Chiến lƣợc cấp doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 35)

Các chiến lược cấp doanh nghiệp gồm 05 nhóm chiến lược: nhóm tăng trưởng tập trung; nhóm chiến lược đa dạng hoá; chiến lược mở rộng ra bên ngoài; chiến lược phục vụ mục tiêu ổn định và chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm.

Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung

Chiến lược này được thường được các doanh nghiệp mới tham gia vào một ngành sản xuất kinh doanh nào đó sử dụng và doanh nghiệp chỉ tập trung hoạt động trong ngành đó với qui trình công nghệ không thay đổi. Đó có thể là chiến lược thâm nhập thị trường với việc tập trung vào sản xuất kinh doanh sản phẩm hiện tại trên một thị trường nhất định, hoặc chiến lược phát triển thị trường với việc tim kiếm các thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại trong điều kiện thị trường hiện tại đã bão hoà, hoặc cải tiến, phát triển một sản phẩm mới để kinh doanh trên thị trường hiện tại – chiến lược phát triển sản phẩm mới.

Chiến lược tăng trưởng tập trung giúp đem lại cho doanh nghiệp các lợi thế cơ bản, đó là có đủ nguồn lực để thực hiện tốt chiến lược của mình trên thị trường mục tiêu đã định, đồng thời các nhà quản trị có điều kiện nắm bắt theo dõi những diễn biến từ môi trường kinh doanh ngày càng trở nên quen thuộc để đưa ra các quyết định nhanh chóng, sát với thực tế. Chiến lược tăng trưởng tập trung cũng có thể mang lại cho doanh nghiệp những bất lợi nhất định, đó là khả năng phân tán rủi ro, tối ưu hoá sử dụng nguồn lực dư thừa, sự phát triển chậm của ngành kinh doanh và khả năng bị suy giảm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ mới.

Chiến lƣợc đa dạng hoá

Chiến lược này được sử dụng khi doanh nghiệp có tích luỹ được nguồn lực từ hoạt động kinh doanh hiện tại và nhìn thấy cơ hội, khả năng tăng trưởng về doanh số và qui mô trong việc đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá có thể diễn ra theo kiểu hội nhập dọc (gồm hội nhập dọc ngược chiều và hội nhập dọc thuận chiều), hoặc đa dạng hoá hàng ngang (gồm đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá tổng hợp).

Đa dạng hoá theo kiểu hội nhập dọc giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá

trị trong việc cung ứng nguyên vật liệu, sản suất và bán sản phẩm tới người tiêu dùng, tận dụng được những ưu điểm hiện có của mình để tối ưu hoá quá trình sản xuất, phân phối,

tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng sự khác biệt hoá về sản phẩm, tạo nên rào cản gia nhập ngành đối với các đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên, chiến lược đa dạng hoá theo kiểu này cũng chịu những rủi ro khi ngành kinh doanh suy thoái và vốn đầu tư lớn.

Đa dạng hoá hàng ngang giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro từ ngành kinh doanh hiện

tại, tận dụng được những lợi thế cạnh tranh hiện tại, tiết kiệm chi phí, đồng thời nắm bắt được những cơ hội, xu thế kinh doanh mới đem lại nhiều lợi nhuận. Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang cũng vấp phải những khó khăn trong việc thiếu hài hoà về chiến lược giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp, đôi khi có thể không kiểm soát được ngành kinh doanh mới do kinh nghiệm về quản trị còn chưa nhiều.

Chiến lƣợc tăng trƣởng bằng con đƣờng hƣớng ngoại

Chiến lược này được sử dụng khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực hay trình độ máy móc thiết bị công nghệ đang lạc hậu, doanh nghiệp muốn khai thác cơ hội kinh doanh mới, vượt qua các rào cản hiện tại. Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách hợp nhất (sáp nhập), thôn tính (mua lại) và liên doanh.

Chiến lược hợp nhất (sáp nhập) được thực hiện giữa hai hay nhiều doanh nghiệp có qui

mô tương tự nhau, có thể chia sẻ hoặc chuyển giao các nguồn lực để đương đầu với đối thủ mạnh hơn.

Chiến lược thôn tính được thực hiện bởi một doanh nghiệp có tiềm lực lớn hơn đối với

một doanh nghiệp nhỏ hơn trong cùng một ngành để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược liên doanh được thực hiện dựa trên việc cùng chia sẻ rủi ro, lợi nhuận khi khai thác các cơ hội trên thị trường, được thực hiện nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các bên đối tác nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi hay tạo lợi thế cạnh tranh cho các bên. Liên doanh sẽ giúp các bên đối tác vượt qua được các rào cản do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, văn hoá, chính trị.

Chiến lƣợc phục vụ mục tiêu ổn định

Chiến lược này được sử dụng để duy trì qui mô sản xuất kinh doanh cũng như thế ổn định của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chiến lược này có thể được thực hiện dưới

hình thức ổn định về sản phẩm, hoặc ổn định về thị trường tiêu thụ, hoặc ổn định về ngành kinh doanh hiện có.

Chiến lƣợc phục vụ mục tiêu suy giảm

Chiến lược này nhằm đối phó với tình hình suy giảm, thay đổi của thị trường, khi sản phẩm không tiêu thụ được, nhu cầu thị trường sụt giảm, do sức ép của đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế vĩ mô bất lợi. Chiến lược này thường được thực hiện dưới hình thức thu hẹp bớt hoạt động, cắt bỏ bớt hoạt động hoặc chiến lược thanh lý.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 35)