Môi trƣờng vĩ mô (thế giới, khu vực và trong nƣớc) Môi trƣờng thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 47)

II Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

2.2.1Môi trƣờng vĩ mô (thế giới, khu vực và trong nƣớc) Môi trƣờng thế giới và khu vực

Môi trƣờng thế giới và khu vực

TT Giai đoạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Dự án Thành lập

21/02/2006

Chọn tư vấn thiết kế

Ký hợp đồng

xây lắp Xây dựng Xây dựng Xây dựng

Hoàn thành xây dựng Đấu thấu, chọn nhà thầu xây lắp Tạm dừng do khủng hoảng Ký HĐ tín dụng Giải phóng mặt bằng 2 Vận hành, khai thác vận hành từ T6/2012 Tỷ lệ lấp đầy (%) 25% 16% 53%

Doanh thu (USD) 3.263.201 4.263.796 8.520.375

Lượng hàng nhập, xuất (m3) 846.235 951.467 2.640.000 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

Nhu cầu sử dụng xăng dầu: Theo Báo cáo thống kê năng lượng của thế giới phát hành tháng 6/2014 [9] (BP Statistical Review of World Energy) của Công ty dầu khí Anh quốc BP, trong năm 2013 cả thế giới sử dụng hết 12,7 tỷ tấn dầu qui đổi, trong đó có xấp xỉ 4,2 tỷ tấn xăng dầu, chiếm 33% vào nhu cầu năng lượng. Con số này ở Việt Nam vào năm 2013 là 54,4 triệu tấn dầu qui đổi và 17,4 triệu tấn xăng dầu và xăng dầu cũng chiếm 33% năng lượng sử dụng tại Việt Nam. Dự kiến đến năm 2035, nhu cầu về năng lượng cơ bản của thế giới tăng 41% so với năm 2012, (tốc độ tăng bình quân là 1,5%/năm, trong đó các năm từ 2015-2025 tăng trưởng 1,7%/năm) và xăng dầu vẫn đáp ứng 28% nhu cầu năng lượng của con người, tiếp đến là than (27%), khí đốt tự nhiên (26%) và các dạng năng lượng khác [8].

Hình 2.2: Cơ cấu tăng trƣởng nhu cầu năng lƣợng1

(Chú thích:- Billion toe: triệu tấn dầu qui đổi, Renew: năng lượng tái tạo, Hydro: năng lượng gió, Nuclear: năng lượng hạt nhân, coal: than, Gas: khí, Oil: dầu mỏ)

Theo tính toán của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA – International Energy Agency, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thế giới tăng từ mức 87 triệu thùng/ngày vào năm 2010 (4,1 tỷ tấn) lên mức 97 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và đạt mức 115 triệu thùng/ngày vào năm 2040, trong đó mức tăng trưởng cao nhất nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

1

Hình 2.3: Tăng trƣởng tiêu thụ xăng dầu thế giới giai đoạn 2010-20401

(Chú thích:- Đơn vị tính: million barrels per day: triệu thùng dầu/ngày; Non-OECD Asia: các nước đang phát triển khu vực Châu Á, Middle East: Trung Đông, Central and South America: Trung và Nam Mỹ, Non-OECD Europe and Eurasia: các nước đang phát triển ở Á Âu, Afica: Châu Phi, OECD Americas: Các nước phát triển Châu Mỹ, OECD Asia: các nước phát triển ở Châu Á, OECD Europe: các nước đang phát triển ở Châu Âu)

Như vậy trong vòng 20 năm tới, thế giới và Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xăng dầu để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế và cuộc sống con người và Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh về sử dụng năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng.

Trữ lƣợng và khai thác dầu: Tính đến cuối năm 2013, trữ lượng dầu mỏ phát hiện được của thế giới là 23,8 tỷ tấn (168,7 tỷ thùng) dầu, trong đó khu vực Trung Đông chiếm gần 1 nửa trữ lượng của thế giới (47,9%), tiếp đến là khu vực Nam Mỹ (19,5%), Bắc Mỹ (13,6%), Châu Âu và Nga (8,8%), Châu Phi (7,7%). Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gồm Australia, Brunei, Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand,

1

Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia) có trữ lượng thấp nhất, chỉ chiếm 2,5% trữ lượng của thế giới, tuy nhiên khu vực Châu Á Thái Bình Dương này lại sử dụng tới 33,8% lượng xăng dầu của thế giới (30,5 triệu thùng dầu/ngày hoặc 1,4 tỷ tấn/năm vào năm 2013) [8].

Biểu 2.3: Trữ lƣợng, sản lƣợng sản xuất, tiêu thụ xăng dầu ở một số khu vực trên thế giới

Số liệu năm 2013 Đơn vị tính Trung Đông Châu Á Thái Bình Dương

Khu vực khác

Thế giới (Tổng cộng)

Trữ lượng dầu mỏ triệu tấn 109.400 5.600 123.200 238.200 Sản lượng khai thác triệu tấn 1.329 392 2.411 4.132

Sản lượng lọc dầu triệu tấn - - - -

Nhu cầu tiêu thụ triệu tấn 385 1.415 2.385 4.185 Trữ lượng dầu mỏ triệu thùng 808.500 42.100 837.300 1.687.900 Sản lượng khai thác triệu thùng/ngày 28,4 8,2 50,2 86,8 Sản lượng lọc dầu triệu thùng/ngày 6,4 25,2 44,7 76,3 Nhu cầu tiêu thụ triệu thùng/ngày 8,5 30,5 52,3 91,3

Trữ lượng dầu mỏ % 47,9% 5,6% 46,5% 100%

Sản lượng khai thác % 32,2% 9,5% 58,3% 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng lọc dầu % 8,3% 33,4% 58,3% 100%

Nhu cầu tiêu thụ % 9,2% 33,8% 57,0% 100%

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2014

Trữ lượng dầu thô Sản lượng khai thác

Hình 2.4: Cơ cấu về trữ lƣợng, sản xuất, tiêu thụ xăng dầu ở một số khu vực trên thế giới

Lọc hoá dầu: Theo một số thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 700 nhà máy lọc dầu (số liệu 2013) với tổng công suất là 94,9 triệu thùng dầu/ngày, trong đó khu vực Trung Đông chiếm 9,3%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 33%. Sản lượng lọc dầu năm 2013 của toàn thế giới là 76,3 triệu thùng/ngày (tương đương tỷ tấn/năm), trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 33,4% sản lượng của thế giới.

Như vậy, khu vực Trung Đông sản xuất ra 32,2% lượng dầu thô của thế giới nhưng sản lượng lọc dầu chỉ chiếm 8,3% của thế giới và nhu cầu tiêu thụ của họ chỉ chiếm 9,2% của thế giới. Tương tự, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chỉ sản xuất ra 9,5% lượng dầu thô của thế giới nhưng sản lượng lọc dầu chiếm 33,4% của thế giới và nhu cầu tiêu thụ lại chiếm 33,8% nhu cầu thế giới.[8].

Vận chuyển: Do có sự chênh lệch giữa sản lượng dầu thô khai thác, sản lượng của nhà máy lọc dầu và lượng xăng dầu tiêu thụ của khác khu vực trên thế giới, có sự dịch chuyển của dầu thô từ khu vực Trung Đông tới các nhà máy lọc dầu ở Mỹ, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và sự dịch chuyển của dầu sản phẩm từ khu vực Trung Đông và các nhà máy lọc dầu tới các nơi tiêu thụ khác trên thế giới.

Do phân bổ của các mỏ dầu tập trung nhiều ở khu vực Trung Đông và nhu cầu sử dụng lại ở Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương, do đặc điểm địa lý của các tuyến đường vận chuyển, khi thống kê lượng xăng dầu vận chuyển, người ta nhận thấy có 9 vị trí quan trọng (chokepoint) trên thế giới mà có tới 60% nhu cầu xăng dầu toàn cầu được vận chuyển qua đây. Đứng đầu là eo biển Hormuz ở Trung Đông với 20% nhu cầu xăng dầu của thế giới được vận chuyển qua, tiếp theo là eo biển Malacca (tiếp giáp giữa Singapore và Malaysia) với 18% nhu cầu của thế giới.

Hình 2.5: Các vị trí quan trọng (choke-point) trong vận chuyển xăng dầu của thế giới1

Cơ quan thông tin năng lượng của Hoa Kỳ EIA ước tính bình quân có khoảng 11-15 triệu thùng dầu/ngày được vận chuyển qua eo biển Malacca.

1

Hình 2.6: Vận chuyển dầu thô qua eo biển Malacca1

(Chú thích: -South China Sea Major Crude Oil Trade Flows: Đường vận chuyển dầu thô trên biển Đông, đơn vị tính: million barrels per day: triệu thùng dầu/ngày)

Kho chứa dầu thô và dầu sản phẩm: Dầu thô và dầu sản phẩm được tồn chứa trong các bể chứa tại các nhà máy lọc dầu và các trung tâm trung chuyển lớn để vận chuyển tới người tiêu dùng. Tạp chí Tank Terminal đã thống kê trên vào cuối năm 2013 tại 153 quốc gia trên thế giới có 3.952 kho chứa xăng dầu với tổng dung tích chứa lên tới 767 triệu m3. Một số vị trí trên thế giới có tập trung nhiều kho chứa, trong số đó có thể kể tới khu vực Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) ở Châu Âu (30 triệu mét khối), kho cảng Fujairah ở Trung Đông (hơn 7 triệu mét khối), hệ thống kho chứa ở Singapore (hơn 10 triệu mét khối sản phẩm, 5 triệu mét khối dầu thô), kho chứa xăng dầu ở Trung Quốc, kho chứa xăng dầu Houston ở Bắc Mỹ, Sao Paolo ở Nam Mỹ.[6].

Hình 2.7: Các khu vực tập trung kho chứa xăng dầu lớn trên thế giới2 Môi trƣờng tại Việt Nam:

Sử dụng xăng dầu tại Việt Nam: Việt Nam là một đất nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu xăng dầu sản phẩm. Từ năm 2009 trở về trước, Việt Nam phải nhập khẩu

1Nguồn: Cơ quan thông tin năng lượng của Hoa Kỳ EIA

100% lượng xăng dầu sử dụng cho nền kinh tế. Tháng 2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất (công suất 140 nghìn thùng dầu/ngày, tương đương 6,5 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động đã đảm bảo được khoảng 30% nhu cầu và 70% nhu cầu còn lại vẫn phải nhập khẩu. Từ năm 2002 trở về trước, xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam đều chủ yếu được mua từ Singapore và vận chuyển bằng các tàu dầu nhỏ và cỡ MR (Medium Range Tanker) có trọng tải tối đa lên đến 40.000 dwt về các cảng của Việt Nam. Theo số liệu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trong thời gian này có khoảng 80% lượng nhập khẩu được mua FOB Singapore và được vận chuyển trực tiếp từ Singapore về Việt Nam bằng đội tàu nội địa của Petrolimex hoặc thuê từ nước ngoài.

Từ 2002 cho đến năm 2012, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (trước đây là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, có thị phần 50-60% tại Việt Nam) bắt đầu thực hiện mua dầu Diesel từ Trung Đông, vận chuyển bằng tàu cỡ LR (Long Range) có trọng tải tối đa lên tới 150.000 DWT về vịnh Vân Phong, sau đó chuyển tải sang các tàu nhỏ hơn để vận chuyển đến các cảng biển của Việt Nam. Việc mua hàng tại Trung Đông và chuyển tải tại Vịnh Vân Phong đã tận dụng được nguồn xăng dầu giá rẻ từ Trung Đông, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển trên một đơn vị hàng hoá (do vận chuyển hàng bằng tàu cỡ lớn nên giá vận chuyển bình quân thấp hơn). Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong là kho xăng dầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có hệ thống cầu cảng có thể tiếp nhận được các tàu cỡ LR từ Trung Đông về, tận dụng được hàng giá rẻ và tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Kho xăng dầu tại Việt Nam: Ở Việt Nam, tính đến đầu năm 2013 có 152 kho chứa xăng dầu các loại với tổng sức chứa là 4,1 triệu mét khối (trong đó có 32 kho xăng dầu đầu mối với tổng sức chứa là 2,6 triệu mét khối). Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có hệ thống kho lớn nhất, chiếm 51% sức chứa của các kho xăng dầu tại Việt Nam (chiếm 41% sức chứa của các kho đầu mối). Tiếp sau đó là Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) chiếm 22% tổng sức chứa và 31% sức chứa kho đầu mối. Đứng thứ ba là Công ty TNHH một thành viên dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn Petro).[2].

Theo qui hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31/07/2009, quy mô sức chứa kho xăng dầu thương mại cả nước tối thiểu phải đạt 4,1 triệu m3 vào năm 2015, đạt 6,9 triệu m3 vào năm 2020 và 10,4 triệu m3 vào năm 2025 để đảm bảo dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu (tương ứng khoảng 66 ngày nhập ròng vào năm 2015 và 39 ngày nhập ròng vào năm 2025).

Biểu 2.4: Sức chứa các kho thƣơng mại của Việt Nam năm 2013

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng và đến một thời điểm nào đó sẽ kéo theo nhu cầu về kho chứa tăng.

Biểu 2.5: Tốc độ tăng trƣởng GDP và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam

TT Cả nước % Petrolimex PV Oil Sài gòn Petro Khác

1 Tổng số kho 152 - 62 20 2 68 2 Tổng sức chứa (kể cả Vân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 47)