Trồng rừng sản xuất:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đề XUẤT một số nội DUNG cơ bản QUY HOẠCH lâm NGHIỆP HUỴEN QUỲNH lưu TỈNH NGHỆ AN (Trang 79)

C. Về xã hội:

a) Trồng rừng sản xuất:

Thực chất của kỹ thuật này là một giải pháp tình thế, lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu, lợi dụng tính chất đất rừng là chính, lấy đó làm tiền đề để tạo lập rừng mới.

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu rừng trồng đang là vấn đề thời sự không chỉ ở Việt Nam, khu vực châu á mà còn là đòi hỏi lớn của các nớc đang phát triển. Đặc biệt nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp sản xuất giấy đang thiếu trầm trọng, nhiều nhà máy giấy, chế biến gỗ nhân tạo trong nớc đang thiếu hụt nguyên liệu từ 30% - 40%. Do mất cân đối giữa cung và cầu nên chỉ số giá nguyên liệu gỗ rừng trồng trong vòng 5 năm trở lại đây đã tăng vọt theo cấp số nhân, lên tới 0,7 triệu đồng/ m3 gỗ nguyên liệu giấy. Huyện Quỳnh Lu là một trong tám huyện của tỉnh Nghệ An nằm trong quy

hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy bột giấy ANTEXCO công suất 130 nghìn tấn/năm theo Quyết định số 2591/QĐ - UBND. ĐT ngày 18/7/2006, cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, nên việc phát triển rừng nguyên liệu đợc huyện cũng nh các hộ gia đình rất quan tâm [17].

+ Nguyên tắc xác định loài cây u tiên trồng rừng nguyên liệu giấy:

- Loài cây có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng, có khả năng thích ứng với biên độ sinh thái rộng.

- Hiệu quả đầu t cao

- Có giống tốt, chủ động về nguồn giống và phơng thức nhân giống hàng loạt.

- Có khả năng đề kháng cao với các loại sâu bệnh hại.

- Thích hợp với quy trình công nghệ, có thị trờng tiêu thụ sản phẩm ổn định.

- Có tác dụng cải thiện môi trờng.

- Đối tợng trồng rừng: Toàn bộ diện tích đất cha có rừng (trạng thái phụ IA, IB, IC) nằm trong quy hoạch rừng sản xuất.

+ Căn cứ báo cáo kết quả ở các mô hình khảo nghiệm của Trung tâm khuyến nông - khuyến nông tỉnh Nghệ An tại các huyện Anh Sơn, Đô Lơng, Yên Thành, Quỳnh Lu trên các dạng đất Feralit hoặc đất bồi tụ vùng đồi núi thấp phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tầng mỏng, khô hạn, tính chất đất rừng kém. Kỹ thuật làm đất tác động đến độ sâu ≥ 50 cm, sử dụng các dòng Bạch đàn cao sản: U6, PN2, PN5, PN14 và các dòng Keo lai: BV10, BV14, BV32... Cho năng suất gỗ đạt 20 - 25m3/ha/năm. Đồng thời đã có nhiều diện tích trồng rừng trên quy mô rộng, do đã có những bớc cải thiện đáng kể về kỹ thuật làm đất có bón lót, bón thúc phân kịp thời, nên năng suất gỗ đạt khá từ 18 - 22m3 /ha/năm. Cũng nh kết quả điều tra tình hình sinh trởng, phát triển rừng trồng (đo đếm ô tiêu chuẩn điển hình) trên địa bàn huyện, kết hợp nghiên

cứu điều kiện lập địa, đặc tính sinh thái học và khả năng cung cấp giống của các vờn ơm trong khu vực.

+ Kỹ thuật trồng: Kỹ thuật trồng rừng phải đợc tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh nhất thiết phải qua các bớc sau:

- Thiết kế trồng rừng: Việc thiết kế trồng rừng phải dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất theo tiến độ trồng rừng hàng năm, hồ sơ thủ tục và quy trình thiết kế trồng rừng tuân thủ theo quy trình, quy phạm của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Hồ sơ thiết kế phải đợc cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt trớc thời vụ trồng từ 3 - 5 tháng.

- Xử lý thực bì trớc khi trồng: Chuẩn bị hiện trờng trớc khi trồng tuỳ thuộc vào đối tợng trồng, kiểu trạng thái thực bì, địa hình để có biện pháp xử lý thực bì phù hợp (toàn diện, theo băng, cục bộ) với loài cây trồng khác nhau. Biện pháp xử lý thực bì khác nhau để có thể chống xói mòn và giữ ẩm cho cây con phát triển.

- Làm đất trồng rừng: Căn cứ điều kiện lập địa, kiểu địa hình và độ dốc để có biện pháp làm đất trồng rừng phù hợp. Những nơi có địa hình dốc từ 30o trở lên có thể làm đất theo dạng đào hố cục bộ, kích thớc hố 40cm

ì 40cm ì 40cm. Những nơi có điều kiện địa hình thuận lợi, điều kiện kinh tế cho phép nên áp dụng biện pháp làm đất toàn diện để canh tác nông - lâm kết hợp để giảm chi phí làm cỏ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế. Nếu không đổi mới phơng pháp làm đất cục bộ nh hiện nay, thì dù hố trồng có kích thớc lớn nhng năng suất rừng trồng cũng bị hạn chế.

- Mật độ trồng rừng: Mật độ trồng rừng nguyên liệu quy định cho rừng Keo, Bạch đàn là 1.600 cây/ha. Thời vụ trồng là vụ Xuân và vụ Thu. Với đặc điểm về thời tiết và khí hậu vùng Bắc Trung Bộ thì thời vụ trồng chính là vụ xuân, điều kiện thời tiết phù hợp để cây con sinh trởng phát triển và tỷ lệ

cây sống cao từ tháng 2 đến tháng 3 là tốt nhất. Vụ thu thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 10 đây là thời điểm độ ẩm đất cao thích hợp cho cây sinh trởng.

- Phơng thức trồng: Tuỳ thuộc vào địa hình, độ dốc, độ cao để bố trí phơng thức trồng rừng phù hợp. Đối với Bạch đàn, Keo độ dốc dới 20o, bố trí trồng rừng thuần loài, những nơi có độ dốc ≥ 20o bố trí trồng hỗn giao Bạch đàn + Keo, Keo lai + Keo lá tràm.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 89/2005/QĐ - BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN & PTNT.

+ Kế hoạch trồng rừng NLG giai đoạn 2008 - 2020: 22.411,8 lợt ha. + Vốn đầu t: 113.412,0 triệu đồng.

Chi tiết xem phụ biểu 10 và phụ biểu 11

Đề xuất mô hình nông lâm kết hợp: Keo lai + Dứa Cayen

+ Công thức: 1.600 cây Keo lai + 50.000 chồi Dứa Cayen/ha, trồng vào vụ xuân (tháng 2 - tháng 3).

Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình này ở mục 4.8.2.3

Việc áp dụng mô hình này vào sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Thông qua việc xử lý thực bì toàn diện, kỹ thuật làm đất tác động đến độ sâu ≥

40 cm để trồng dứa Cayen, không những tiết kiệm đợc chi phí cho công tác trồng rừng, chăm sóc Keo mà còn tác động tốt đến sự phát triển của rừng. Mô hình này có thể áp dụng rộng rãi cho các xã vùng đồi núi phía tây của huyện, hiệu quả kinh tế cao nhng phải đầu t lớn. Ngoài ra, các hộ gia đình có thể trồng Song mây dọc theo ranh giới lô đất của mỗi hộ, Tre mét, Cỏ chăn nuôi... ở chân đồi núi, ven khe suối nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thu nhập từ nghề rừng, đồng thời góp phần bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đề XUẤT một số nội DUNG cơ bản QUY HOẠCH lâm NGHIỆP HUỴEN QUỲNH lưu TỈNH NGHỆ AN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w