Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty năm 2010 và 2011 của Công ty Cổ phần Cầu 14 –

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần cầu 14 – Cienco1. (Trang 32)

Cổ phần Cầu 14 – Cienco1

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý công ty. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vố, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới đây là tình hình tài sản- nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2011-2010.

Tình hình tài sản:

-Tài sản ngắn hạn:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền trong Công ty tăng lên là do Công ty muốn duy trì lượng tiền lớn để thanh toán các khoản lãi vay, chi trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên trong thời điểm cuối năm. Lượng tiền có sẵn nhiều công ty có thể tận dụng những cơ hội mua đặc biệt như sụt giá tạm thời hay dự đoán có tăng giá mạnh trong tương lai. Hơn nữa với số tiền lớn này công ty có thể nâng vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều tiền khiến công ty không tận dụng được cơ hội đầu tư vào những tài sản sinh lời khác. Vì vậy, công ty cần có những chính sách phù hợp để làm sao công ty vừa đảm bảo được khả năng thanh toán cũng như các đáp ứng các nhu cầu mà chi phí cơ hội ở mức thấp nhất.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Khoản phải thu giảm nhưng vẫn chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là bởi công ty Cổ phần cầu 14 nhận thầu chủ yếu là các công trình Nhà nước và được rót vốn từ Trung ương, năm 2011 lại là một năm khó khăn chung đối với cả nền kinh tế vốn chậm được thanh toán hơn so với các năm trước đó. Công ty cần giám sát chặt chẽ hơn nữa quá trình thi công công trình để đảm bảo đúng yêu cầu do phía chủ đầu tư đưa ra, đồng thời các khoản nợ cần được giám sát chặt chẽ và cần xác định được thời gian mà chủ đầu tư thanh toán để có kế hoạch kiểm soát, sử dụng vốn và tái đầu tư sử dụng vốn vào các công trình khác. Tránh tình trạng số dư khoản phải thu quá cao khiến cho công ty thiếu vốn và bị đình trệ sản xuất. Nhưng sang năm khoản này đã tăng nhẹ, tuy mức tăng không lớn nhưng đây là tín hiệu mừng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

-Tài sản dài hạn:

Tài sản cố định hữu hình của công ty có xu hướng giảm và tăng không đồng đều trong 3 năm, nhưng có xu hướng tăng vào năm 2012. Mức giảm trong năm 2011

trên là do hao mòn các tài sản cố định gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là rất lớn. Trong tương lai, nếu quy mô sản xuất của Công ty tiếp tục mở rộng thì cần đầu tư thêm vào trang thiết bị, tài sản cố định và các tài sản khác, hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng, lợi nhuận lâu dài. Còn tài sản cố định vô hình của công ty giảm trong năm 2011 do việc đánh giá lại giá lại một số giấy phép nhượng quyền xây dựng của Công ty.

Tình hình nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn năm 2011 cũng giảm 15.432 tỷ đồng, tương ứng giảm 3,88% so với năm 2010. Nhưng năm 2012 lại tăng 3352 tỷ so với năm 2011. Giống như tài sản các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu lại có những thay đổi trái chiều. Cụ thể:

- Nợ phải trả:

+ Nợ ngắn hạn: Trong năm 2011, nợ ngắn hạn của Công ty đã tăng 15.655 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5,81% so với năm 2010. Năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 3604 tỷ đồng. Công ty đang trong giai đoạn phát triển mở rộng vì thế nhu cầu tăng vốn cho việc kinh doanh là tất yếu, trong bối cảnh khả năng tự tài trợ bằng VCSH chưa được cải thiện thì việc huy động các nguồn nợ ngắn hạn như vay Ngân hàng hay chiếm dụng vốn từ phía khách hàng, nhà cung cấp là hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng cho thấy độ phụ thuộc về tài chính của Công ty tăng, nghĩa là Công ty đang theo đuổi chính sách quản lý nợ mạo hiểm (cấp tiến), duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức cao. Với chính sách này thì rủi ro của Công ty cao nhưng bù lại là thu nhập của Công ty sẽ lớn hơn. Tuy vậy, Công ty cần phải quản lý tốt dòng tiền nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh toán và hạ uy tín của Công ty.

+ Nợ dài hạn: có mức tăng không quá lớn như nợ ngắn hạn. Lượng nợ dài hạn tăng do khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm của Công ty tăng mạnh. Có thể thấy, Công ty đã có sự quan tâm rất sát sao đến người lao động khi trong năm 2011, lượng công trình giảm và do đó số công nhân có việc giảm đi và Công ty đã gia tăng khoản trợ cấp này để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

- Vốn chủ sở hữu:

Việc giảm đi của VCSH chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm ở mức tương ứng. Vốn chủ sở hữu giảm cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty chưa được cải thiện và Công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn vay nợ. Trong tương lai, nếu Công ty muốn mở rộng sản xuất và nâng cao uy tín cũng như vị thế của mình thì việc tăng VCSH là điều bắt buộc với Công ty.

Nhận xét chung:

Dựa vào bảng Cân đối kế toán của Công ty, ta thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty đã có sự thay đổi đáng kể. Tình hình tài sản và nguồn có sự tăng lên so với

các năm trước. Tuy nhiên, giữa tài sản và nguồn vốn lại chưa có sự cơ cấu hợp lý giữa các khoản mục. Đó là việc Công ty giảm TSDH, VCSH và tăng nợ phải trả và TSNH. Có thể thấy Công ty đang quản lý vốn theo hướng mạo hiểm nhằm tìm kiếm mức thu nhập cao hơn. Tuy vậy, rủi ro của chính sách này là rất lớn và Công ty nên lưu ý khả năng thanh toán của mình.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần cầu 14 – Cienco1. (Trang 32)