Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần cầu 14 – cienco1

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần cầu 14 – Cienco1. (Trang 34)

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn công ty cổ phần cầu 14 – cienco1 trong giai đoạn 2010- 2012 NGUỒN VỐN 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền (tỷ.đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (tỷ.đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (tỷ.đ) Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 332,697 83.57 348,509 84.27 351,861 84.48 I. Nợ ngắn hạn 269,295 67.5 284,950 68.90 288,554 69.28 1. Vay và nợ ngắn hạn 50,487 12.68 59,774 14.45 69,781 16.75 2. Phải trả người bán 25,030 6.29 17,726 4.29 16,391 3.94 3. Người mua trả tiền trước 1,533 0.39 1,505 0.36 1,505 0.36 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 42,814 10.75 37,198 8.99 36,512 8.77

5. Phải trả người lao động 0 0 0 0 1,706 0.41

6. Chi phí phải trả 54,684 13.74 67,818 16.40 40,138 9.64

7. Phải trả nội bộ 38184 9.60 47,663 11.53 88,066 21.15

8. Phải trả theo tiến độ kế

hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 0 0 0

9. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 56,544 14.20 53,740 12.99 34,365 8.25

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 16,325 4.10 (475) -0.11 87 0.02

II. Nợ dài hạn 63,402 15.93 63,558 15.39 63,307 15.20

Vay và nợ dài hạn 63,307 15.90 63,307 15.31 63,307 15.20

Dự phòng trợ cấp mất việc làm 95 0.024 250 0.061 0 0

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 65,426 16.43 65,047 15.73 64,634 15.52

I. Nguồn vốn quỹ 65,426 16.43 65,047 15.73 64,634 15.52

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 60 0.015 60 0.015 60 0.015

Quỹ đầu tư phát triển 123 0.03 124 0.03 529 0.128

Quỹ dự phòng tài chính 740 0.18 740 0.18 1,104 0.27

Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 4,563 1.15 4,183 1.01 3,000 0.72

II. Nguồn kinh phí ( nguồn

hàng dự trữ quốc gia ) 0 0 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn 398,124 100 413,556 100 416,495 100

Biểu đồ 2.3. Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công ty trong 3 năm 2010- 2012

Công ty đang có xu hướng chuyển dịch sang nguồn vốn nợ là chủ yếu. Qua biểu đồ 2.6 có thể thấy vốn chủ gần như không đổi ( bị giảm nhẹ) trong khi đó nguốn vốn nợ thì tăng lên dù không nhiều.

Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều. Xét về cơ cấu tài sản của công ty thì với đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại, tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn tức tài sản lưu động, Cơ cấu tài sản này vẫn hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại như công ty Cổ phần.

Về tài sản dài hạn năm 2010 so với năm 2012 giảm 2.57% về tỷ trọng, chủ yếu giảm là do tài sản cố định của công ty không được đầu tư mới, chủ yếu vẫn sử dụng tài sản cố định hiện có, điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.

Xét về cơ cấu phân bổ nguồn vốn, ta thấy trong kỳ tỷ trọng Nợ phải trả tăng 0,79% còn tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu gần như không đổi. Điều này cho thấy trong năm qua công ty chủ yếu dùng nguồn vốn bên ngoài để tài trợ vốn, sự tự chủ về tài chính của công ty thấp, tăng áp lực thanh toán nợ nhưng công ty tận dụng được hiệu quả từ đòn bảy tài chính và những lợi ích từ lá chắn thuế mà các khoản nợ từ ngân hàng mang lại.

2.3.1.1.Cơ cấu vốn nợ của công ty

Để hiểu sâu hơn về việc huy động và sử dụng vốn nợ phải trả, Chúng ta có thể quan sát 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn nợ cụ thể của công ty trong giai đoạn từ 2010- 2012 sau:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu vốn nợ của công ty cổ phần Cầu 14 – cienco1 trong năm 2010, 2011, 2012

Chúng ta có thể quan sát 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn của công ty trong giai đoạn từ 2010- 2012:

Tỉ lệ vốn chủ trên vốn nợ chênh lệch quá lớn, và nguồn vốn chủ còn giảm đi, mức độ giảm nhẹ. Cho thấy cơ cấu vốn của công ty chưa cân bằng cần có biện pháp điều chỉnh hợp lí nếu không sẽ tạo sức ép khá lớn về nợ cho công ty . Công ty thiếu tự chủ về tài chính.Để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã sử dụng phương thức huy động chủ yếu từ vay ngắn hạn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đây vừa là điều kiện để công ty tăng trưởng nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Sử dụng nợ có nghĩa là sử dụng đòn bảy tài chính, đòn bảy tài chính có tác dụng làm tăng nhanh tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu do việc công ty chỉ phải trả một khoản chi phí cố định cho việc sử dụng vốn, chứ chi phí này không tăng lên khi doanh thu của công ty tăng lên, chính vì vậy khi công ty đạt mức doanh thu bù đắp được chi phí lãi vay này thì trong các giai đoạn tiếp theo doanh thu của công ty sẽ tăng rất nhanh kéo theo việc tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu và thu nhập một cổ phiếu (EPS). Nhưng sử dụng nợ vay với khối lượng lớn cũng đặt công ty trước nguy cơ mất khả năng thanh toán và khó huy động thêm vốn, đó là vì, sử dụng nhiều nợ sẽ làm các tỷ suất khả năng thanh toán giảm đi.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần cầu 14 – Cienco1. (Trang 34)