Nguồn vốn tín dụng thương mại
Hầu hết các công ty khi đã tham gia kinh doanh trên thị trường đều sử dụng phương thức huy động nguồn tín dụng thương mại phục vụ cho hoạt động của mình và công ty cổ phần cầu 14 cũng là một công ty như vậy.
Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.
Nguồn vốn huy động từ tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty, bao gồm: nguồn huy động từ nhà cung cấp do mua chịu và mua trả chậm, nguồn huy động từ chủ đầu tư thông qua việc ứng trước vốn.
Bảng 2.4 Nguồn vốn tín dụng thương mại của công ty
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Phải trả người bán 25,03 17,7 16,4
Người mua trả tiền trước 1,533 1,505 1,505
Tổng cộng 26,563 19,205 17,905
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu vốn chiếm dụng của công ty
Nhìn vào bảng 2.5 nguồn vốn từ tín dụng thương mại giảm qua các năm nhưng tỉ trọng cũng không hề nhỏ. Cụ thể:
Năm 2010 nguồn tín dụng thương mại chiếm 6,67% tổng nguồn vốn. Nguồn tín dụng thương mại huy động trong năm 2010 đạt gần 26,564 tỷ đồng, quả thật phương thức huy động này đã đem lại cho công ty một lượng vốn không nhỏ. Trong phương thức huy động tín dụng thương mại thì huy động từ người bán(nhà cung cấp) là chủ yếu và luôn chiếm trên 90% tổng khối lượng vốn tín dụng thương mại huy động được, cụ thể năm 2010 là 94,2%.
Năm 2011 nguồn tín dụng thương mại chiếm 4,65% tổng nguồn vốn. Nguồn tín dụng thương mại huy động trong năm 2011 đạt 19,231 tỷ đồng. Trong đó phải trả người bán chiếm 92,1 % trổng nguồn tín dụng thương mại
Năm 2012 nguồn tín dụng thương mại chỉ chiếm 4,29% tổng nguồn vốn. Nguồn tín dụng thương mại huy động trong năm 2012 đạt 17,896 tỷ đồng. Trong đó phải trả người bán chiếm 91,5 % trổng nguồn tín dụng thương mại
Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thê là cùng tăng nhưng có thể lại tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thì lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
Như vậy, huy động từ tín dụng thương mại là phương thức huy động vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần cầu 14 – CIENCO1.
Bên cạnh sự tăng lên của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng giảm đi. Để hiểu hơn về điều này, chúng ta phân tích thêm nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng đưới đây:
Bảng 2. 6: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Phải thu khách hàng. 21.8% 19.2% 20%
2. Trả trước người bán. 0.47% 0.35% 0.008%
Tổng (1 + 2) 22.27% 19.55% 20.008%
Nhận xét:
Vốn của công ty bị chiếm dụng là khá lớn. Tuy nhiên vốn bị chiếm dụng cũng giảm đi một lượng nhỏ (năm 2012 giảm so với năm 2010 là 2,162%). Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty, Công ty giảm vốn bị chiếm dụng, tăng lượng vốn quay vòng ngắn hạn. Tuy nhiên với đặc thù là doanh nghiệp xây dựng nên vốn bị chiếm dụng là khá lớn. công ty cần có biện pháp quản lý thích hợp với lượng vốn này để tránh tình trạng không thể thu hồi được nợ.
Bảng 2.5 Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng.
Đơn vị:tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Vốn đi chiếm dụng 26,563 19,231 17,896
2. Vốn bị chiếm dụng 89,034 81,230 83,560
3. Chênh lệch (62,471) (61,999) (65,664)
Nhận xét:
Thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và thực tế là đang tăng lên rất cao qua các năm. Con số bị chiếm dụng cũng lớn hơn rất nhiều số vốn chiếm dụng được, điều này gây bất lợi rất nhiều cho công ty. Cụ thể như năm 2012 số vốn bi chiếm dụng gấp 4,88 lần số vốn công ty đi chiếm dụng
Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm và đặc thù của công ty chuyên về xây dựng và vật liệu xây dựng. Nhưng công ty vẫn cần có các biện pháp đi tăng vốn chiếm dụng. Đây là nguồn vốn vừa rẻ vừa an toàn của công ty và hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng ở hạn mức nhất định.
Các khoản phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và các chi phí phải trả khác
Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau:
đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công của các công trình và nguồn vốn Nhà nước cấp.Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.
Bảng 2.6 Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Phải trả CNV 0 0 1,706 2.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 42,814 37,198 36,512 3. Phải trả nội bộ 38,184 47,663 88,066 4. Phải trả khác 56,544 53,740 34,365 5. Tổng 94,728 101,403 122,431 Phải trả CNV
Hầu hết trong những năm trước đây công ty không tận dụng nguồn vốn chiếm dụng này do việc huy động vốn từ các nguồn khác khá tốt nhưng trong năm 2012, công ty đã bắt đầu sử dụng lần đầu tiên. Số vốn chiếm dụng từ khoản phải trả người lao động là 1.706 tỷ đồng. việc bắt đầu sử dụng nguồn vốn này sẽ rất có lợi cho công ty vì không mất chi phí huy động và lãi vay phải trả, từ đó làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ huy động được trong ngắn hạn và chỉ được coi là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Tận dụng nguồn vốn này rất có lợi cho công ty trong giai đoạn huy động vốn khó khăn như hiện nay. Theo quy định của nhà nước các công ty sẽ quyết toán thuế ở giai đoạn giữa năm kế tiếp lên việc tận dụng khoản thuế phải nộp cho việc đầu tư ngắn hạn và cung cấp cho vốn ngắn hạn rất tốt, vì số vốn tận dụng từ thuế khá là lớn, năm 2010 là 42.814 tỷ đồng, các năm 2011 và 2012 có giảm chút nhưng vẫn lớn. từ đó giảm thiểu được các chi phí khác trong công tác huy động vốn của công ty hiện nay là khó khăn.
Tận dụng tất cả các nguồn vốn có thể huy động được, công ty cổ phần cầu 14 – cienco1 cong thực hiện huy động vốn từ các cấp ở trên, từ nôi bộ trong công ty. Nguồn vốn nợ phải trả này ngày càng tăng lên và chủ yếu tăng là do khoản phải trả nội bộ tăng lên. Và ngày càng chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng vốn. Công ty có thể tận dụng nguồn vốn này để tăng lượng vốn quay vòng trong ngắn hạn. Khoản phải trả nội bộ tăng lên (năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011). Phải trả CNV tăng từ 0 lên 1,706 tỷ đồng nhưng các khoản phải trả khác bị giảm đi từ 53,740 tỷ đồng xuống 34,365 tỷ đồng. Tổng các khoản phải trả phải nộp khác vẫn được tăng lên từ 94,728 tỷ đồng lên 122,431 tỷ đồng ( tăng 30%)
Nguồn vốn huy động từ phải trả chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng vốn. Công ty có thể tận dụng nguồn vốn này để tăng lượng vốn quay vòng trong ngắn hạn. Đây là một nguồn vốn chi phí thấp và không chứa nhiều rủi ro.
Nợ dài hạn
Qua bảng trên cho thấy Công ty cổ phần cầu 14 – cienco1 ít mua sắm tài sản bằng vay dài hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Nguồn vốn huy động từ vay dài hạn chênh lệch qua các năm rất ít, chủ yếu là không đổi với con số gần như cố định là khoảng 63,500 tỷ đồng. Trong đó giảm các khoản đầu tư (có ngắn hạn và dài hạn) chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng số nguồn vốn cung cấp trong năm (điều đó cho thấy công ty đã huy động nguồn vốn chủ yếu trong nội bộ). Tuy nhiên, để mua sắm tài sản công ty chủ yếu huy động nguồn vốn nội bộ tuy có kết hợp sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài, vậy nguồn vay dài hạn chủ yếu để tăng vốn thường trực phục vụ nhu cầu kinh doanh, còn phần vay ngắn hạn phục vụ cho hoạt động thiết yếu. một phần nhỏ của nợ dài hạn là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm trong năm 1010 là 95 tỷ đồng, năm 2011 là 250 tỷ đồng còn năm 2012 là 0 tỷ đồng, rát dễ để nhận thấy do năm 2010 nên kinh tế gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, theo quy định của nhà nước và để đảm bảo nguồn thu nhập cho CNV, công ty có trích lập khoản dự phòng trợ cấp mất việc này. Nhưng đến năm 2012, nền kinh tế ổn định hơn 2 năm trước, nên việc trích lập là không cần thiết và quan trọng nữa, công ty quyết định cắt giảm để vốn kinh doanh cho công ty từ đó đem lại được các nguồn lợi nhuận thêm.
Nhận xét chung:
Mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty có vẻ dồi dào song so với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh doanh lớn của Công ty thì nhu cầu về vốn của Công ty là rất lớn. Ngoài việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, Công ty còn phải huy động vốn từ bên ngoài.
Các biện pháp huy động nợ, gồm có: Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, huy động tín dụng thương mại.
Để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã sử dụng phương thức huy động từ vay ngắn hạn.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần cầu 14 – cienco1, nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đây vừa là điều kiện để công ty tăng trưởng nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Sử dụng nợ có nghĩa là sử dụng đòn bảy tài chính, đòn bảy tài chính có tác dụng làm tăng nhanh tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu do việc công ty chỉ phải trả một khoản chi phí cố định cho việc sử dụng vốn, chứ chi phí này không tăng lên khi doanh thu của công ty tăng lên, chính vì vậy khi công ty đạt mức doanh thu bù đắp được chi phí lãi vay này thì trong các giai đoạn tiếp theo doanh thu của công ty sẽ tăng rất nhanh kéo theo việc tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu và thu nhập một cổ phiếu (EPS). Nhưng sử dụng nợ vay với khối lượng lớn cũng đặt công ty trước nguy cơ mất khả năng thanh toán và khó huy động thêm vốn, đó là vì sử dụng nhiều nợ sẽ làm các tỷ suất khả năng thanh toán giảm đi.
Như vậy, nợ phải trả chiếm trên 83,56% tổng nguồn vốn của công ty vào năm 2010. Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn và tiếp túc tăng đến năm 2011 và 2012. Năm 2011là 348,509 tỷ đồng chiếm 84,27% trong tổng vốn kinh doanh và đến năm 2012 nợ phải trả là 351,861 tỷ đồng chiếm tương ứng với 84,48 % vốn kinh doanh
Cụ thể, ta thấy lượng vốn vay của Công ty năm 2011 tăng so năm 2010 là 15,811 tỷ đồng ( tăng lên 4,75 % so với năm 2010) và năm 2012 cao hơn năm 2011 là 3,352 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vay dài hạn, cho nên lượng vốn lưu động là rất cần thiết. Chính vì vậy việc vay ngắn hạn ngân hàng diễn ra thường xuyên.
Nguồn vốn tự huy động của Công ty chủ yếu là vay Ngân hàng và nợ các nhà cung cấp.
So sánh giữa các năm với nhau, tổng nguồn vốn đã tăng thêm chiếm tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là:
Năm 2011 tổng nguồn vốn là 413,556 tỷ đồng tăng 2,939 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với 3,87%
Năm 2012 tổng nguồn vốn là 416,495 tỷ đồng tăng 2,939 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với 0,71%
Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ tăng tương ứng là:
Năm 2010 nợ phải trả là 5.699,841tỷ đồng tăng 1.810,840 tỷ đồng so với 2009 tương ứng với 46.56%
Năm 2011 nợ phải trả là 6.727,829 tỷ đồng tăng 1.027,988 tỷ đồng so với 2010 Trong đó lượng Nợ ngắn hạn năm 2011 là 348,509 tỷ đồng tăng 5.515,655 tỷ đồng so với năm 2010
Lượng nợ ngắn hạn năm 2012 là 288,554 tỷ đồng tăng 3,604 tỷ đồng so với năm 2011
Nợ dài hạn năm 2011 là 63,558 tỷ đồng, tăng 0,156 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với 0,25%
Năm 2012 nợ dài hạn là 63,307 tỷ đồng giảm 0,251 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 0,39%.
Xét về các năm, lượng vay ngắn hạn cao hơn vay dài hạn. Điều này phản ánh vốn lưu chuyển ở Công ty rất lớn, lượng vốn lưu động là rất cần thiết.