Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Nguồn vốn ban đầu dùng cho xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải cho hoạt động thành lập công ty. Số vốn ban đầu của chủ sở hữu là 60.000 tỷ đồng trong đó tỷ lên nắm giữ của nhà nước là 50,09 %, vốn sở hữu của cổ đông là cá nhân và tổ chức là 49,91%
Do thời gian mấy năm gần đây nền kinh tế ngày càng khó khăn, ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm nhẹ. Năm 2010 là 65,426 tỷ đồng chiếm 16,4 % tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm xuống chỉ còn 65,047 tỷ đồng tương ứng giảm 0,57 % so với năm 2010 và đến năm 2012 giảm 0,413 tỷ đồng so với năm 2011. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính có tăng trong thời gian tới đây.
Nguồn vốn kinh doanh năm 2011 tăng thêm 3,87 % so với năm 2010, đến năm 2012 chỉ tăng thêm 0,71 % so với năm 2011. Nếu nghiên cứu tài liệu chi tiết nguồn vốn kinh doanh tăng là do nguồn vốn tự bổ xung lấy từ quỹ đầu tư phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra, Công ty còn phải vay ngân hàng và nợ các nhà cung cấp.
Tận dụng tối đa những ưu thế của mình để tiếp cận với các tổ chức tín dụng, tranh thủ các hình thức tài trợ mới của các ngân hàng thương mại để tăng cường hoạt động huy động vốn. Hiện nay, nhà nước đang có ưu đã về vốn vay và về thuế đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà và xây dựng thuỷ điện, hơn nữa việc sử dụng vốn của công ty lại tương đối hiệu quả. Điều đó giúp công ty có khả năng trả lãi và nợ vay đúng hạn với các ngân hàng và các đối tác, uy tín của công ty không nhừng được củng cố. Chính vì vậy, công ty luôn có rất nhiều thuận lợi trong những lần vay vốn tiếp theo. Lượng vốn vay được từ ngân hàng và các bạn hàng của công ty luôn giữ vai trò là nguồn tài trợ quan trọng và được tăng lên theo các năm.
Tỷ trọng vốn nợ/tổng nguồn vốn quá cao,trên 80% mặc dù hiện tại,công ty đang làm ăn khá hiệu quả,luôn trả lãi vay đúng thời hạn nhưng tỷ trọng vốn nợ chiếm quá cao như vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,đặc biệt đe doạ tới khả năng thanh toán .Hơn nữa,tỷ lệ vốn nợ mới từ phía ngâng hàng và các bạn hàng,tuy trong những năm gần đây công ty đã quan tâm và điều chỉnh tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn thấp hơn nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao
Công ty chỉ được xếp vào loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng .Đồng thời cạnh tranh trên thị trường đầu tư xây dựng ngày càng gắt gao vì năng lực xây dựng của công ty còn nhiều hạn chế,những hạng mục chính của những công trình cấp quốc gia chưa đủ khả năng thực hiện. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất của công ty đạt hiêu quả chưa cao, dẫn đến thị phần bị suy giả đáng kể, làm cho vị thế và uy tín của công ty trên thị trường chưa thực sự tốt. Những yếu tố đó khiến công ty cũng gặp khó khăn khi muốn huy động thêm nguồn vốn mới.
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi chia lợi tức cho cổ đông là phần giữ lại dùng cho hoạt động tái đầu tư của công ty.
Bảng 2.3. Huy động từ lợi nhuận giữ lại
Đơn vị : tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư 4,5 4,2 3
Biểu đồ 2.5. lợi nhuận giữ lại qua các năm 2010, 2011, 2012
Mặc dù Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm công ty vẫn thực hiện chính sách phân phối cổ tức đóng góp vào nguồn vốn lợi nhuận giữ lại phục vụ cho tái đầu tư của
mình. Những lợi nhuận giữ lại cũng bị giảm đi đáng kể từ năm 2010 là 4,563 tỷ đồng xuống đến năm 2012 chỉ giữ lại tái đầu tư 3 tỷ đồng. Số lợi nhuận giữ lại được tích lũy và trở thành nguồn tự tài trợ rất quan trọng và là một trong những phương thức huy động vốn chủ của công ty.
Như vậy, huy động vốn từ lợi nhuận giữ lại đã góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty và là một trong những biện pháp mà công ty sử dụng trong chiến lược huy động vốn của mình.