Tảo sau khi phân lập được nhân dần lên bằng ống nghiệm đã được khử trùng với môi trường nuôi phù hợp. Các ống nghiệm được đậy nút bông, chiếu sáng bằng đèn neon, nhiệt độ 23 - 240C. Sau một thời gian, tảo được nhân dần qua các bình tam giác 250mL, 500mL, 1 L khi đã đậm màu ở pha logarit. Ở bình 1 L tảo bắt đầu được sục khí (sục khí không được tiến hành ở các giai đoạn sớm hơn để tảo hoàn toàn không bị nhiễm tạp). Sau đó tảo được tiến hành nhân sinh khối ở các bình có thể tích 2 L, nuôi sinh khối tới thể tích 200L trong nhà, thể tích 4m3 ngoài trời được thể hiện qua sơ đồ Hình 2.5.
Hình 2. 6. Quy trình nhân sinh khối tảo
a. Cấy chuyển tảo giống từ ống nghiệm sang bình tam giác 250 mL
Vi tảo được lưu giữ trong ống nghiệm được cấy chuyển sang bình tam giác 250 mL bằng cách pha loãng mẫu theo tỷ lệ 1/10 trong môi trường f/2, nồng độ muối 30‰, cường độ chiếu sáng 500 lux, nhiệt độ 23 - 240C.
b. Cấy chuyền từ bình tam giác 250 mL sang bình tam giác 1L hay 2L
Tảo nuôi trong bình tam giác 250 mL được cấy chuyển sang bình tam giác 1L hay 2L bằng cách pha loãng mẫu theo tỷ lệ 1/10 trong môi trường f/2, nồng độ muối 30‰, cường độ chiếu sáng 1500 lux, nhiệt độ 23 - 240C.
c. Cấy chuyền từ bình tam giác 1L hay 2L sang túi nhựa 200L trong nhà
Giống tảo từ ống nghiệm
Nuôi trong bình tam giác 250 mL
Nuôi trong bình tam giác 1L, 2 L
Nuôi trong túi nilon 200 L(trong nhà)
Tảo nuôi trong bình tam giác 1L hay 2L được cấy chuyển sang túi nhựa 200L, tỷ lệ pha loãng 1/100 trong môi trường f/2, nồng độ muối 31 - 33‰, cường độ chiếu sáng 3500 - 4500 lux, nhiệt độ 26 - 270C.
Xác định điều kiện nuôi cấy phù hợp của hai loài tảo Isochrysis galbana và Thalassiosira sp.
Hình 2. 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định điều kiện nuôi cấy phù hợp
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ban đầu (5; 10; 15; 20; 25 vạn tb/mL) lên tảo Isochrysis galbana
Tảo được đánh giá sinh trưởng khi nuôi với các mật độ ban đầu khác nhau. Điều kiện thí nghiệm: Độ mặn 31 - 33‰, cường độ ánh sáng 3500 - 4500 lux, nhiệt độ trong phòng điều hòa 26 - 270C, môi trường f/2, thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của môi trường f/2 với 2 loại hoá chất tinh khiết và hoá chất công nghiệp lên tảo Isochrysis galbana
Tảo Isochrysisgalbana được đánh giá sinh trưởng quần thể
Điều kiện thí nghiệm: Độ mặn 31 - 33‰, cường độ ánh sáng 3500 - 4500 lux, nhiệt độ trong phòng điều hòa 26 - 270C, mật độ ban đầu được rút ra từ thí nghiệm 2, thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Tảo Isochrysis galbana
Nuôi với mật độ ban đầu khác nhau (5; 10; 15; 20; 25 vạn tb/mL) Tảo Thalassiosira sp. Nuôi với mật độ ban đầu khác nhau (1; 1,5; 2; 2,5; 3 vạn tb/mL) Nuôi với môi trường f/2 hoá chất tinh khiết và hoá chất công nghiệp Nuôi với môi trường f/2 hoá chất tinh khiết và hoá chất công nghiệp
Đánh giá tốc độ sinh trưởng
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ ban đầu (1; 1,5; 2; 2,5; 3 vạn tb/mL) lên tảo Thalassiosira sp.
Tảo được đánh giá sinh trưởng khi nuôi với các mật độ ban đầu khác nhau. Điều kiện thí nghiệm: Độ mặn 31 - 33‰, cường độ ánh sáng 3500 - 4500 lux, nhiệt độ trong phòng điều hòa 26 - 270C, môi trường f/2 , thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của môi trường f/2 với 2 loại hoá chất tinh khiết và hoá chất công nghiệp lên tảo Thalassiosira sp.
Tảo Thalassiosira sp. được đánh giá sinh trưởng quần thể.
Điều kiện thí nghiệm: Độ mặn 31 - 33‰, cường độ ánh sáng 3500 - 4500 lux, nhiệt độ trong phòng điều hòa 26 - 270C, mật độ ban đầu được rút ra từ thí nghiệm 4, thí nghiệm lặp lại 3 lần.
d.Thử nghiệm nuôi sinh khối ngoài trời
Thí nghiệm 6: Thử nghiệm nuôi sinh khối ngoài trời
Ứng dụng kết quả đạt được từ nuôi sinh khối trong nhà để nuôi tảo ngoài trời. Thí nghiệm được tiến hành trong bể composit, thể tích 4 m3. Đánh giá tốc độ sinh trưởng quần thể tảo.