đàn đá trống đồng, cha đứng ngây nhìn đàn chim Lạc bay qua...
Con đã thức dậy trong ban mai của cha. Phía chân trời hừng đông như trẻ thơ bụ bẫm đang duỗi dài khoái hoạt. Vài tia sáng đầu tiên giãi bày niềm hân hoan trên thềm cửa, rồi đưa những ngón tay mềm âu yếm đỡ con đi” (“Lúc mặt trời mọc” – Mai Văn Phấn)
Đọc bài thơ ta dễ dàng nhận ra sự trùng điệp trong mỗi đoạn thơ. Chính sự trùng điệp tạo nên sự liên kết, vận động cảm xúc của thơ, tạo nên tính thống nhất, chỉnh thể cho hình tượng thơ. Những tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho đứa con của mình được diễn tả tinh tế qua lời thơ trang nhã và một giai điệu tha thiết, nồng ấm. Những tư tưởng triết lí thâm trầm, những tình cảm tha thiết, mãnh liệt đã được thể hiện không phải chỉ bằng những hình ảnh, những biểu tượng nên thơ mà còn bằng cả nhạc tính của câu thơ, bài thơ, một thứ nhạc tính được tạo nên không dựa trên nguyên tắc láy âm (phối âm, hiệp vần và hài thanh) như trong thơ cách luật cổ điển, mà dựa vào sự trùng điệp.
3.1.2. Kết cấu bên trong
Trong sáng tạo thơ ca, liên tưởng so sánh là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc, đặc biệt là trong sáng tác thơ văn xuôi, một hình thức được xem là tự do nhất trong mọi thể loại thơ ca. Dưới áp luật dồn nén của một dòng cảm xúc và niềm khao khát được bộc lộ, giãi bày của chủ thể trữ tình, tác phẩm thơ văn xuôi vừa phát triển tự nhiên theo trục dọc như một bài thơ tự do, vừa mở rộng liên tưởng theo hình thể tuyến tính của thơ văn xuôi. Sự cộng hưởng của hai chiều liên tưởng ấy đã giúp cho tác phẩm neo đậu được trên ranh giới mong manh giữa thơ và văn xuôi. Việc đãi chữ, lọc từ đã không còn là quan