Sau 1 tháng nuôi cấy trên môi trường f/2 có silic, các tế bào tảo Thalassiosira sp. phát triển trong ống nghiệm ở nồng độ pha loãng 10-6 tới 10-8. Tiến hành lặp lại quá trình pha loãng lần thứ 2, thứ 3… cho tới khi đảm bảo các dòng tế bào thuần chủng thu được ở các nồng độ pha loãng khác nhau đều được phát triển từ 1 tế bào và thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm. Quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, tế bào tảo
Thalassiosira sp. phân lập được từ vùng biển Nha Trang có các đặc điểm như sau: tế bào có dạng hình hộp tròn, các tế bào nối với nhau bằng một hay một số sợi tơ keo ở giữa mặt vỏ, các tế bào cách nhau một đoạn bằng 2 - 3 lần trục cao. Mặt vỏ tròn, trên mặt vỏ có cấu tạo điểm vân rất nhỏ ở viền mép mặt. Mặt vòng vỏ có hình chữ nhật, chiều dài trục cao thường bằng 2/3 đường kính, có đường kính 8,78 ± 0,681µm, chiều cao 5,68 ± 0,656 µm, tảo có màu vàng nâu. Dựa theo phân loại của Tomas (1997) [47] về các đặc điểm hình thái của loài nhận định thuộc chi Thalassiosira.
Hình 3. 2. Hình thái tế bào Thalassiosira sp. chụp trên kính hiển vi độ phóng đại 400x
Kết quả gửi mẫu tảo phân lập từ vùng biển Nha Trang tới trường Đại học Ghent, Bỉ đã xác định có 2 vùng DNA khác nhau được sắp xếp 28s LSU RNA và rbcl (tham khảo phụ lục 2):
- Kết quả trình tự nucleotit của gen 28s RNA đưa ra so với ngân hàng gen khác nhau. Thalassiosira sp. phân lập ở Nha Trang có 97% tương đồng với loài tảo biển chưa được nuôi, 95% tương đồng với chi Stephanodis và 94 - 95 % tương đồng với tảo chi Thalassisira.
- Dựa theo trình tự gen rbcl cho thấy Thalassiosira sp. ở vùng biển Nha trang có 96 - 98% tương đồng với hơn 10 loài tảo thuộc chi Thalassisira
Kết hợp với kết quả chụp hình thái trên kính hiển vi quang học nhận định đây là loài Thalassisira sp.