Lựa chọn chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 31)

Để lựa chọn chiến lược trong số các chiến lược được đề xuất từ các công cụ SWOT, BCG, GE, SPACE ..., các nhà quản trị có thể sử dụng ma trận Hoạch định định lượng các chiến lược QSPM – Quantitative Strategic Planning Matrix. Chiến lược được lựa chọn cuối cùng phải là chiến lược tối ưu phù hợp với những điều kiện bên ngoài và nguồn lực cũng như khả năng bên trong của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần xem xét cẩn trọng những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược để khẳng định tính hợp lý của chiến lược lựa chọn đối với các yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tiêu biểu được xây dựng thành căn cứ lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp là: Sức hấp dẫn của ngành kinh doanh và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp; mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp; quan điểm của nhà quản trị cấp cao; khả năng tài chính của doanh nghiệp; năng lực và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị; sự phản ứng của các đối tượng hữu quan; thời điểm và đội chín muồi của các cơ hội kinh doanh; kết quả phân tích chiến lược hiện tại; văn hoá doanh nghiệp.

Sức hấp dẫn của ngành kinh doanh và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Đây là yếu tố có tác động mạnh đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. Những ngành kinh doanh có qui mô nhu cầu thị trường lớn, mức tăng trưởng cao thường có sức hấp dẫn cao và chiến lược được lựa chọn thường là chiến lược tăng trưởng. Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành này và có vị thế cạnh tranh mạnh, họ thường lựa chọn chiến lược tăng trưởng (tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng hội nhập hoặc thực hiện đa dạng hoá). Nếu doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh yếu thì chiến lược được lựa chọn là liên doanh, hợp nhất để giảm thiểu các điểm yếu và phát huy điểm mạnh của đối tác trong liên doanh. Ngược lại, ở ngành kinh doanh có nhu cầu thị trường ít hoặc đang rơi vào giai đoạn suy thoái thì sức hấp dẫn thấp. Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này nếu có vị thế cạnh tranh mạnh sẽ lựa chọn chiến lược đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá tổng hợp hoặc thực hiện việc thôn tính, nếu doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh yếu thì phải chọn chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh như chiến lược tập trung, chiến lược ẩn náu trên thị trường hay chiến lược suy giảm theo các mức độ nhằm tiết giảm chi phí và khai thác triệt để thị trường.

Mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp: Hệ thống mục tiêu chiến lược mà ban giám đốc và hội đồng quản trị đưa ra có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược, trong đó các mục tiêu tăng trưởng nhanh, ổn định hoặc suy giảm là đối tượng xem xét chủ yếu. Nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tăng trưởng trong thời kỳ tiếp theo thì các chiến lược phục vụ mục tiêu tăng trưởng phải được lựa chọn (có thể là tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng hội nhập, đa dạng hoá hay tăng trưởng bằng con đường hướng ngoại). Nếu

doanh nghiệp đề ra mục tiêu ổn định trong khoảng thời gian tới để duy trì qui mô sản xuất và tạo động lực cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo thì chiến lược được lựa chọn là nhóm chiến lược ổn định về sản phẩm, thị trường, ngành hàng và công nghệ. Cuối cùng, khi doanh nghiệp cảm thấy không thể tăng trưởng cũng như duy trì thế ổn định trong thời gian tiếp theo thì việc lựa chọn nhóm chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm (chiến lược thu hẹp bớt hoạt động, chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động, chiến lược thanh lý) sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Quan điểm của nhà quản trị cấp cao: Thái độ của nhà quản trị cấp cao đối với rủi ro và mạo hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn chiến lược. Trong trường hợp nhà quản trị cấp cao thích mạo hiểm, họ thường có xu hướng tìm kiến cơ hội kinh doanh mới để tăng trưởng doanh số và lợi nhuận. Vì vậy, chiến lược họ có thể lựa chọn là tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới), tăng trưởng bằng hội nhập hoặc chiến lược đa dạng hoá. Như nếu nhà quản trị cấp cao sợ rủi ro, thích sự ổn định thì họ sẽ chấp nhận lợi nhuận thấp và do đó chiến lược được ưu tiên lựa chọn sẽ là chiến lược phục vụ các mục tiêu ổn định hay chiến lược theo sau các đơn vị khác.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính có ảnh hưởng nhiều và đôi khi còn gây sức ép đến việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh dễ dàng lựa chọn các chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập, đa dạng hoá đồng tâm, tổng hợp hay thực hiện chiến lược thôn tính lại các doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh khác. Ngược lại nếu doanh nghiệp yếu về tài chính thì có thể theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung, chiến lược ổn định để duy trì chỗ đứng trên thị trường. Trong một số tình huống, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp một số hoạt động không hiệu quả để dùng nguồn lực đầu tư và duy trì các hoạt động khác có hiệu quả hơn.

Năng lực và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị: khả năng dự đoán của các nhà quản trị cấp cao giúp định hướng được tầm nhìn chiến lược hay triển vọng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, còn sự nhạy bén trong việc đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và ứng phó hoặc né tránh tốt nhất với các nguy cơ. Những khả năng của nhà quản trị cấp cao cho phép doanh nghiệp quyết định chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích nghi tốt hơn với môi trường. Bên cạnh đó, khả năng hiểu biết về thị

trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp của các quản trị viên sẽ cung cấp và hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị cấp cao đưa ra những quyết định lựa chọn chiến lược khả thi.

Phản ứng của các đối tƣợng hữu quan: Đối tượng hữu quan bao gồm các lực lượng bên trong doanh nghiệp (cổ đông, người lao động, tổ chức công đoàn) và lực lượng bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung ứng, cộng đồng địa phương..). Trong những điều kiện nhất định, các đối tượng này có “tiếng nói” ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược. Ví dụ chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động của doanh nghiệp, giảm số lao động sử dụng có thể gặp phải sự phản đối của công đoàn.

Thời điểm và độ chín muồi của các cơ hội trong kinh doanh: Sự thành công của một chiến lược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố vô cùng quan trọng là thời điểm và độ chín muồi của các cơ hội trong kinh doanh. Ví dụ: doanh nghiệp phát triển chiến lược sản phẩm mới thành công khi sản phẩm đó phải được khách hàng chấp nhận và đối thủ cạnh tranh chưa cung cấp sản phẩm tương tự. Trong kinh doanh, cơ hội và nguy cơ có thể chuyển hoá cho nhau. Nếu nhà quản trị nhận thấy cơ hội phát triển mạng lưới bán hàng trên một địa bàn mà lại làm chậm hơn đối thủ thì việc phát triển mạng lưới đó đã biến từ cơ hội tăng trưởng doanh thu thành nguy cơ gia tăng chi phí bán hàng.

Kết quả phân tích chiến lƣợc hiện tại: Việc thay đổi chiến lược hiện tại bằng một chiến lược mới sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Vì vậy khi phân tích chiến lược hiện tại, nếu doanh nghiệp đánh giá chiến lược đó còn có khả năng thích nghi tốt với các yếu tố môi trường (thể hiện bằng khả năng tận dụng cơ hội, khả năng né tránh và hạn chế nguy cơ, khả năng phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu tốt) thì doanh nghiệp không cần phải lựa chọn chiến lược mới để thay thế chiến lược cũ. Ngược lại, khi chiến lược hiện tại không còn phù hợp với các yếu tố môi trường đã chỉ ra thì quyết định lựa chọn chiến lược mới để thay thế chiến lược cũ là hoàn toàn hợp lý.

Văn hoá doanh nghiệp: Ngày nay các nhà quản trị chú trọng hơn đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp trong việc quyết định chiến lược lựa chọn. Văn hoá doanh nghiệp được hiểu như là một phức hợp những giá trị, những niềm tin, những giả định, những biểu tượng trong đó xác định cách thức để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Văn

hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược, các chính sách được xây dựng nên và nó cũng tạo ra hoặc ngăn cản việc lựa chọn một chiến lược.

Lựa chọn một chiến lược đã được xây dựng và đề xuất từ các công cụ ma trận là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình hoạch định chiến lược. Hoạt động này có ảnh hưởng đến hiệu quả của giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược bao gồm các hoạt động như xây dựng cơ cấu tổ chức, thiết lập các mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách như tiến hành phân bổ nguồn lực. Khi tiến hành lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: Chiến lược lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện môi trường; Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của quản trị cấp cao; chiến lược lựa chọn phải đảm bảo ở mức độ rủi ro cho phép; chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm và tiềm năng thị trường; chiến lược lựa chọn phải phù hợp với khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Trong phạm vi Luận văn này, các căn cứ nêu trên sẽ được xem xét trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2012 - 2020 của Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 31)