Môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 59)

II Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

2.2.2Môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)

5 Tổng sức chứa kho đầu mối 3.138.0 0 1.83.400 818.000 240.000 497

2.2.2Môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)

Môi trường vi mô hay nói cách khác là môi trường ngành của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong có thể được phân thành 5 yếu tố, đó là khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và dịch vụ mới thay thế [3].

Khách hàng:

Ở phạm vi quốc tế, tham gia thị trường dầu gồm 4 nhóm các công ty gồm: 1) các công ty dầu khí dầu quốc gia (National Oil Company NOC) như Saudi Aramco của Ả rập Xê - út, KPC của Cô–oét; PetroChina của Trung Quốc, Petro Việt Nam (PVN) của Việt Nam, 2) các công ty dầu khí quốc tế (International Oil Major) như ExxonMobil, Total, Chevron, ConocoPhillips, BP, Shell, LUKOIL..; các công ty kinh doanh dầu độc lập (Independent Oil Trading Company) như Vitol, Glencore, Trafigura; các tập đoàn tài chính và các nhà

đầu tư/đầu cơ độc lập như Morgan Stanley, các quĩ đầu tư tương hỗ. Các công ty dầu khí quốc gia (nhóm 1) do chính phủ sở hữu, tiến hành khai thác các mỏ dầu tại quốc gia đó để bán cho các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới. Sản lượng dầu thô do các công ty này khai thác chiếm tới 70% sản lượng khai thác của thế giới và gần như toàn bộ sản lượng khai thác của OPEC. Các công ty dầu khí quốc tế (nhóm 2) thường là các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán và tham gia vào gần như toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị của ngành xăng dầu từ thăm dò, khai thác đến lọc hoá dầu, buôn bán và phân phối xăng dầu đến người sử dụng cuối cùng (ExxonMobil, Chevron, Total, ConocoPhillips, BP, Shell, LUKOIL...). Các công ty kinh doanh độc lập (nhóm 3) thường là các công ty buôn bán các loại hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, từ các sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm của khai thác quặng và xăng dầu. Các công ty này không sở hữu các mỏ dầu nhưng có có thể tác động đến giá xăng dầu trên thế giới thông qua việc mua bán xăng dầu vật chất và mua bán giấy tờ (paper trading). Các tập đoàn tài chính và các nhà đầu cơ (nhóm 4) tham gia kinh doanh giấy tờ (các công cụ phái sinh – derivatives) rất nhiều loại hàng hoá trong đó có xăng dầu đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính có liên quan. Nhóm các công ty này cũng có ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu trên thế giới.

Biểu 2.6: Nhóm các công ty tham gia thị trƣờng dầu quốc tế

Trong số 4 nhóm các công ty trên, chỉ có các công ty thuộc nhóm 3 và một số các công ty thuộc nhóm 2 là có xu hướng thuê kho chứa xăng dầu và là các khách hàng tiềm năng của Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Theo thống kê của PLATTS, trong số các giao dịch vật chất hàng hoá xăng dầu, có tới 90-95% giá trị giao dịch là giao dịch kỳ hạn (term) và chỉ có 5-10% là giao dịch giao ngay (spot). Để thực hiện được các giao dịch kỳ hạn về hàng hoá, các nhà cung cấp dầu sản phẩm phải sở hữu kho chứa hoặc ký hợp đồng thuê dài hạn với các kho chứa độc lập để chứa hàng. Các khách hàng này thuê kho chứa để

Nhóm Công ty Đầu tư kho Thuê kho

Công ty dầu khí quốc gia (National Oil Company NOCs)

Saudi Aramco (Ả rập Xê út), KPC (Cô

oét), PetroVietnam (PVN - Việt Nam) Có Không Công ty dầu khí quốc tế (International Oil

Company) ExxonMobil, BP, Shell, LUKOIL... Có Có Các công ty kinh doanh độc lập

(Independent Oil Trading Companies) Vitol, Trafigura, Glencore, Hin Leong... Có Có Các tập đoàn tài chính và nhà đầu cơ

phục vụ hoạt động kinh doanh của họ là bán hàng cho các thị trường tiêu thụ xăng dầu ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là các khách hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh nhưng cũng có những yêu cầu rất cao về an toàn, về mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động vận hành và kinh doanh. Ví dụ: Công ty BP nổi tiếng trên thế giới về các chuẩn mực an toàn, khi BP đã đánh giá kho xăng dầu đạt yêu cầu thì có nghĩa là có thể đạt yêu cầu an toàn của rất nhiều các khách hàng khác.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, các khách hàng lớn như BP, LUKOIL, Vitol, Trafigura đã đang thuê một khối lượng lớn dung tích kho tại Singapore để bán hàng sang Việt Nam và các quốc gia trong khu vực như Úc, In-đô-nê-xi-a. Các công ty này cũng sở hữu hoặc tham gia sở hữu một số kho xăng dầu trong khu vực và trên thế giới, ví dụ như Vitol tham gia liên doanh sở hữu các kho xăng dầu ở 14 quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Bỉ, Malaysia với tổng sức chứa lên tới 7,5 triệu mét khối. Các công ty này có thể trở thành khách hàng của Kho Vân Phong nếu họ có được nhiều giá trị gia tăng hơn từ việc thuê kho, điều này cho thấy quyền lực đàm phán của các khách hàng này tương đối lớn và Kho phải sử dụng các điểm mạnh của mình để thu hút các khách hàng này.

Gần đây, một số công ty dầu khí quốc gia tại khu vực Trung Đông đã xúc tiến đầu tư một số dự án tổ hợp lọc hoá dầu và kho xăng dầu tại Khu vực như Malaysia. Dự án tổ hợp lọc hoá dầu Pengerang Integrated Petroleum Complex trên đảo Johor của Malaysia (cách Singaopre 60km) đã được nhiều nhà đầu tư từ khu vực Trung Đông Quan tâm. Đầu năm 2013, Abu Dhabi (quốc gia thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ở Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ chiếm 5,8% của thế giới) đã ký kết thoả thuận trị giá 6,75 tỷ đô la Mỹ với Chính phủ Malaysia để tham gia góp vốn. Các doanh nghiệp của Qatar (quốc gia ở Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ chiếm 1,5% của thế giới) cũng đã ký thoả thuận đầu tư khoảng 5 tỷ đô la Mỹ vào Malaysia trong vòng 5 năm[10]. Như vậy có thể thấy sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư vào kinh doanh kho chứa từ Trung Đông sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng sự hiện diện tại khu vực đồng thời cũng phản ánh xu thế của một số ty dầu khí quốc gia (NOC) có chiến lược đầu tư sang cả lĩnh vực hạ nguồn – lọc hoá dầu, phân phối ở các quốc gia khác để trở thành công ty kinh doanh xăng dầu quốc tế (integrated oil company). Như vậy, với xu thế dịch

chuyển nêu trên, các khách hàng tiềm năng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động kinh doanh của Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Ở phạm vi trong nước, khách hàng của Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong cũng có thể là các công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Các đầu mối này có thể thuê kho Vân Phong để nhập hàng từ nước ngoài vào rồi tiếp tục vận chuyển đến các vùng thị trường trong nước. Yêu cầu về an toàn và trình độ chuyên nghiệp của các đầu mối này được đánh giá là thấp hơn yêu cầu của các công ty xăng dầu lớn như BP, LUKOIL. Có thể nói quyền lực đàm phán của các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước ở mức độ trung bình.

Biểu 2.7: Quyền lực đàm phán và yêu cầu của khách hàng

Nhà cung cấp: Trong số các nhà cung cấp của Kho Vân Phong, các ngân hàng tài trợ vốn có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của Kho Vân Phong. Các ngân hàng này tài trợ 87,5 triệu đô la Mỹ cho Kho (chiếm 70% tổng vốn đầu tư) với thời gian vay kéo dài cho đến hết năm 2024. Chi phí lãi vay chiếm 70% tổng chi phí bằng tiền của Kho. Hàng năm, Kho có nghĩa vụ trả khoản nợ gốc bình quân tới 8 triệu đô la Mỹ/năm. Chính vì vậy, mọi sự thay đổi về lãi suất, về kế hoạch trả nợ có ảnh hưởng lớn để khả năng thanh toán của Kho Vân Phong. Có thể nói quyền lực của nhà cung cấp vốn là rất cao, có thể ảnh hưởng quyết định tới khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của Kho Vân Phong.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại được nhận diện nằm cả khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia và tại Việt Nam. Tại khu vực Singapre, Malaysia, đối thủ hoặc các tác nhân có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong chính là các kho xăng dầu tại khu vực này.

Tại Việt Nam, có thể coi kho ngoại quan của Kho Vân Phong là một mô hình kinh doanh mới, cung cấp các dịch vụ thay thế cho cách thức kinh doanh cũ là mua hàng từ nước

Khách hàng Quyền lực đàm phán Yêu cầu về dịch vụ

Khách hàng quốc tế: Các công ty dầu khí quốc

tế, các công ty kinh doanh độc lập Cao Cao

ngoài nhập khẩu và tồn chứa tại các kho đầu mối. Có thể coi do đó các kho đầu mối và các thương nhân sở hữu các kho đầu mối này chính là đối thủ cạnh tranh của Kho xăng dầu Vân Phong.

Đối thủ cạnh tranh tại khu vực:

Các kho xăng dầu tại Singapore được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi mà vị trí tự nhiên và quốc gia đó mang lại, đồng thời chính họ cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển và khẳng định vị thế của Singapore như một trung tâm xăng dầu lớn của khu vực và thế giới, đây chính là đặc điểm nổi bật trong phân tích các đối thủ cạnh tranh tại Singapore.

Singapore nằm trên eo biển Malacca, là một vị trí trọng yếu (chokepoint) trên tuyến đường vận chuyển xăng dầu từ tây sang đông. Kể từ khi tách ra khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965, Singapore đã tận dụng lợi thế về vị trí chiến lược của mình để phát triển từ một đất nước nghèo thành một quốc có GDP bình quân đầu người xếp thứ 9 trên thế giới vào năm 2013 (theo số liệu của World Bank). Chính phủ Singapore tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, tự do nhất để các công ty, các thương nhân tiến hành kinh doanh tại Singapore. Chính vì vậy, từ lâu Singapore đã được biết đến như một trung tâm thương mại, trung tâm tài chính của Khu vực Đông Nam Á, của Châu Á và của thế giới, đồng thời cũng được coi là một trong những “chợ” xăng dầu lớn của thế giới. Tạp chí Platt’s đã công bố giá cơ sở tại thị trường Singapore để các công ty kinh doanh xăng dầu thương lượng giá cả mua bán theo giá cơ sở này. Theo cơ quan xúc tiến thương mại của Singapore (International Enterprsie - IE) và Cơ quan thống kê của Singapore (Singapore Department of Statistics), có khoảng 400 công ty kinh doanh xăng dầu đăng ký kinh doanh tại Singapore. Đảo Jurong của Singapore là trung tâm lọc hoá dầu lớn của Khu vực và thế giới, có 95 công ty quốc tế đầu tư vào đây trong đó có các tên tuổi lớn như ExxonMobil, Shell, Chevron, Sumitomo Chemical, Mitsui Chemical, BASF. Ước tính tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp ở Jurong vào khoảng 40 tỷ đô la Mỹ, thu hút được 8 nghìn lao động làm việc.

Tại báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh - “Doing Business” do Ngân hàng Thế giới phát hành, đến năm 2014, Singapore tiếp tục đứng thứ nhất trong số 189 quốc giá về mức độ thuận tiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh và đây là năm thứ 7 liên tiếp Singapore

đứng ở vị trí thứ nhất này. Cũng trong báo cáo này, Malaysia xếp thứ 6 (tiến hai bậc từ thứ 8 vào năm 2013), Việt Nam xếp thứ 65 (tụt một bậc từ thứ 64 vào năm 2013).

Liên quan trực tiếp đến kinh doanh xăng dầu, cũng trong báo cáo Doing Business, thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu của Singapore cũng xếp thứ nhất với thủ tục chỉ cần 03 loại giấy tờ (cơ bản nhất là Vận đơn, hoá đơn thương mại và tờ khai hải quan), mất 1 ngày để thực hiện và chi phí tốn 440 đô la Mỹ (trong khi Việt Nam cần tới 8 loại giấy tờ, mất 4 ngày để thực hiện và chi phí tốn 600 đô la Mỹ, đây là các chi phí công khai, chưa kể các chi phí không công khai khác). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore được giữ ở mức 20% cho đến cuối năm 2007, trong các năm 2008-2009 được giảm xuống 18% và từ năm 2010 cho đến hiện tại là 17%1.

Chính phủ điện tử Singapore (e-Government) cho phép các giao dịch với cơ quan của chính phủ (trong đó có thủ tục hải quan, thủ tục hàng hải) đều được thực hiện qua mạng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Theo thống kê của Chính quyền cảng Singpopore (MPA - Maritime Port Authority of Singapore), từ năm 2006 đến 2013, hàng năm có khoảng 21 nghìn lượt tàu cập cảng Singapore (trong đó có 15 nghìn lượt tàu chở xăng dầu với tổng trọng tải bình quân khoảng 450 triệu tấn, tức là bình quân mỗi tháng có 1.300 lượt tàu chở xăng dầu)2, chính vì vậy thời gian cấp phép ra vào cảng phải thật nhanh chóng, nếu không sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự hoạt động thương mại và thiệt hại về kinh tế cho các thương nhân.

Tuy không có dầu thô nhưng Singapore có 3 nhà máy lọc dầu của Singapore có công suất là 1,4 triệu thùng dầu/ngày, xuất khẩu 81 triệu tấn dầu sản phẩm dầu sản phẩm3

sang Malaysia, Australia, Trung Quốc, Hồng Kong, Indonesia, Việt Nam và các nước khác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới. Hàng năm, có khoảng 3 tỷ USD xăng dầu được xuất khẩu từ Singapore sang Việt Nam, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam và chiếm 45% kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

1Nguồn: Cơ quan thuế Singapore – Inland Revenue Authority of Singapore - IRAS

2

Nguồn: Chính quyền cảng Singapore MPA – www.mpa.gov.sg

3

Singapore cũng là thị trường bán xăng dầu tàu biển (bunker) lớn của thế giới và khu vực. Theo thống kê của Chính quyền cảng Singapore (MPA), năm 2012 có 42,6 triệu tấn xăng dầu các loại được bán cho các phương tiện tàu biển cập cảng Singapore.

Hình 2.8: Cơ cấu xuất khẩu xăng dầu sản phẩm của Singapore năm 20121

Hoạt động kinh doanh cho thuê kho chứa tại Singapore cũng rất phát triển. Kinh doanh kho chứa là một trong ba lĩnh vực kinh doanh chính liên quan đến ngành công nghiệp xăng dầu của Singapore, đó là lọc hoá dầu (refining), thương mại (trading) và dịch vụ có liên quan (logistic). Tại Singapore có khoảng 10 kho chứa xăng dầu, với tổng sức chứa lên tới trên 10 triệu mét khối, trong số đó có thể kể đến các kho xăng dầu lớn như Vopak, Oil Tanking, Universal, Helios, Tankstore, Horizon, SPC. Ngoài ra tại Singapore cũng có những kho nổi là các tàu dầu cỡ lớn (VLCC – Very Large Crude Carrier) được sử dụng làm kho chứa trung chuyển xăng dầu. Chính phủ Singapore cũng đang cho xây dựng một kho chứa xăng dầu Jurong Rock Cavern trong lòng đất tại đảo Jurong có sức chứa thiết kế là 1,47 m3 và sẽ được quản lý bởi công ty kinh doanh kho chứa Vopak.

Chủ sở hữu các kho chứa xăng dầu ở Singapore có thể chia làm 3 loại: các công ty kinh doanh kho chứa độc lập như Vopak, Oil Tanking; ii) các công ty kinh doanh xăng dầu sở

1

hữu và kinh doanh kho chứa xăng dầu như Shell, Tankstore, SPC – Singapore Petroleum Company, Chevron; iii) một số nhà đầu tư độc lập khác.

Biểu 2.8: Các kho chứa xăng dầu tại Singapore

Singapore là một trung tâm xăng dầu (oil trading hub) lớn của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, diện tích đất nước nhỏ và đã được khai thác sử dụng nhiều là một trở ngại cho Singpore khi nhu cầu về kho chứa tiếp tục tăng và đây là cơ hội cho các quốc gia khác trong khu vực đầu tư kho chứa và các nhà máy lọc dầu. Malaysia đã nắm bắt được cơ hội này và đang cho đầu tư xây dựng chuỗi 3 trung tâm lọc dầu và tồn chứa xăng dầu Tanjung Bin – Tanjung Langsat – Pengerang tại đảo Johor, chỉ cách trung tâm lọc hoá dầu trên đảo Jurong cua Singapore khoảng 68km đường biển và mất 2 giờ vận chuyển bằng tàu biển. Về sức chứa, theo kế hoạch, đến năm 2020, chuỗi tổ hợp trị giá 20 tỷ đô la Mỹ này này có

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 59)